Những người lao động mới thường gặp khó khăn khi tìm hiểu về các thuật ngữ liên quan đến tài chính và thuế. Trong đó, các khoản trích theo lương cũng là một thuật ngữ gây khó hiểu cho nhiều người lao động khi nhìn vào bảng lương hàng tháng. Vậy chính xác các khoản trích theo lương là gì? Tính các khoản trích theo lương bằng cách nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết để quản lý thu nhập bản thân dễ dàng hơn, nếu muốn cải thiện thu nhập hiện tại ứng tuyển ngay các việc làm lương khủng trong bài viết bên dưới nhé!
Tổng quan về các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương là gì?
Các khoản trích theo lương là số tiền mà người lao động phải chi trả cho một số loại bảo hiểm và đoàn phí tương ứng với mức lương mà họ nhận được từ người sử dụng lao động.
Cụ thể, các khoản trích này được tính dựa trên phần trăm tiền lương của người lao động theo quy định của Luật Lao động. Các khoản trích theo lương bao gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Bảo hiểm xã hội (BHXH).
- Bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ).
- Bảo hiểm y tế (BHYT)
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ).
Tỷ lệ các khoản trích theo lương của người lao động 2023
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo tiền lương tháng của người lao động. Trong đó, bao gồm: mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp (căn cứ vào Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017).
Theo đó, mức đóng bảo hiểm sẽ được quy định như sau:
Những khoản bảo hiểm trích theo lương | Trích từ chi phí doanh nghiệp | Trích từ lương người lao động | Tổng |
---|---|---|---|
BHXH | 17% | 8% | 25,5% |
BHTNLĐ | 0,5% | 0,5% | |
BHYT | 3% | 1,5% | 4,5% |
BHTN | 1% | 1% | 2% |
Tổng các khoản bảo hiểm | 21,5% | 10,5% | 32% |
Dựa trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bắt buộc là 32% (trong đó, người lao động sẽ đóng 10,5% lương, người sử dụng lao động sẽ đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH).
Ngoài khoản trích bảo hiểm, theo Điều 5 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng kinh phí công đoàn như sau:
Các khoản trích theo lương | Trích vào chi phí của doanh nghiệp | Trích vào chi phí của người lao động | Tổng |
---|---|---|---|
KPCĐ | 2% | 2% | |
Tổng các khoản bảo hiểm + công đoàn | 21,5% + 2% = 23,5% | 10,5% + 0 = 10,5% | 32% + 2% = 34% |
Theo bảng tổng hợp tỷ lệ trích các khoản trích theo lương năm 2023, tổng số tiền mà người lao động phải chịu khấu trừ từ mức lương của mình là 10,5%. Trong khi đó, doanh nghiệp phải chịu 23,5% và số tiền này được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, tùy vào tình hình công đoàn của người lao động, tổng các khoản bảo hiểm và công đoàn cần trích theo lương sẽ khác. Nếu là đoàn viên công đoàn, người lao động cũng phải đóng đoàn phí công đoàn và ngược lại. Các mức đóng này được quy định chi tiết trong Điều 23 của Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, phụ thuộc vào loại công đoàn và đơn vị mà người lao động tham gia, cụ thể như sau:
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định, sẽ đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối, sẽ đóng 1% tiền lương thực lĩnh (tối đa hàng tháng không vượt quá 10% mức lương cơ sở).
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước, bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định, Liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam sẽ đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (tối đa hàng tháng không vượt quá 10% mức lương cơ sở).
Cách tính
Tính vào chi phí doanh nghiệp
Tổng tiền BH doanh nghiệp cần nộp = 21,5% x Tổng quỹ lương tham gia BH.
- Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + Kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp
- Có TK 3383 (BHXH): 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
- Có TK 3384 (BHYT): 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
- Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
- Có TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có).
Tính vào lương người lao động
Tổng tiền BH người lao động cần nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia BH
- Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp
- Có TK 3383 (BHXH): 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm.
- Có TK 3384 (BHYT): 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm.
- Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm.
Qua bài viết trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các khoản trích lương và sẽ không bỡ ngỡ khi khoản lương thực lĩnh mỗi tháng ít hơn số tiền trên hợp đồng nhé. Hãy tiếp tục theo dõi Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích khác!
Xem thêm: Thu nhập vãng lai là gì? Cách tính thuế thu nhập vãng lai như thế nào?