Cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn nhất đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò như “chiếc phao cứu sinh” giúp người lao động vượt qua giai đoạn không có việc làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bảo hiểm thất nghiệp là gì và cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn, nhất là những người mới nghỉ việc lần đầu. Để hiểu rõ hơn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hãy cùng Việc Làm 24h theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp về bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp mang đến nhiều quyền lợi cho người lao động

Theo Khoản 4 Điều 3 của Luật Việc Làm năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người lao động trong thời gian bị mất việc làm, kết thúc hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Với khoản chi phí này, người lao động có thể học nghề, duy trì cuộc sống và tìm kiếm việc làm thông qua cơ sở Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp còn là chính sách an sinh xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động. Đây được ví như “chiếc phao cứu sinh” giúp người lao động giải quyết khó khăn trước mắt.

Bảo hiểm thất nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động. Vì vậy, trong quá trình tìm kiếm công việc hoặc đang thử việc, bạn nên tìm hiểu cách tính bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi của mình.

Làm thế nào để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Một số quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp (Theo điều 42 Luật Việc Làm năm 2013) là:

  • Được nhận một khoản tiền trợ cấp khi thất nghiệp.
  • Được hỗ trợ học nghề.
  • Được hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm.
  • Được hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề.
cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách bảo hiểm xã hội cung cấp nhiều chế độ khác nhau

Trong đó, mỗi chế độ sẽ yêu cầu những điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhất định. Đồng thời, cách tính bảo hiểm thất nghiệp của mỗi chế độ cũng không giống nhau.

Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Dựa trên Điều 49 của Luật Việc Làm năm 2013, để hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

  • Đã chấm dứt/kết thúc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với bên sử dụng lao động.

Trừ 3 trường hợp: tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng.

  • Đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở nên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng (kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với bên sử dụng lao động).
  • Chưa tìm được công việc mới sau 15 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ cho các trung tâm dịch vụ việc làm).

Trừ một số trường hợp: Tham gia nghĩa vụ quân sự, bị tạm giam, thực hiện nghĩa vụ công an, ra nước ngoài định cư, qua đời,…

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp dựa trên quy định của Pháp luật

Điều kiện được nhận hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm

Căn cứ vào Điều 54 của Luật Việc Làm năm 2013, người lao động đang trong thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, có nhu cầu tìm công việc mới sẽ được hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm.

Điều kiện được nhận hỗ trợ học nghề

Theo Điều 55 của Luật Việc Làm năm 2013, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Đã kết thúc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
  • Trừ 3 trường hợp: Tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng.
  • Đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian 3 tháng (kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc).
  • Chưa tìm được công việc mới sau 15 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ cho các trung tâm dịch vụ việc làm).

Trừ một số trường hợp: Tham gia nghĩa vụ quân sự, bị tạm giam, thực hiện nghĩa vụ công an, ra nước ngoài định cư, qua đời,…

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động

Điều kiện được hỗ trợ nhận đào tạo để nâng cao tay nghề

Căn cứ vào Điều 47 Luật Việc Làm năm 2013, để hưởng đặc quyền này, người lao động cần đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên (Tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ).
  • Bị ảnh hưởng tiêu cực do suy giảm kinh tế hoặc vì bất kỳ lý do gì mà buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ vận hành.
  • Không đủ kinh phí để tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động.
  • Đề xuất phương án đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề mới được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động dễ dàng tra cứu bảo hiểm thất nghiệp bằng nhiều công cụ khác nhau

Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp bằng cách nào?

Hiện tại, người lao động có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tra cứu thông tin bảo hiểm thất nghiệp dễ dàng. Bạn có thể áp dụng 1 trong 4 cách cơ bản sau để tra cứu thông tin chuẩn xác nhất:

Cách 1: Tra cứu trực tuyến tại cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại đường link:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx

Cách 2: Tra cứu thông tin bằng ứng dụng VssID.

Cách 3: Tra cứu thông tin bằng cách gửi SMS theo cú pháp:

  • BH [khoảng trắng] QT [mã số bảo hiểm xã hội] gửi 8079.
  • BH [khoảng trắng] QT [mã số bảo hiểm xã hội] [từ năm] [đến năm] gửi 8079.

Lưu ý, mỗi tin nhắn sẽ được tính cước phí 1000 đồng/tin.

Cách 4: Tra cứu thông tin bằng cách gọi trực tiếp đến tổng đài bảo hiểm theo hotline: 19006068.

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp sao cho chuẩn?

Đối với mức trợ cấp

Theo Điều 50 của Luật Việc Làm năm 2013, cách tính bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Ví dụ: Mức đóng bảo hiểm là 4.500.000 đồng. Vậy cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:

4.500.000 x 60% = 2.700.000 đồng.

Trong đó, mỗi tháng được hưởng tối đa không vượt quá 5 lần so với mức lương cơ sở hoặc không vượt quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Cập nhật vào ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ 01/07/2023 tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng.

Tùy thuộc vào mức hưởng của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước và người sử dụng quy định, cách tính bảo hiểm thất nghiệp sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Mức hưởng hằng tháng tối đa không vượt quá 5 lần mức lương cơ sở ở thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng từ 01/7/2023 đối với nhóm người lao động này là 9.000.000 đồng. (Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng là 7.450.000 đồng).
  • Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (không phải Nhà nước): Mức hưởng hằng tháng tối đa không vượt quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Tham khảo mức lương tối thiểu vùng tại đây.
cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Bất kỳ người lao động nào cũng phải tìm hiểu về BHTN

Bên cạnh đó, số tháng được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp cũng được quy định như sau:

  • Người lao động đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Vậy, cứ đóng đủ thêm 12 tháng sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp (tối đa không quá 12 tháng). Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc một vài lưu ý sau:

  • Nếu người lao động chưa hưởng hết trợ cấp thất nghiệp nhưng có việc làm vẫn sẽ chấm dứt việc hưởng trợ cấp.
  • Số tháng chưa đủ năm sẽ được cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp lần sau.

Đối với hỗ trợ học nghề

Căn cứ vào quyết định 17/2021/QĐ-TTg (từ ngày 31/3/2021), mức hỗ trợ học nghề sẽ tăng cụ thể như sau:

  • Người lao động tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng:

Mức hỗ trợ sẽ được tính theo mức học phí của đơn vị đào tạo nghề và thời gian học nghề trên thực tế: Tối đa là 4.500.000 đồng/khóa đào tạo.

  • Người lao động tham khóa đào tạo nghề trên 3 tháng:

Mức hỗ trợ sẽ được tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề trên thực tế: Tối đa là 1.500.000 đồng/người/tháng.

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Chỉ có những người đủ điều kiện mới được tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Làm thế nào để xác định bảo hiểm thất nghiệp dựa vào mức lương? Hiện Việc Làm 24h có công cụ tính lương gross sang lương net. Ở công cụ này các bạn sẽ dễ dàng biết được mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần nhập vào số lương và hệ thống sẽ hiển thị kết quả.

cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Công cụ tính lương của Việc Làm 24h rất tiện lợi

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Có khó không?

Sau khi tìm hiểu cách tính bảo hiểm thất nghiệp, Việc Làm 24h sẽ tiếp tục bật mí đến bạn các thủ tục cần thiết để hưởng bảo hiệp thất nghiệp cho người lao động.

Dựa trên Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • 1 đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • 1 bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
    • Giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động.
    • Giấy quyết định thôi việc/Giấy quyết định sa thải.
    • Giấy quyết định kỷ luật bắt buộc thôi việc.
    • Các thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động, bao gồm nội dung cụ thể về thông tin người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do và thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc tổ chức giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những chức danh được bổ nhiệm (xét trong trường hợp người lao động là người quản lý của doanh nghiệp, tổ chức).
    • Sổ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? 7 câu hỏi thường gặp nhất về Bảo hiểm xã hội của người lao động

Trợ cấp BHTN sẽ chấm dứt khi người lao động tìm được việc làm

Lưu ý

Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa tìm được việc và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Sau 3 tháng, trung tâm sẽ không hỗ trợ giải quyết các thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Thời hạn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ tiếp tục được bảo lưu.

Dựa trên Điều 18 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, nếu hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hợp lệ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét và trình lên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để đưa ra quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Thời gian xét duyệt hồ sơ là 20 ngày.

Trong thời gian 5 ngày (kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp), người lao động cần đến cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp vào tháng đầu tiên. Mỗi tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện các thông báo tìm việc làm theo đúng quy định.

cách tính bảo hiểm thất nghiệp
BHTN giúp người lao động vượt qua khó khăn về tài chính khi chưa tìm được việc

Kết luận

Đối với người lao động, tìm hiểu về khái niệm và cách tính bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể bảo đảm quyền lợi của mình khi làm việc tại bất kỳ doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức nào.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bảo hiểm thất nghiệp và cách tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn năm 2023. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn.

Nếu đang tìm kiếm công việc ổn định, có hỗ trợ đầy đủ bảo hiểm cho người lao động, bạn có thể liên hệ ngay Việc Làm 24h. Với hệ sinh thái một công việc phù hợp, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến cao.

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục