Viết CV cho người chưa có kinh nghiệm: Tạo ấn tượng mạnh từ con số 0

Đối mặt với thị trường lao động đầy cạnh tranh, việc viết CV xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp đã trở thành một kỹ năng quan trọng, nhất là với những người chưa có kinh nghiệm. Trong bài viết dưới đây, Việc Làm 24h sẽ giúp bạn khám phá những chiến lược và bí quyết để tạo nên một CV ấn tượng, kể cả khi bạn chỉ vừa bắt đầu hành trình sự nghiệp.

Mục Lục Ẩn

1. Vai trò của CV đối với người chưa có kinh nghiệm

CV – công cụ quảng bá cá nhân quan trọng

Đối với những người chưa có kinh nghiệm, CV đóng vai trò như một công cụ quảng bá cá nhân.
Thông qua CV, ứng viên có thể tự giới thiệu, tạo ấn tượng tích cực ban đầu với nhà tuyển dụng. Việc trình bày thông tin cá nhân, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cụ thể chính là “chìa khoá” để ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

CV đóng vai trò quan trọng đối với ứng viên.
CV đóng vai trò quan trọng đối với ứng viên.

CV – yếu tố quyết định trong tuyển dụng

CV có vai trò quan trọng mang tính quyết định trong quá trình tuyển dụng, nhất là đối với các ứng viên vừa ra trường. Nhà tuyển dụng thường dựa trên CV để đánh giá năng lực, kỹ năng và tiềm năng phát triển của ứng viên. Đối với người chưa có kinh nghiệm, sở hữu một CV chất lượng chính là cơ hội để họ thể hiện năng lực, kiến thức. Không những thế, tìm hiểu cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm còn là giải pháp chứng minh tư duy logic, khả năng sáng tạo của ứng viên.

CV – “trợ thủ đắc lực” của người mới ra trường

Không phải ngẫu nhiên mà CV lại đóng vai trò quan trọng đối với những bạn vừa ra trường. Trước tiên, CV giúp ứng viên xây dựng ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội được lựa chọn. Thứ hai, một CV chỉn chủ còn là công cụ hỗ trợ quá trình xây dựng hình ảnh, thương hiệu cá nhân, giúp ứng viên trở nên nổi bật.

Để hiểu rõ hơn về CV, bạn có thể tham khảo bài viết: CV là gì? Những điều cần lưu ý khi viết CV xin việc.

2. Các bước chuẩn bị trước khi viết CV 

Bước 1: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Trước khi viết CV, việc quan trọng bạn cần làm là xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi về định hướng mà mình theo đuổi. Đồng thời, bạn cũng nên xác định vị trí và ngành nghề phù hợp. Đây là bước giúp bạn tạo nên một CV đồng bộ, làm nổi bật những yếu tố quan trọng liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Có mục tiêu rõ ràng khi viết CV.
Có mục tiêu rõ ràng khi viết CV.

Bước 2: Nắm vững thông tin cá nhân và kỹ năng

Sau khi xác định được mục tiêu nghề nghiệp, bạn chắt lọc lại những thông tin cá nhân và kỹ năng mình đang sở hữu. Bạn hãy liệt kê chi tiết một số thông tin quan trọng, như bằng cấp, học vấn, các khóa học đào tạo liên quan. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh những kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn mà mình có. Tất nhiên, các điểm mạnh này phải phản ánh sự phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn thử sức. 

Bước 3: Nghiên cứu về công ty và ngành nghề

Để tăng cơ hội thành công, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu về các công ty và ngành nghề mà mình quan tâm. Tìm hiểu văn hoá tổ chức, giá trị cốt lõi và mục tiêu phát triển của công ty là cách giúp bạn nhanh chóng chọn được “mái ấm” cho riêng mình. 

Không những thế, khi hiểu rõ hơn về công ty, bạn có thể cá nhân hoá CV theo phong cách phù hợp. Đây còn là cách giúp bạn làm nổi bật những đặc điểm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Thông tin nghiên cứu này còn là tiền đề giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn, thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng làm việc.

Nghiên cứu về công ty và ngành nghề mà bạn định ứng tuyển.
Nghiên cứu về công ty và ngành nghề mà bạn định ứng tuyển.

3. CV cho người chưa tốt nghiệp cần những thông tin gì? 

Mẫu CV cho người chưa tốt nghiệp chỉ cần đưa vào những thông tin làm nổi bật năng lực và định hướng công việc của bản thân. Dưới đây là một số thông tin chuẩn mẫu CV chuyên nghiệp mà bạn có thể trình bày: 

Giới thiệu chung: Tên, số điện thoại, email, địa chỉ.

Mục tiêu nghề nghiệp: Định hướng phát triển bản thân trong lĩnh vực ứng tuyển và mong muốn đóng góp cho công ty.

Kinh nghiệm làm việc:

  • Vị trí, công ty, thời gian làm việc.
  • Tóm tắt nhiệm vụ, thành tích.
  • Giải thưởng, cuộc thi đã tham gia (nếu có).

Trình độ, bằng cấp, chứng chỉ:

  • Tên bằng cấp/chứng chỉ, nơi cấp, thời gian.
  • Học bổng hoặc thành tích nổi bật (nếu có).

Các thông tin khác:

  • Ngoại ngữ: Mức độ thành thạo.
  • Sở thích cá nhân: Liên quan đến công việc hoặc thể hiện tính cách.

4. Cách viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm 

Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm làm việc sao cho nổi bật là điều nhiều bạn đang băn khoăn. Dưới đây là 9 hạng mục chính mà bạn cần lưu ý.

4.1. Giới thiệu chung

Giới thiệu chung là phần đầu tiên trong CV mà nhà tuyển dụng sẽ đọc. Phần này hoàn toàn khác với mục thông tin liên lạc. Vì vậy, bạn tránh nhầm lẫn nhé! Trong phần giới thiệu, bạn hãy viết khái quát về tên, tuổi, trình độ học vấn, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp.

Do chưa có kinh nghiệm, bạn cần nhấn mạnh vào định hướng, mục tiêu phát triển bản thân. Bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết mình là người có tầm nhìn xa bằng cách thể hiện mong muốn, tiềm năng mà bạn mang đến cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hãy trình bày thật ngắn gọn, súc tích, dao động từ 3 – 4 dòng là hợp lý. 

Cách viết phần giới thiệu ở CV.
Cách viết phần giới thiệu ở CV.

4.2. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là yếu tố không thể thiếu khi bạn tìm hiểu cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm. Dựa vào thông tin cá nhân, nhà tuyển dụng có thể liên hệ bạn khi cần. Nội dung của phần này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp đủ thông tin sau:

  • Họ và tên.
  • Ngày/tháng/năm sinh.
  • Số điện thoại cá nhân.
  • Địa chỉ Email.
  • Địa chỉ nhà.
  • Link dẫn đến hồ sơ điện tử (nếu có).

Ví dụ: 

  • Họ tên: Nguyễn Hoàng Hà
  • Ngày/tháng/năm: 15/08/2000
  • Số điện thoại: 0977456731
  • Email: nguyenhoangha14@gmail.com
  • Địa chỉ: quận 1, thành phố hồ chí minh
Thông tin cá nhân trong CV.
Thông tin cá nhân trong CV.

4.3. Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp

Đối với CV của người chưa có kinh nghiệm, mục tiêu và định hướng nghề nghiệp chính là phần quan trọng. Vì vậy, bạn cần cung cấp chính xác định hướng và những điều mình mong muốn trong công việc. Để CV trở nên logic và đồng bộ hơn, bạn có thể chia phần này thành 2 giai đoạn:

  • Mục tiêu ngắn hạn (ví dụ: từ 1 – 3 năm).
  • Mục tiêu dài hạn (ví dụ: từ 5 – 10 năm).

Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn là người như thế nào, có đủ khả năng xây dựng kế hoạch cho bản thân và đưa ra quyết định đúng đắn không.

Ví dụ:

  • Mục tiêu dài hạn: Trở thành một chuyên gia quản lý nhân sự với lộ trình thăng tiến như sau: Trưởng phòng, quản lý dự án,…. Trong 5 đến 7 năm tới, tôi đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp đạt doanh thu tối thiểu 30 tỷ đồng/năm và đồng thời trở thành chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành.
  • Mục tiêu ngắn hạn: Tìm kiếm cơ hội để phát triển và trau dồi kỹ năng bản thân. Trong 1 đến 3 năm tới, tôi muốn nâng cao khả năng quản lý để góp phần phát triển doanh nghiệp.
Bạn nên nêu cụ thể mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Bạn nên nêu cụ thể mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

4.4. Trình độ học vấn

Bên cạnh mục tiêu nghề nghiệp, quá trình học vấn cũng là yếu tố cần có trong CV của người chưa có kinh nghiệm. Vì dựa vào thông tin này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực, mức độ phù hợp của bạn với công việc. Trong phần này, bạn hãy liệt kê rõ thông tin sau:

  • Tên trường học.
  • Chuyên ngành theo học.
  • Xếp loại tốt nghiệp (đối với người đã ra trường).

Ví dụ:

  • Tên trường: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
  • Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi
Trình độ học vấn thể hiện nền tảng giáo dục và bằng cấp của bạn
Trình độ học vấn thể hiện nền tảng giáo dục và bằng cấp của bạn

4.5. Kỹ năng chuyên môn

Dù đã có kinh nghiệm hay chưa, bạn cũng cần bổ sung thêm kỹ năng chuyên môn. Bạn hãy liệt kê cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc của bản thân, như thuyết trình, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hoà đồng,… Ngoài ra, nếu có trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng, bạn cũng nên đề cập đến. Vì đây cũng là những kỹ năng quan trọng và cần thiết cho công việc.

Ví dụ: Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng, kỹ năng quản lý dự án.

Trình bày đầy đủ kỹ năng giúp bạn có thêm lợi thế khi ứng tuyển.
Trình bày đầy đủ kỹ năng giúp bạn có thêm lợi thế khi ứng tuyển.

4.6. Hoạt động ngoại khóa

Một trong những cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm hiệu quả là cập nhật thêm các hoạt động đã tham gia. Đối với những bạn chưa từng đi làm, chưa tiếp xúc trực tiếp với công việc, phần hoạt động tham gia là thông tin rất quan trọng.

Trong mục này, bạn có thể trình bày tất cả các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa hoặc cuộc thi mình đã tham gia. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng, năng lực và mức độ phù hợp của bạn với công việc.

Ví dụ: 

  • Trở thành ban tổ chức câu lạc bộ truyền thông trường Đại Học Ngoại Thương.
  • Tình nguyện viên chiến dịch mùa hè xanh (2021-2024).
  • Tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc.
Trình bày các hoạt động ngoại khóa vào CV.
Trình bày các hoạt động ngoại khóa vào CV.

4.7. Chứng chỉ, giải thưởng

Mô tả chi tiết về những thành tích và giải thưởng bạn đã đạt được trong quá trình học tập cũng như khi tham gia các hoạt động. Đây là cách giúp bạn chứng minh mình có năng lực, kiến thức chuyên môn tốt. Dù chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng những thành tích, giải thưởng sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Ví dụ:

  • Chứng chỉ bằng IELTS 7.5. 
  • Chứng chỉ tin học MOS.
  • Giải nhì thi hùng biện Tiếng Anh 2023.
  • Chứng chỉ SAT 2022.
  • Giải nhất cuộc thi sinh viên trẻ 2022.
Trình bày thông tin chứng chỉ, giải thưởng nếu có.
Trình bày thông tin chứng chỉ, giải thưởng nếu có.

4.8. Sở thích cá nhân

Sở thích cá nhân cũng là phần thông tin bạn nên cập nhật vào CV của mình. Thông thường, đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá dựa trên các yếu tố khác. Và sở thích cá nhân là một trong số các yếu tố đó.

Ví dụ:

  • Đọc sách: Thể hiện bạn là người luôn muốn trau dồi bản thân. 
  • Khám phá văn hóa: Thể hiện bạn là người yêu thích du lịch và trải nghiệm thực tế, thích khám phá những địa điểm mới lạ, tìm hiểu những phong tục truyền thống địa phương.
  • Chụp ảnh: Thể hiện sự đam mê ghi lại những khoảnh khắc thường ngày.
Sở thích cá nhân trong CV.
Sở thích cá nhân trong CV.

4.9. Người tham khảo

Cuối cùng, bạn nên thêm thông tin về người tham khảo. Đây là mục giúp CV của bạn trở nên uy tín và thuyết phục hơn. Trong mục này, bạn có thể cung cấp tên giảng viên hướng dẫn hoặc người giới thiệu mình nhé!

Ví dụ: 

Thông tin người tham khảo:

  • Tên: Nguyễn Lê Hoa
  • Chức vụ: Giảng viên ngành Digital Marketing tại Cao đẳng FPT Polytechnic
  • Email liên hệ: nguyenlehoa92@gmail.com
  • Mối quan hệ: Giảng viên của tôi tại Cao đẳng FPT Polytechnic
Thông tin người tham khảo trong CV.
Thông tin người tham khảo trong CV.

5. Một số lưu ý về cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm 

Làm nổi bật kỹ năng, điểm mạnh

  • Tại phần đầu của CV, bạn nên ưu tiên nhấn mạnh các kỹ năng chính mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
  • Chú trọng vào những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian.

Chỉ cung cấp thông tin cần thiết

  • Tập trung vào những thông tin quan trọng như học vấn, kỹ năng và các dự án, nhiệm vụ bạn đã thực hiện trong quá trình học tập.
  • Loại bỏ thông tin không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Không viết CV quá dài

  • CV của bạn tốt nhất chỉ dài trong một trang để giữ sự ngắn gọn và dễ đọc.
  • Tập trung vào nội dung chính, điều chỉnh kích thước phông chữ và định dạng để làm cho CV rõ ràng hơn.
Không nên viết CV quá dài.
Không nên viết CV quá dài.

Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp

Một CV chuyên nghiệp sẽ sử dụng ngôn ngữ lịch sự ngắn gọn, dễ hiểu. Bạn nên tránh sử dụng tiếng lóng, biệt danh hoặc ngôn ngữ quá bình dân. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao CV của bạn.

Ví dụ: thay vì viết “tôi thích xem phim, nghe nhạc,” hãy thay bằng “tôi có đam mê tìm hiểu về điện ảnh và âm nhạc.” 

Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

  • Sử dụng các công cụ kiểm tra chính tả, ngữ pháp để đảm bảo sự chính xác.
  • Lưu ý đến cú pháp và chọn từ ngữ một cách cẩn thận.

Giải đáp được những câu hỏi của nhà tuyển dụng

Ba yếu tố mà nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi nhiều nhất là: kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng. Vì vậy, bạn hãy chắt lọc thông tin quan trọng để đưa vào, tập trung vào phần khả năng, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên cho vị trí việc làm bạn đang ứng tuyển.

Một số lưu ý khi viết CV

Thay vì tập trung vào khoảng thời gian mình chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn nên nhấn mạnh vào các kỹ năng, thành tựu học tập và dự án cá nhân (nếu có).

Không nên truyền tải thông tin tiêu cực

  • Sử dụng ngôn ngữ tích cực để mô tả kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
  • Đảm bảo mọi mô tả đều tập trung vào những điểm mạnh và những kinh nghiệm mà bản thân đã có.
Không nên truyền tải thông tin tiêu cực trong CV.
Không nên truyền tải thông tin tiêu cực trong CV.

Nên tập trung nói ngắn gọn, trung thực về khả năng của bản thân 

Các ứng viên lưu ý một điều quan trọng rằng không được bao giờ nói quá về bản thân trong CV. Nhà tuyển dụng luôn có kinh nghiệm trong việc lựa chọn CV vì vậy những thông tin bạn đưa vào CV cần trung thực, chính xác. Những CV viết đúng năng lực và kinh nghiệm của mình thường được đánh giá cao hơn. 

6. Tổng hợp các mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm

Mẫu CV cho sinh viên năm nhất

Nhiều sinh viên năm nhất đã muốn tìm việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng mềm. Tuy nhiên, các bạn thường bối rối không biết nên viết và thể hiện điều gì trong CV. Các doanh nghiệp hiểu rằng bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, vì vậy họ sẽ chú trọng hơn đến thái độ, tác phong và thành tích học tập của bạn. Bạn có thể tham khảo mẫu CV sau:

Mẫu CV cho sinh viên năm nhất ngành Marketing
Mẫu CV cho sinh viên năm nhất ngành Marketing

Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp thì CV cũng cần trình bày rõ ràng kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp. Đặc biệt là các kỹ năng và chứng chỉ, hoạt động nổi bật bạn đã tham gia. 

Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp.
Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp.

Mẫu CV xin thực tập cho sinh viên

Điều cơ bản nhất sinh viên cần làm CV xin đi thực tập là viết đầy đủ thông tin cá nhân và nội dung kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, bạn có thể thêm kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng bổ sung thêm. Những nội dung này có thể khiến CV của bạn thêm đầy đủ và nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn. Dưới đây là mẫu CV mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu CV xin thực tập cho sinh viên.
Mẫu CV xin thực tập cho sinh viên.

Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa nhiều nên tập trung viết CV vào phần giới thiệu bản thân, một số kỹ năng chuyên môn như Word, PowerPoint, Excel. Ngoài ra để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng bạn có thể thêm các thông tin về quy trình làm việc hay quá trình học tập mà mình đã tham gia để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về khả năng bạn có phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

Dưới đây là một số mẫu CV được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường
Mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường

Mẫu CV xin việc part-time cho sinh viên chưa có kinh nghiệm

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, CV chỉ cần thể hiện ngắn gọn các tiêu chí về thông tin cá nhân và một số đặc điểm phù hợp với vị trí muốn ứng tuyển.

Ví dụ: Khi bạn viết CV ứng tuyển vào vị trí làm part-time tại cửa hàng tiện lợi, nội dung nên đề cập một số tính cách phù hợp như “hoạt bát, hòa đồng, đã từng tham gia nhiều hoạt động tập thể tại trường”. Ngoài ra có thể thêm thông tin về khả năng “sắp xếp”, “tính toán” để đáp ứng được yêu cầu cơ bản khi quản lý cửa hàng.

Mẫu CV chi tiết cho nhân viên part-time.
Mẫu CV chi tiết cho nhân viên part-time.

7. Tự tạo mẫu CV dành cho người chưa có kinh nghiệm hiệu quả trên Việc Làm 24h

Trong bối cảnh công nghệ số, việc tải mẫu cv cho sinh viên chưa có kinh nghiệm đã không còn là vấn đề quá lớn. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã nhanh chóng “tậu” cho mình một CV chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí. Vậy nên tải CV cho thực tập sinh chưa có kinh nghiệm ở đâu?

Hiện tại, Việc Làm 24h đang cung cấp hàng trăm mẫu CV miễn phí mà bạn có thể thỏa sức lựa chọn và lưu về nhanh chóng. Những mẫu CV tại Việc Làm 24h luôn được cập nhật theo xu hướng mới, đảm bảo tính chuyên nghiệp và thể hiện phong cách riêng cho người sử dụng. Vì vậy, dù chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn vẫn có thể sở hữu mẫu CV phù hợp với nhu cầu của mình. 

Nhìn chung, dù có kinh nghiệm hay chưa, việc sở hữu một CV chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin vẫn là yếu tố quan trọng để bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Qua bài viết trên, Vieclam24h.vn hy vọng bạn đã hiểu rõ cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm và chọn được mẫu CV phù hợp với nhu cầu. Chúc bạn thành công!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục