Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi phỏng vấn luôn là điều cần thiết giúp bạn trông chuyên nghiệp và thể hiện được thái độ làm việc chỉn chu trước nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn trẻ vẫn chưa biết sơ yếu lý lịch là gì? Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật sao cho đầy đủ và chính xác? Không cần phải lo lắng, vì tất cả sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây, mời bạn cùng Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
Sơ yếu lý lịch là gì?
Khi phỏng vấn, sơ yếu lý lịch chính là bản kê khai các thông tin cá nhân của ứng viên bao gồm: Họ tên, tuổi, nơi sinh, tên cha mẹ cùng với những thông tin liên quan đến bản thân… giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến người xin việc. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật này thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu giải quyết công việc, thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng, đơn nhập học, hồ sơ xin việc…
Bên cạnh CV xin việc, cách viết sơ yếu lý lịch cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng đối với quyết định sắp xếp lịch phỏng vấn nhanh hay chậm hoặc thậm chí từ chối phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.
Điểm khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch?
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn CV và sơ yếu lý lịch đều giống nhau. Tuy nhiên, CV và sơ yếu lý lịch là hai hồ sơ với tính chất khác nhau. Đối với CV, khi viết bạn sẽ tập trung vào phần kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn mà bạn đang có.Đối với sơ yếu lý lịch sẽ có tính chất cung cấp những thông tin bản thân cơ bản nhất, khái quát nhất như: họ tên, tuổi, quê quán,…
Xem thêm: Resume là gì? CV là gì? Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa resume và CV?
Thời hạn của sơ yếu lý lịch là bao lâu?
Vậy sơ yếu lý lịch xin việc có thời hạn không? Thời hạn của sơ yếu lý lịch có công chứng sẽ là bao lâu? Để trả lời cho các câu hỏi này từ nghị định 23/2015/NĐ-CP của Nhà nước Việt Nam có quy định rõ “Tất cả các bản sao được chứng thực từ bản gốc có giá trị giống như bản gốc trong các giao dịch. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn sử dụng các bản sao y này nên được hiểu là vô hạn”.
Khi viết sơ yếu lý lịch cần lưu ý các phần nào?
Khi viết sơ yếu lý lịch, ứng viên cần lưu ý kê khai đầy đủ các thông tin cơ bản sau:
- Họ và tên
- Giới tính
- Ngày tháng năm sinh
- Nơi sinh
- Quê quán
- Số điện thoại và địa chỉ liên lạc
- Thành phần bản thân hiện nay
- Trình độ học học vấn
- Hoạt động liên quan đến bản thân
- Hoàn cảnh gia đình (cha mẹ, anh em, vợ chồng…)
Một sơ yếu lý lịch ấn tượng cần hội tụ đủ các yếu tố: chính xác và súc tích, logic. Việc viết sơ yếu lý lịch ngắn gọn, đầy đủ không chỉ giúp bạn dễ dàng kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin mà còn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng khi các ý đều được triển khai tuần tự và sắp xếp hợp lý, không quá rườm rà.
Xem thêm: Cách làm CV cho sinh viên mới ra trường, giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật chỉn chu, khi viết bạn cần đảm bảo đầy đủ các phần sau:
Phần thông tin cá nhân: Tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh. Hãy viết giống với chứng minh thư, tên họ viết in hoa.
Địa chỉ hiện tại đang sinh sống: Cần viết đầy đủ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo đúng sổ hộ khẩu. Nơi ở hiện tại với đầy đủ số nhà, đường, phường, xã, huyện, tỉnh.
Số điện thoại: Đây sẽ là phương tiện giúp nhà tuyển dụng liên hệ với bạn để phỏng vấn
Dân tộc: Bạn nên ghi rõ dân tộc gì. Ví dụ: Dân tộc Kinh.
Tôn giáo: Bạn thuộc tôn giáo nào hãy ghi chính xác tên tôn giáo đó, nếu không thuộc bất kỳ tôn giáo nào hãy điền là “Không”. Nếu là con lai, bạn hãy ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố mẹ là người nước ngoài.
Xuất thân từ gia đình: Công nhân, viên chức, công chức…
Trình độ học vấn: Bao gồm trình độ văn hóa 12/12, đại học chính quy hay 12/12 bổ túc. Đến trình độ ngoại ngữ là những văn bằng nào bạn hiện có.
Ngày và nơi được kết nạp vào Đoàn/Đảng: Ghi rõ ngày tháng năm và nơi được kết nạp Đoàn Cộng sản Hồ Chính Minh hay Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghề nghiệp/trình độ chuyên môn: Ghi rõ bạn được đào tạo chuyên môn hay nghiệp vụ gì? Viết theo văn bằng được cấp gồm chuyên ngành, chính quy hay tại chức.
Cấp bậc và lương chính: Ghi vị trí đang đảm nhận, bậc lương được hưởng (nếu có).
Khen thưởng/kỷ luật: Khen thưởng/Kỷ luật – Điền thông tin nếu có.
Quan hệ gia đình: Khai rõ cha mẹ đẻ, anh chị em ruột, vợ chồng và con cái.
Tóm tắt quá trình đào tạo công tác: Tóm tắt ngắn gọn quá trình học công tác từ 12 tuổi trở về sau, học trường gì, ở đâu.
Tóm lại, với những chia sẻ trên từ Việc Làm 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về sơ yếu lý lịch xin việc là gì? Các phần quan trọng khi viết sơ yếu lý lịch. Khi đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng về hồ sơ xin việc, bên cạnh đó hãy chuẩn bị thêm một tâm lý tốt để trả lời các câu hỏi phỏng vấn thật khéo léo. Chúc bạn thành công!
Đừng quên đón đọc các bài viết mới luôn được cập nhật thường xuyên trên trang Nghề Nghiệp Việc Làm 24h để có thêm thật nhiều kiến thức và kỹ năng làm việc nhé!
Xem thêm: Khám phá TOP 9 việc làm bán thời gian giúp tăng thu nhập cực hot hiện nay