Trong quá trình mang thai, nhiều người cho rằng chế độ thai sản chỉ áp dụng cho phụ nữ. Tuy nhiên, chế độ thai sản cũng được quy định bởi pháp luật để bảo đảm quyền lợi cho nam giới có vợ mang thai và sinh con. Vậy chế độ thai sản cho chồng khi vợ tham gia BHXH và không tham gia BHXH như thế nào? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về chế độ thai sản cho chồng. Cùng theo dõi nhé!
Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho chồng cập nhật năm 2023
Căn cứ Điểm 1, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản cho nam khi người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, thực hiện biện pháp triệt sản và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Lưu ý:
- Người lao động phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động đủ điều kiện được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản cho chồng theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Điều 31 Luật BHXH 2014.
Chế độ nghỉ thai sản của chồng mới nhất 2023
1. Trường hợp vợ sinh con
Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định thời gian hưởng chế độ thai sản cho chồng như sau:
- Vợ sinh thường 01 con: Nghỉ 05 ngày làm việc;
- Vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Nghỉ 07 ngày làm việc;
- Vợ sinh đôi: Nghỉ 10 ngày làm việc; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc;
- Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản cho chồng được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Nếu người chồng nghỉ trước thời gian vợ sinh con thì ngày nghỉ sẽ được tính là nghỉ phép không hưởng lương.
2. Trường hợp sau khi sinh con
2.1 Chế độ thai sản cho chồng khi vợ tham gia BHXH
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014.
Trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 thì ngoài tiền lương, sẽ được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
2.2 Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không tham gia BHXH
Theo khoản 4, 5, 6 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định, trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
3. Trường hợp chồng nhận nuôi con nuôi
Điều 36 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho nam đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Trường hợp người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản
Điều 36 Luật BHXH năm 2014 quy định, khi thực hiện biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản cho nam theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho nam tối đa 15 ngày đối với người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản cho nam tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng
Căn cứ Điều 38 và khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản cho chồng như sau:
1. Mức hưởng chế độ thai cho chồng theo tháng
Mức hưởng thai sản = 100% x Mức bình quân tiền tháng đóng BHXH x Số ngày được nghỉ.
Trong đó:
- Mức bình quân tiền tháng đóng BHXH đủ từ 06 tháng trở lên là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho nam;
- Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
2. Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng theo ngày
- Trường hợp không có ngày lẻ: Mức hưởng thai sản = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng/24 ngày
- Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp được quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật BHXH năm 2014: Mức hưởng thai sản = Mức trợ cấp theo tháng/30 ngày
- Trường hợp hưởng chế độ thai sản cho chồng nhận nuôi con nuôi: Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH
Lưu ý: Thời gian chế độ nghỉ thai sản của chồng từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
3. Mức hưởng trợ cấp một lần của chồng khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Đối với chế độ thai sản cho chồng khi vợ tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với chế độ thai sản cho chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức hưởng trợ cấp một lần = Lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi x 2
Trong đó:
- Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.
- Mức lương cơ sở sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15.
Xem thêm: Làm thế nào để trở lại và theo kịp công việc sau thời gian nghỉ thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng
(1) Đơn xin hưởng chế độ thai sản của chồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty ……………
– Phòng hành chính nhân sự
– Trưởng bộ phận …………..………
Tên tôi là:………………………..……………………Sinh ngày…………………….
Chức vụ:………………………………….. Vị trí công tác:………………………….
Số CMND:………….. Ngày cấp………………………….. Nơi cấp………………..
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………..
Hiện nay, vợ tôi vừa sinh con ngày………………………………………………….
Để có thời gian chăm sóc vợ và con mới sinh, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.
Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./…..đến ngày……/…../….. (3)
Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho …………………….…(4) hiện đang công tác tại ………………………………..(5)
Nếu có vấn đề phát sinh về công việc quan trọng, tôi cam kết sẽ hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.
Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của Giám đốc | ……….., ngày…..tháng…..năm……Người làm đơn |
(2) Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con có họ và tên cha; hoặc giấy chứng sinh của con và sổ hộ khẩu.
(3) Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
(4) Mẫu C70a-HD theo quy định
Lưu ý: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng trong một số trường hợp đặc biệt
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định cho người sử dụng lao động không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Bước 2: Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ của người lao động trong thời hạn 10 ngày cho Cơ quan BHXH.
Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và chi trả chế độ trong thời hạn tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp người sử dụng lao động đề nghị hoặc tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp người lao động hoặc thân nhân người lao động nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.
Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản: Người lao động cần biết nếu có dự định sinh con
Hướng dẫn kê khai chế độ thai sản cho chồng theo mẫu C70a-HD
1. Chế độ nghỉ thai sản cho chồng khi vợ sinh con
STT | Họ và tên | Số sổ BHXH định danh | Điều kiện tính hưởng | Số ngày được tính hưởng trợ cấp | Hình thức nhận trợ cấp | Ghi chú | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tình trạng | Thời điểm | Từ ngày | Đến ngày | Tổng số | ||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | C | D | |
VII | Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con | Số CMND hoặc số thẻ CCCD, hộ chiếu hoặc người mẹ | Ngày nghỉ hàng tuần/số con/CMT mẹ/Phương thức sinh hoặc số tuần của con | Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ | Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ | Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ, không tính cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ | – Bỏ trống nhận TM tại đơn vị CK + số TK NLĐ – BHXH nhận tiền trực tiếp tại BHXH – DVBH nhận tiền tại tổ chức dịch vụ BH |
|||
1 | ||||||||||
2 |
2. Chế độ hưởng trợ cấp 1 lần BHXH cho chồng khi vợ sinh con
STT | Họ và tên | Số sổ BHXH định danh | Điều kiện tính hưởng | Số ngày được tính hưởng trợ cấp | Hình thức nhận trợ cấp | Ghi chú | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tình trạng | Thời điểm | Từ ngày | Đến ngày | Tổng số | ||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | C | D | |
VII | Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con | Số CMND hoặc số thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người mẹ | Bỏ trống | Bỏ trống | Bỏ trống | Bỏ trống | – Bỏ trống nhận TM tại đơn vị – CK + số TK NLĐ – BHXH nhận tiền trực tiếp tại BHXH – DVBH nhận tiền tại tổ chức dịch vụ BH |
|||
1 | ||||||||||
2 |
Trong đó:
Cột A, B: Ghi STT, Họ và tên đầy đủ của người hưởng mới phát sinh.
Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh người hưởng.
Cột 2: Tình trạng: ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác Thứ 7 và Chủ nhật; ghi thêm số con được sinh/số CMND/CCCD/Hộ chiếu của người mẹ/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con (nếu con dưới 32 tuần tuổi);
VD: Nhân viên làm việc có ngày nghỉ hàng tuần là thứ 2; vợ sinh 3 con và phải phẫu thuật; số CMND của vợ là 123456789 thì ghi như sau: Thứ 2/3/CMT123456789/PT
Cột 3: Thời điểm: Để trống
Cột 4: Từ ngày: Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Cột 5: Đến ngày: Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Cột 6: Tổng số: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc, không tính nghỉ cuối tuần, lễ, tết
Cột 7: Hình thức nhận trợ cấp:
- Để trống: Cơ quan BHXH sẽ chuyển khoản cho đơn vị, người lao động nhận tiền mặt trực tiếp từ đơn vị.
- Chuyển khoản + Thông tin tài khoản của lao động nam: cơ quan BHXH sẽ chuyển khoản trực tiếp cho lao động nam khi được duyệt chế độ
- Dịch vụ bảo hiểm (DVBH): Lao động nam nhận tiền qua DVBH.
Kết luận
Chế độ thai sản cho chồng là một trong những chính sách quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hiểu rõ chế độ thai sản cho chồng giúp người lao động kê khai chế độ thai sản được hưởng đầy đủ quyền lợi cần thiết. Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Việc Làm 24h sẽ thực sự hữu ích cho các gia đình trong quá trình chuẩn bị và sắp xếp công việc hiệu quả để chào đón sự xuất hiện của một thành viên mới.
Xem thêm: Cách tập trung làm việc hiệu quả không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề cá nhân