Trong bối cảnh thị trường lao động đang liên tục thay đổi và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhân sự là tài sản quý giá ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý và phát triển nguồn nhân tài là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Người quản lý và phát triển nguồn nhân sự đó chính là CHRO. Vậy CHRO là chức vụ gì và nhiệm vụ của họ ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
CHRO là chức vụ gì?
CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer, tức Giám đốc Nhân sự hoặc Giám đốc tuyển dụng – người đứng đầu Phòng Nhân sự. Đây là một trong những chức vụ quản lý điều hành cấp cao của Phòng nhân sự doanh nghiệp. CHRO đảm nhiệm trách nhiệm chủ chốt trong việc quản lý và phát triển tài nguyên nhân sự hướng đến mục tiêu cao cả của toàn doanh nghiệp. Cụ thể, CHRO sẽ phối hợp cùng CEO thiết kế và lập kế hoạch chiến lược giữ chân nhân tài bao gồm tuyển dụng, đào tạo, khai thác tối đa tiềm năng phát triển và xây dựng môi trường làm việc tối ưu, giúp nhân sự thể hiện bản sắc cá nhân cần thiết trong công việc.
Vai trò quan trọng của các CHRO là gì?
1. Cầu nối giữa ứng viên và doanh nghiệp
CHRO đóng vai trò quan trọng trong việc bầu bạn, lắng nghe, chia sẻ sắp xếp và duy trì tất cả các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nhân tố tiềm năng và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Để tuyển dụng được nhân tài cho doanh nghiệp, CHRO không chỉ đơn thuần là người phải có kiến thức về lĩnh vực nhân sự mà còn phải có khả năng truyền đạt thông tin chính xác và hiệu quả đến các ứng viên trong suốt quá trình tuyển dụng.
Sau khi xác định ứng viên tiềm năng, CHRO sẽ là đầu mối truyền thông quan trọng đến ứng viên về nội quy và văn hóa của công ty để ứng viên có thể thích nghi và hoạt động hiệu quả trong môi trường làm việc mới. Ngoài ra, CHRO còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì mối liên kết bền vững giữa nhân viên với nhau và với công ty thông qua các kênh truyền thông nội bộ như email, group hay diễn đàn nội bộ.
Không chỉ đơn thuần là nhà truyền thông xuất sắc, CHRO còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình nhân sự tại các Phòng ban cho Ban Giám đốc, từ đó hỗ trợ quá trình đánh giá chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng và đưa ra các biện pháp cải tiến cần thiết.
2. Tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại vào quản trị nhân sự
CHRO là người đi đầu trong việc sử dụng công nghệ, phần mềm hiện đại vào quy trình quản trị nhân sự. Nhờ đó, CHRO có thể theo dõi KPI của bộ phận nhân sự và các phòng ban của doanh nghiệp một cách khoa học, dễ dàng nhìn thấu level của từng người và có cái nhìn tổng quan về những nhân tố cần nỗ lực hơn để đạt mức độ tương xứng với yêu cầu, vị trí công việc.
Bên cạnh quản trị nhân sự, các CHRO còn chịu trách nhiệm quản trị cơ hội cũng như rủi ro trong quá trình tuyển dụng. Việc sử dụng phần mềm quản trị nhân sự giúp các CHRO giảm gánh nặng công việc hiệu quả, không phải khổ sở trước núi hồ sơ ứng viên mà dễ dàng theo dõi và chăm sóc từng ứng viên để tìm ra nhân số tiềm năng. Đồng thời, CHRO có thể đo lường và thông báo kết quả phỏng vấn nhanh chóng nhằm đảm bảo tỷ lệ hài lòng của ứng viên đối với doanh nghiệp đạt mức cao nhất.
3. Người đại diện cho văn hoá doanh nghiệp
Có thể nói, CHRO là một trong những nhân vật kiến tạo và lan truyền những giá trị tích cực để truyền bá văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa dẫn đến sự phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Cùng với các vị trí lãnh đạo cấp cao khác, CHRO nổi bật với những đóng góp to lớn qua quy trình tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân tài cho doanh nghiệp.
Đồng thời, CHRO là nhân tố vàng trong việc phát triển môi trường làm việc lành mạnh và mang đến sự hài lòng cho nhân viên trong quá trình làm việc và cống hiến sức mình. Với năng lực chuyên môn vượt trội và tâm huyết với công việc, CHRO giúp hội tụ sức mạnh nhân sự và góp phần hiện thực hóa ước mơ thành công mà doanh nghiệp luôn hướng đến.
4. Phối hợp ăn ý với CFO, CPO và CCO
CHRO là người đồng hành vững chắc cùng với các vị trí lãnh đạo cấp cao khác như CFO – Giám đốc tài chính, CPO – Giám đốc sản xuất và CCO – Giám đốc kinh doanh. CHRO cung cấp nhân tài cho các phòng ban và đảm bảo bộ máy nhân sự doanh nghiệp được phát triển đồng bộ. Để làm được điều đó, CHRO sẽ thảo luận và thống nhất mục tiêu, kế hoạch tuyển dụng để tìm ra nhân tài phù hợp cho từng phòng ban, đặc biệt là không vi phạm ngân sách tuyển dụng doanh nghiệp.
Những tố chất cần có của các CHRO là gì?
Trình độ chuyên môn
CHRO là vị trí quản lý nhân sự cấp cao của doanh nghiệp, vì vậy yêu cầu về trình độ chuyên môn của người đảm nhiệm vị trí này là rất cao. CHRO cần có nền tảng học thức vững vàng về quản lý nhân sự để xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng, đánh giá, phát triển và quản lý nhân sự hiệu quả. Đồng thời, trình độ chuyên môn giúp các CHRO giành được sự tín nhiệm của các nhân viên trong mọi bước hành động.
Kinh nghiệm vững chắc của CHRO là gì?
CHRO cần có kỹ năng đánh giá, nhìn nhận tiềm lực phát triển của từng ứng viên để lựa chọn nhân tố phù hợp cho các vị trí khác nhau của doanh nghiệp. ĐIều này đòi hỏi các CHRO cần phải có kinh nghiệm giao tiếp, làm việc và đánh giá tiềm năng ứng viên ở nhiều vị trí khác nhau để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban.
Các kỹ năng khác của CHRO là gì?
Hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: CHRO cần hiểu rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến bộ máy nhân sự doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo: Là chức danh đứng đầu phòng nhân sự, kỹ năng lãnh đạo giúp các CHRO xây dựng, dẫn dắt và quản lý đội nhóm nhân sự hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng kết nối các thành viên trong phòng ban, tổ chức giúp nâng cao hiệu suất làm việc của CHRO và Phòng Nhân sự.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Đặc thù công việc của CHRO là yếu tố con người, do đó, kỹ năng phân tích và giải quyết sự giúp CHRO đưa ra quyết định và phương pháp giải quyết nhanh chóng, linh hoạt trong bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhân sự công ty.
Kỹ năng giao tiếp và quản lý mối quan hệ: CHRO cần thành thạo khả năng giao tiếp tốt để thiết lập môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên, đồng thời quản lý mối quan hệ giữa các bộ phận khác trong công ty để đạt được các mục tiêu nhân sự.
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công
Kết luận
CHRO là một trong những chức danh quản lý cấp cao quan trọng trong công ty nhằm đảm bảo quản lý và phát triển tài nguyên nhân tài hiệu quả, đặc biệt là sự thành công bền vững của công ty. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã giúp bạn hiểu rõ chức danh và nhiệm vụ của các CHRO là gì. Nếu bạn đang có ý định trở thành một CHRO chuyên nghiệp, hãy không ngừng tích lũy kiến thức và nâng cao trình độ, kỹ năng để trở thành một người quản lý nhân sự xuất sắc trong tương lai nhé! Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Retail Therapy: Khi người trẻ vung tiền mua sắm để chạy trốn áp lực