Cơ sở dữ liệu là cụm từ quen thuộc nhưng để hiểu hết về nó thì chưa chắc ai cũng biết. Vì vậy ở bài viết dưới đây hãy cùng Veclam24h.vn tìm hiểu về cơ sở dữ liệu là gì, ứng dụng thực tế và những tiềm năng của nó trong tương lai.
Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu hay Database là một hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu được xây dựng theo một cấu trúc nhất định và được lưu ở hệ thống máy tính. Hiểu đơn giản hơn về cơ sở dữ liệu là gì, thì đây là tệp thông tin được lưu trữ trong máy tính nhằm mang đến những lợi ích trong việc quản lý và sử dụng thông tin.
Ngày nay, chúng đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực vì sự cần thiết và tính ứng dụng cao. Cơ sở dữ liệu sẽ khắc phục những vấn đề trong việc quản lý như: trùng lặp dữ liệu, dữ liệu không đồng bộ, bảo mật, lọc và tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, còn tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu đa dạng ở nhiều nơi. Chỉ cần có password thì có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Những ứng dụng trong thực tế của cơ sở dữ liệu
- Ngân hàng: quản lý các giao dịch trực tuyến, theo dõi và tính toán tự động các giao dịch được thực hiện bởi khách hàng…
- Hệ thống quản lý thư viện: ứng dụng của cơ sở dữ liệu để duy trì thông tin của những quyển sách như ngày phát hành, tên, tác giả, trạng thái cuốn sách.
- Hệ thống giáo dục: lưu trữ thông tin của học sinh/sinh viên như: sơ yếu lý lịch, kết quả học tập, các khóa học đã tham gia…
- Mạng xã hội: lưu trữ thông tin người dùng, hoạt động kết nối, trao đổi giữa các tài khoản…
- Viễn thông: cơ sở dữ liệu giúp các công ty lưu trữ chi tiết cuộc gọi và hóa đơn thanh toán hàng tháng.
- Hệ thống đặt trước vé tàu xe: cơ sở dữ liệu được lập trình để lưu thông tin đặt vé, hành trình duy chuyển… Đồng thời với vé điện tử, người mua hoàn toàn chủ động đặt online mà không cần đến nơi mua trực tiếp.
- Mua sắm trực tuyến: tất cả các thông tin mua hàng, thanh toán, hóa đơn đều được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu.
- Quản trị nhân sự: với các công ty lớn việc lưu trữ hồ sơ từng nhân viên hay lương, thuế đều thông qua cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra cơ sở dữ liệu còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: quân đội, tài chính, sản xuất… Chính vì những ứng dụng thực tế như vậy nên cơ sở dữ liệu trở thành một ngành “hot” với nhu cầu cao. Các công ty cần những nhân viên chuyên môn, thông thạo trong phân tích, xử lý và quản lý dữ liệu. Do đó những năm gần đây các trường đại học bắt đầu đẩy mạnh đào tạo ngành học này để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vậy để học cơ sở dữ liệu thì nên chọn ngành nào?
Các ngành học cơ sở dữ liệu
Để theo đuổi cơ sở dữ liệu, bạn có thể chọn các ngành như khoa học dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu tại các trường đại học trong và ngoài nước. Một số trường đại học đào tạo ngành học này như: đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Kinh tế quốc dân, đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội, đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội, đại học Công nghệ thông tin TP.HCM, đại học Kinh tế TP.HCM, đại học KHTN – ĐHQG TP.HCM…
Khoa học dữ liệu hay quản trị cơ sở dữ liệu là những ngành học dựa vào 3 nguồn kiến thức là toán học, công nghệ thông tin và ứng dụng vào lĩnh vực cụ thể. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Ngoài ra còn có kiến thức chuyên ngành sâu về khoa học dữ liệu và hệ thống thông tin. Với ngành đặc thù này, đam mê là điều tiên quyết, tuy nhiên để có thể trở nên xuất sắc thì cần một số tố chất. Vậy kỹ năng cần thiết khi chọn học cơ sở dữ liệu là gì?
- Tư duy logic tốt. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng khi làm việc với những con số. Không chỉ phân tích, dự báo mà còn tìm kiếm lỗ hổng trong bộ dữ liệu. Chính vì vậy việc sở hữu tư duy logic tốt chính là điểm mạnh khi chọn ngành cơ sở dữ liệu.
- Khả năng tập trung cao và cẩn thận. Khi thường xuyên tiếp xúc với dữ liệu, đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ để nghiên cứu và phân tích. Đồng thời sự cẩn thận là không thể thiếu khi viết code hay lệnh. Để tạo nên một bộ dữ liệu hoàn chỉnh, bạn cũng cần chú ý đến nhiều chi tiết nhỏ và kiên trì trong quá trình thực hiện.
- Kiến thức về thống kê. Khi hiểu rõ về những kiến thức này sẽ giúp chọn được phương pháp tốt nhất ở bước tiền xử lý dữ liệu.
- Kỹ năng thuyết trình. Ngoài những kiến thức về chuyên môn, thì thuyết trình là một kỹ năng mềm mà bạn có thể trau dồi thêm. Lý do cần đến kỹ năng này đó chính là việc sử dụng dữ liệu để giao tiếp, trình bày với các bên liên quan nhằm truyền tải những thông tin chính xác, dễ hiểu đến đồng nghiệp, đối tác hay với cấp trên.
Công việc dành cho sinh viên ngành cơ sở dữ liệu
Theo dự báo của McKinsey, nhu cầu tuyển dụng các ngành học cơ sở dữ liệu đang tăng nhanh. Ước tính ở Mỹ có tới gần 1,8 triệu vị trí đang cần tìm người trong ngành này. Ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia cũng phát triển các chương trình thu hút nguồn nhân lực trình độ cao. Do đó có thể nói cơ hội việc làm rộng mở với nhiều sự lựa chọn khác nhau sau khi tốt nghiệp ngành cơ sở dữ liệu. Một số ngành nghề phổ biến bao gồm:
- Kỹ sư khoa học dữ liệu: phân tích, sắp xếp và truyền tải những kết quả từ dữ liệu. Từ đó giúp công ty có những quyết định, chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong kinh doanh và lợi nhuận.
- Kỹ sư phân tích dữ liệu: chịu trách nhiệm chuyển đổi các tập dữ liệu sao cho phù hợp với mong muốn của công ty. Ngoài ra còn chuẩn bị báo cáo để truyền đạt hiệu quả các xu hướng từ bảng phân tích dữ liệu.
- Kỹ sư dữ liệu: chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các đường ống dữ liệu, tạo hệ sinh thái, kết nối với nhau trong một tổ chức.
- Chuyên gia phân tích định lượng: đây là công việc chủ yếu làm ở lĩnh vực tài chính. Nhiệm vụ chính là tham gia vào hoạt động giao dịch, xác định giá cả, tư vấn, môi giới, phân tích nhanh các vấn đề trong kinh doanh bằng phương pháp định lượng sẵn có và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ví dụ như định giá các tài sản, chứng khoán – vàng…
- Nghiên cứu, giảng dạy khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, hệ thống công nghiệp…. tại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu.
Ngoài ra, bạn còn có thể chọn làm chuyên gia phân tích Digital Marketing, quản lý dự án, chuyên gia phân tích hệ thống công nghệ thông tin, chuyên gia phân tích vận hành… Các công việc này thường sẽ làm việc tại các công ty, tập đoàn về viễn thông, phần mềm, tài chính, ngân hàng hay cơ quan nhà nước.
Kết luận
Qua những thông tin vừa cung cấp, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề cơ sở dữ liệu là gì, ngành học nào để theo đuổi và cơ hội việc làm ra sao. Từ đó sẽ có những định hướng phù hợp với mong muốn và nhu cầu của thị trường. Nếu bạn đang tìm kiếm bến đỗ tốt nhất cho bản thân, hãy tham khảo những vị trí mới nhất về cơ sở dữ liệu tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Chúc các bạn tìm được công việc như ý!
Bên cạnh đó, hiện Vieclam24h.vn đã trang bị công cụ tạo CV online với nhiều mẫu CV đa dạng kiểu dáng, màu sắc cho bạn thỏa sức sáng tạo, giúp ứng viên dễ dàng tạo ra CV chuyên nghiệp và nhanh chóng ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu tiên.
Xem thêm: Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện giúp tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp