Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực đã khiến coder trở thành ngành nghề “hot” hiện nay. Vậy coder là gì? Làm coder là làm gì? Học coder ở đâu để thăng tiến sự nghiệp hiệu quả? Cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu về coder qua bài viết.
Coder là gì?
Code là ngôn ngữ lập trình (mã) được sử dụng trên máy tính để tạo ra các phần mềm theo ý muốn.
Coder (đôi khi được gọi là lập trình viên) chính là người viết code để tạo nên các chương trình, ứng dụng, phần mềm hoặc trang web.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chung cho người làm công việc viết code trong ngành công nghệ thông tin. Đôi khi, công việc này còn được anh em trong nghề gọi là “thợ code” để phân biệt với những vị trí cũng liên quan đến lập trình trong ngành.
Coder là làm gì? Vai trò của coder
Công việc chính của một coder gồm: viết, thử nghiệm, duy trì mã cho ứng dụng, phần mềm, trang web nhằm thực hiện các tác vụ cụ thể và giải quyết vấn đề mà khách hàng yêu cầu.
Coder sẽ dựa trên bản thiết kế của người phát triển phần mềm để tạo ra mã phù hợp nhằm giúp máy tính hiểu và tạo ra sản phẩm cụ thể theo đúng yêu cầu.
Coder còn tham gia quá trình sửa lỗi (bug) gồm các bước: xác định và khắc phục lỗi. Trong quá trình kiểm thử, coder làm việc với các tester để khắc phục lỗi chương trình, thực hiện đánh giá tổng thể, thực hiện cập nhật, điều chỉnh nếu cần cho tới khi sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất.
Đôi khi, coder còn cần làm việc với nhà thiết kế, người quản lý dự án hoặc khách hàng để nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách và hoàn thành dự án đúng theo yêu cầu.
Coder và Developer khác nhau như thế nào?
Nhiều người thường nhầm lẫn coder và developer. Thực tế, đây là hai vị trí có mô tả công việc lẫn yêu cầu về kinh nghiệm khác nhau.
Coder | Developer (Dev) | |
---|---|---|
Tên gọi | Ở một số công ty còn được gọi là Junior Programmer hay Junior Dev. | Được xem là một chuyên gia có khả năng dùng nhiều hệ thống khác nhau, có thể tự xây dựng phần mềm, hiểu rõ các thuật toán hỗ trợ tốt nhất cho công việc |
Vai trò & nhiệm vụ | Công việc chính là chuyên viết code, giúp chương trình hay ứng dụng vận hành ổn định và đúng thao tác quy trình. Họ thường không đủ khả năng tự hoàn thiện một chương trình hay một giai đoạn hoàn chỉnh. Thường chỉ thiên về sử dụng một loại ngôn ngữ lập trình nhất định như: PHP, Java, Python… |
Không chỉ là người thực hiện xây dựng các đoạn code mà còn tham gia vào quá trình tăng trưởng ứng dụng tổng thể (Software Development Life Cycle). Cụ thể: Thiết kế, xây dựng, tạo ra phần mềm hoặc ứng dụng mới. Nâng cấp, sửa chữa ứng dụng phần mềm đã có Xây dựng chức năng mới cải tiến. Phân tích, tìm hướng giải quyết khi có vấn đề Trực tiếp tham gia viết code để tạo ra một chương trình hoàn chỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào hoàn thiện sản phẩm. |
Thăng tiến | Coder sẽ thăng tiến lên Developer hoặc Programer | Developer thường được chia thành 5 cấp bậc: Junior Developer Senior Developer Leader Developer Mid-level Manager Senior Leader Mỗi cấp bậc phản ánh trình độ, kiến thức kỹ năng và thu nhập khác nhau. |
Yêu cầu | Thường là sinh viên mới tốt nghiệp, người ít kinh nghiệm thực tế | Thường có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm code trở lên. |
Phân biệt Coder với một số vị trí IT khác
Bên cạnh developer, các thuật ngữ chỉ vị trí công việc khác cũng thường được sử dụng trong ngành IT như Programmer, Engineer… Để hiểu rõ hơn coder là gì và vai trò của coder, bạn có thể xem giải thích ngắn gọn sau:
- Coder: Bạn có một vấn đề và 1 giải pháp rõ ràng, tất cả được mô tả cụ thể bằng ngôn ngữ thường hoặc ngôn ngữ giả lập (code) và bản mô tả chương trình chi tiết, bạn sẽ cần một coder để chuyển giải pháp đó sang ngôn ngữ máy tính để có chương trình chạy đúng theo mô tả. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp, sản phẩm coder tạo ra khá lộn xộn và cần được chỉnh sửa lại.
- Programmer: Bạn có một vấn đề nhưng chưa có giải pháp, bạn sẽ cần 1 Programmer để giải quyết vấn đề này, rồi mới bắt đầu code. Các Programmer am hiểu về thuật toán, chuyên sâu ở một hoặc một vài loại ngôn ngữ lập trình. Với họ, đôi khi chỉ cần nói tên chương trình, hoạt động, mọi việc còn lại họ sẽ tự xử lý hoàn thiện.
- Developer: Bạn cảm thấy có vấn đề nhưng chưa thể gọi tên vấn đề rõ ràng. Một developer sẽ giúp bạn xác định và gọi tên đúng vấn đề, sau đó là xử lý vấn đề này. Developer thường là những người có khả năng khái quát, am hiểu về nhiều hệ thống khác nhau, nhiều loại ngôn ngữ lập trình, họ biết cách vận dụng kho kiến thức này nhằm xử lý vấn đề. Họ không chỉ làm việc về code, còn giao tiếp, nhận định, phát hiện vấn đề và xây dựng giải pháp. Họ cũng thường là người thiết kế chương trình và cung cấp các mô tả chi tiết để Programer và Coder tiếp tục xử lý.
- Software engineer (hoặc Engineer) là những lập trình viên ở trình độ cao, thường thông thạo ít nhất 3 ngôn ngữ lập trình trở lên và có nhiều kỹ năng thiết kế, tạo nên cấu trúc tổng thể của ứng dụng, họ biết cách kết hợp các mô-đun tạo nên phần cốt lõi của ứng dụng. Tiếp đo, họ làm việc với Programmer và Developer để hoàn chỉnh toàn bộ tính năng theo thiết kế.
Như vậy, chức danh cũng như yêu cầu công việc của các vị trí IT bên cạnh coder tương đối đa dạng, tuỳ theo kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp hiện nay, cơ cấu nhân sự khác nhau cũng như yêu cầu công việc đa dạng, nhiều chức danh và vai trò có thể được gộp lại chỉ trong một hoặc một vài vị trí.
Kiến thức và kỹ năng cần có của coder là gì?
Như vậy hẳn bạn đã hiểu rõ hơn coder là gì cũng như vai trò của một coder trong dự án công nghệ thông tin. Để trở thành một coder, sau đây là những kiến thức và kỹ năng bạn cần trang bị:
- Kiến thức chuyên môn: Tùy theo mảng lập trình theo đuổi, bạn sẽ cần nắm vững các kiến thức chuyên môn khác nhau.
+ Lập trình mobile: Bạn cần nắm vững các ngôn ngữ lập trình như Swift, Objective-C… (với iOS); Java, Kotlin… (với Android)
+ Lập trình web: Nắm vững bộ ba CSS, HTML và JavaScript, cùng những nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
+ Desktop app: Am hiểu ngôn ngữ như C#, C,C++, Python…
+ Lập trình Embedded: Biết cách viết mã lệnh cho các thiết bị điện tử như: tủ lạnh, tivi, điều hòa… ngôn ngữ C/C++.
- Kỹ năng
+ Ngoại ngữ
+ Trình bày
+ Làm việc nhóm
+ Phân tích vấn đề
+ Tỉ mỉ, quyết tâm
+ Tập trung cao độ
Cần gì để trở thành một coder sáng giá lương cao?
Sau đây là một vài lời khuyên từ Vieclam24h.vn.
Có trách nhiệm với bản thân
Trách nhiệm với bản thân sẽ giúp bạn chịu khó tự học thêm công nghệ mới và không ngừng trau dồi kiến thức để không trở nên lạc hậu trước thời cuộc.
Trách nhiệm với bản thân giúp bạn không chỉ làm đối phó mà tập trung đảm bảo chất lượng công việc, tôn trọng thương hiệu bản thân, gây dựng uy tín trong lòng cấp trên và đồng nghiệp. Giữa thị trường lao động mà nguồn cung dồi dào, tạo được sự khác biệt chính là tạo được chỗ đứng.
Trách nhiệm với sản phẩm
Một coder trách nhiệm sẽ không viết ra những dòng code kém chất lượng hoặc những dòng code có thể gây hại cho người dùng. Máy móc hay phần mềm không thể hoạt động nếu thiếu người lập trình, không nói quá lời khi: bàn tay gõ code cũng là bàn tay vẽ nên thế giới công nghệ. Do đó, một coder có tâm sẽ không tạo ra những thứ gây hại hay lừa dối khách hàng (ví dụ: tiếp tay cho ăn cắp thông tin, spam hoặc lừa đảo người tiêu dùng…).
Tư duy đồng đội khi làm việc trong dự án
Coder rất ít khi làm việc đơn lẻ mà thường làm theo nhóm. Họ sẽ phải hợp tác cùng các Dev, tester, PM… Do đó, viết code dễ đọc, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ tài liệu sẽ giúp đồng nghiệp dễ theo dõi, năng nổ khi làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, tiếp thu và lắng nghe những lời góp ý về bug, hoàn thành đúng deadline… là những yếu tố quan trọng có thể giúp bạn nhanh chóng nâng cao được năng lực làm việc.
Tìm hiểu thị trường
Trước khi quyết định học để trở thành coder hoặc muốn thăng tiến từ coder lên vị trí nào trong tương lai, việc tìm hiểu thị trường sẽ giúp bạn định hình được hướng đi cho mình hiệu quả hơn. Bạn có thể dạo qua các trang tin tuyển dụng trên Linkedin, Vieclam24h.vn… để xem mức lương.
Ngoài ra, am việc hiểu về thị trường cũng sẽ giúp bạn tự tin deal lương hơn khi xin việc.
Mở rộng quan hệ
Trong bất cứ ngành nghề nào, quan hệ đều là điều quan trọng, đặc biệt khi càng lên các vị trí cao. Có bạn bè ở nhiều lĩnh vực sẽ giúp bạn mở mang kiến thức. Có bạn bè ở nhiều công ty sẽ giúp bạn dễ đánh giá mức lương, khi nhảy việc cũng dễ có thêm cơ hội. Đặc biệt, các công ty IT thường có chính sách về reference.
Đầu tư cho ngoại ngữ
Như đã đề cập, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, chính là kỹ năng quan trọng đối với Coder, thậm chí cả các Dev và Programer. Hầu hết các chương trình học hoặc tài liệu về ngành công nghệ thông tin đều bằng tiếng Anh. Chưa kể tới mức lương IT tại các doanh nghiệp nước ngoài cũng cao hơn công ty Việt Nam. Với vốn ngoại ngữ kèm kinh nghiệm, bạn còn có thể outsource cho các công ty nước ngoài để có thu nhập tốt hơn.
Xác định hướng đi
Từ một coder, bên cạnh con đường đi lên Dev và trở thành quản lý hoặc chuyên gia, nếu bạn không muốn gắn bó lâu dài với việc code còn có thể phát triển theo hướng trở thành QA hoặc BA (Business Analyst). Nhìn chung, con đường nghề nghiệp của một coder khác rộng mở. Việc xác định càng sớm hướng đi sẽ càng giúp bạn có nhiều thời gian để theo đuổi và thành công hơn.
Tự học, tự học, không ngừng tự học
Có một đặc thù trong ngành IT đó là kiến thức hết hạn khá nhanh. Những công nghệ, ngôn ngữ hay framework của 10 năm trước thôi giờ hầu như đã chẳng còn mấy người dùng. Do đó, người làm ngành cần liên tục tự học, nhất là khi bạn muốn trở thành chuyên gia và tiến sâu trong ngành. Bạn có thể học tại các group kiến thức trên mạng xã hội, các trang web cung cấp khóa học online, theo dõi những người giỏi trong ngành…
Tóm lại, coder là công việc cơ bản cho người mới chân ướt chân ráo vào ngành IT, để thăng tiến nhanh, nhận mức lương cao, không có cách nào khác ngoài không ngừng nỗ lực nâng cao giá trị bản thân qua: thái độ làm việc, kỹ năng làm việc lẫn kiến thức chuyên môn.
Học code ở đâu?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu hơn về coder là gì và những gì cần làm để trở thành một coder giỏi và tiến xa trong ngành IT. Vậy học coder bắt đầu từ đâu?
Hiện nay có nhiều trường Đại học, Cao đẳng và các trung tâm đào tạo kỹ năng lập trình, đây là nơi cung cấp kiến thức nền tảng để bạn làm quen với ngôn ngữ của máy và các nền tảng. Cụ thể, sau đây là một số ngành học bạn có thể tham khảo và đăng ký học nếu muốn trở thành coder:
- Khoa học máy tính
- Hệ thống thông tin
- Công nghệ phần mềm
- Kỹ thuật máy tính
Ngoài ra, bạn có thể tự học code ở các trang web uy tín như:
- Codecademy: Trên 24 triệu người đã sử dụng Codecademy để học lập trình và các ngôn ngữ như HTML, JavaScript, CSS, jQuery, PHP, Ruby, Python… với trên 300 giờ học miễn phí.
- Udemy: Nền tảng học trực tuyến với các khoá học về code cơ bản đến chuyên sâu, có phí và miễn phí. Bạn có thể xem các khoá học được đánh giá 5* để có lựa chọn dễ hơn từ những người học trước.
- EDX: Nền tảng học online thành lập tư 2012 bởi MIT và Harvard cung cấp các khoá học từ khoảng 60 đại học trên thế giới với nhiều lĩnh vực đa dạng như: khoa học máy tính, lập trình…
- Coursera: Đây cũng là nền tảng học online với nhiều khóa học về code từ miễn phí tới có phí của các trường đại học lớn trên thế giới như Đại học Washington, Đại học Toronto, Stanford, Vanderbilt… Các khóa học này thường bằng tiếng Anh và diễn ra từ 4 đến 6 tuần. Không chỉ học trực tuyến, bạn còn có thể tải khoá học về máy tính để học ở bất cứ đâu.
- CODEWARS: Trang web học C ++, Java, Ruby, SQL, PHP, Swift, JavaScript, Rust, TypeScript, Crystal… và nhiều hơn nữa. Không chỉ học, bạn còn có thể thử thách trên cac Kata – cộng đồng được Codewars tạo ra giúp người học trau dồi kỹ năng.
- FREECODECAMP: Trang web cung cấp khóa học về HTML5, CSS3, JavaScript… ngoài ra còn có bài tập, tương tác và học theo thời gian thực từ phòng chat cộng đồng, bạn có thể trao đổi với các lập trình viên khác cùng học trên cộng đồng để tăng hiệu quả.
- Khan Academy: nền tảng học trực tuyến cung cấp nhiều khóa học lập trình dưới dạng video, bài viết, bài tập, chương trình…
Lời kết
Trên đây, Vieclam24h.vn đã chia sẻ tới bạn tất tần tật những điều cần biết về coder là gì và làm sao để bắt đầu trở thành coder cũng như cách thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp. Đừng quên, Vieclam24h.vn luôn cung cấp thông tin việc làm lập trình cập nhật mới mỗi ngày từ hàng ngàn nhà tuyển dụng IT hàng đầu cả nước.
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: 12 khóa học Tester cho người mới bắt đầu mà bạn không thể bỏ lỡ