Marketing là một trong những lĩnh vực bao gồm nhiều ngành nghề hot nhất hiện nay, được đông đảo các bạn trẻ yêu thích và theo đuổi. Trong đó, có thể kể đến copywriter là nghề đang nổi lên đặc biệt phù hợp đối với những người yêu thích con chữ và đam mê viết lách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn khá mơ hồ về nghề nghiệp này. Vì thế, hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về copywriter là gì và tất tần tật những điều cần biết xung quanh nghề này nhé!
1. Copywriter là gì?
Trước khi tìm hiểu nghề copywriter là gì, bạn cần nắm rõ khái niệm “copywriting”. Vậy copywriting là gì?
Copywriting là hành động thuyết phục và thu hút khách hàng bằng ngôn từ, lôi kéo khách hàng đi tới quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ thông qua sự truyền tải thông điệp và lời kêu gọi hành động. Đặc biệt, từ “copy” trong thuật ngữ trên không có nghĩa là “sao chép” mà ở đây có thể hiểu là bài viết, câu chữ quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Bạn có thể bắt gặp copywriting ở bất cứ đâu, từ trang web, tạp chí cho đến truyền hình,…
Copywriter chính là người viết văn bản cho mục đích quảng cáo hoặc các hình thức Marketing khác. Sản phẩm của nghề này là những nội dung được viết nhằm tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng hay tỉ lệ chuyển đổi.
Bên cạnh đó, copywriter còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, lập chiến lược, thực hiện quy trình từng bước cho một dự án marketing nhằm tạo niềm tin với khách hàng và mở rộng phân khúc thị trường. Copywriter có vai trò quan trọng vì họ là một trong những người quyết định mức độ lan tỏa của doanh nghiệp và số lượng khách hàng tiềm năng.
2. Các công việc cơ bản của một copywriter là gì?
- Viết, biên tập bài tin và quản lý nội dung bài viết cho các khách hàng theo yêu cầu.
- Sáng tạo slogan, tagline, headline.
- Phối hợp với các bộ phận khác các báo xây dựng nội dung cho khách hàng theo từng mục tiêu cụ thể.
- Kiến thức cơ bản về SEO, nghiên cứu từ khóa và công cụ phân tích.
- Xây dựng chiến lược, ý tưởng và nội dung cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị.
- Viết thông cáo báo chí, các bài PR trên các kênh truyền thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu công việc (PR nội bộ, sự kiện hội thảo).
- Phụ trách việc cung cấp, phát triển toàn bộ nội dung cho các chiến dịch tiếp thị, xây dựng thương hiệu.
3. Phân loại và mô tả công việc của copywriter
Sau khi biết được copywriter là gì, ta cũng thấy được tầm quan trọng của nghề này trong lĩnh vực Marketing, do đó nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cũng đang tuyển dụng copywriter ở nhiều vị trí và tính chất công việc khác nhau. Trên thị trường lao động hiện nay, có thể phân loại copywriter theo 2 dạng chính như sau:
3.1. Theo dạng nội dung
Sale Letter Copywriter
Đây là loại copywriter cổ điển và thuần túy nhất. Từ thời xưa, copywriter là những người viết thư chào hàng để bán sản phẩm. Copywriter dạng này cũng có thể viết những bài nội dung dài cho website, báo – những nơi đặt yêu cầu chất lượng nội dung cao. Họ là những người đảm bảo việc sắp xếp các câu chữ mạch lạc và có tính thuyết phục cao từ đầu bài cho đến kết bài.
Creative/ Advertising Copywriter
Creative/ Advertising Copywriter có tính chất trái ngược với dạng copywriter cổ điển, công việc của Creative/ Advertising Copywriter không cần viết nhiều, mà chủ yếu là sáng tạo, viết ra các nội dung ngắn như slogan, tagline, concept, storyboard. Công việc này yêu cầu sự sáng tạo liên tục với nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, hiểu đúng tâm lý con người.
Digital Copywriter
Digital Copywriter thực hiện những công việc liên quan đến chỉnh sửa, theo dõi từng chi tiết về dự án của khách hàng bao gồm logo, hình ảnh, màu sắc,… trên các nền tảng truyền thông số. Họ phải biết cách sử dụng công cụ digital để đáp ứng cho chiến dịch Marketing Online hiệu quả.
SEO Copywriter
Những người làm SEO Copywriter là những người tập trung hơn vào các kĩ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords, vị trí đặt keywords,… khi sản xuất các bài viết, nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết nói riêng cũng như website chính nói chung trên các trình duyệt tìm kiếm.
Technical Copywriter
Đây là những người viết quảng cáo cho lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, ở vị trí này đòi hỏi cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật, xe cộ,.. Technical copywriter thường là những chuyên gia có uy tín nên bài viết của họ thường có tầm ảnh hưởng lớn, và họ thích hợp để viết những bài PR giới thiệu, đánh giá review sản phẩm.
Brand Copywriter
Brand Copywriter là người viết nội dung, lên chiến lược nhằm mục đích quảng bá thương hiệu trên truyền thông, báo chí. Bên cạnh đó, họ sẽ là người hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng để giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được khách hàng.
Publisher Copywriter
Publisher Copywriter đảm nhận tương đối đa dạng như bài PR, quảng cáo, forum seeding storyboard,… thường phân bổ trên những trang mạng xã hội và các trang tin tức. Những người này phải có ngòi bút chuẩn, bài viết đạt chất lượng cao, hiểu đối tượng độc giả để dễ dàng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.
3.2. Theo nơi làm việc
Agency Copywriter
Là những copywriter chuyên làm việc tại các Agency về quảng cáo, marketing, họ là người đóng góp ý tưởng, ngôn từ, viết nội dung quảng cáo, slogan, tiêu đề, tagline, catalogue,… chọn lọc những từ ngữ để miêu tả sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn nhất, thu hút người xem.
Corporate Copywriter
Ngược lại với Agency, Copywriter tại Corporate sẽ chỉ làm việc với một khách hàng chính là doanh nghiệp bạn đang làm việc. Nhiệm vụ công việc liên quan đến chữ viết và thương hiệu của doanh nghiệp như thực hiện lên ý tưởng, viết nội dung, chiến lược quảng cáo, slogan,…
Freelance Copywriter
Hiện nay nhiều bạn vừa ra trường vẫn còn chưa hiểu rõ về Freelance copywriter là gì. Đó là những copywriter làm việc tự do và thường chỉ nhận theo dự án. Vị trí này đặc biệt ở chỗ bạn được quyền lựa chọn khách hàng và chọn dự án mà mình muốn làm. Bạn cũng sẽ là người chủ động “deal” giá với khách hàng của mình.
4. Các kỹ năng để trở thành copywriter là gì?
4.1. Khả năng viết tốt
Công việc cơ bản của một copywriter là viết. Họ phải viết những nội dung hay và thu hút được khách hàng bằng ngôn từ. Bởi công việc chính của copywriter là làm việc với nội dung và quảng cáo, bài viết và nội dung phong phú sẽ thu hút được nhiều thị trường tiềm năng.
4.2. Tư duy sáng tạo
Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công cho một copywriter. Để cho ra đời những nội dung quảng cáo vừa độc đáo vừa mang lại hiệu quả cao, một copywriter cần có tư duy sáng tạo, hay nói cách khác chính là khả năng đưa ra những giải pháp bất ngờ nhất cho những vấn đề tưởng như đã cũ, nhằm tạo dấu ấn trong tiềm thức của khách hàng để dẫn đến những quyết định mua hàng.
Xem thêm: TOP 5 website tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho dân văn phòng khi bí idea
4.3. Đam mê nghiên cứu thông tin
Một copywriter sẽ phải đào sâu để tìm tòi những thông tin cơ bản nhất, đọc mọi tài liệu liên quan đến kỹ thuật, các ghi chú, bản giới thiệu phát triển sản phẩm và tìm tòi thêm rất nhiều thông tin ngoài lề. Người đó cũng phải tìm hiểu và nắm rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm cơ hội quảng bá ưu điểm vượt trội của sản phẩm mà đối thủ không có.
4.4. Kỹ năng bán hàng
Copywriting cũng cần có chuyên môn và kiến thức cần thiết trong nghệ thuật bán hàng để sáng tạo nội dung theo định hướng đúng, mang lại hiệu quả cao. Bởi đôi khi, bạn có thể viết một quảng cáo cực kì độc đáo và phù hợp theo xu hướng, tuy nhiên nó lại chẳng làm người ta liên tưởng tới sản phẩm mà bạn đang muốn giới thiệu thì cũng không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Chốt sale là gì? Bỏ túi bí kíp chốt sale thần tốc khiến khách hàng không thể chối từ
4.5. Kỹ năng quản lý thời gian
Việc quản lý thời gian thật sự phù hợp và cần thiết trong tất cả công việc, đặc biệt trong nghề copywriter. Quản lý thời gian giúp phân bổ quỹ thời gian của bản thân một cách hợp lý cho từng việc nhỏ mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Copywriter chịu nhiều trách nhiệm, vì thế mà quản lý thời gian sẽ giúp họ hoàn thành được những nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả.
5. Lộ trình thăng tiến của nghề copywriter
Sự nghiệp của nghề copywriter là gì? Đó chắc là câu hỏi của nhiều bạn khi mới tìm hiểu về ngành nghề này.
Có thể nói, copywriter được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực vì trách nhiệm của họ là tạo ra ý tưởng, lên chiến lược và thực hiện nội dung với mục đích cuối cùng là tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thường các copywriter sẽ làm việc tại các công ty Agency, thực hiện nhiều dự án sẽ giúp họ thỏa mãn được đam mê của mình.
Nhìn chung, lộ trình thăng tiến của copywriter bao gồm các cấp bậc: Intern Copywriter – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content/ Creative Manager – Content/ Creative Director.
Nhiều bạn mới vào nghề sẽ thắc mắc về copywriter intern là gì? Làm những gì? Đây là vị trí thực tập copywriter, và thường nhân viên thực tập sẽ làm các công việc bao gồm: lên ý tưởng, viết nội dung; hỗ trợ biên tập nội dung tiếp thị – quảng cáo; hỗ trợ biên tập nội dung theo yêu cầu; lập kế hoạch và quản lý lịch nội dung; nghiên cứu những hiểu biết của người tiêu dùng,… và từ các công việc đó sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm qua các năm để nâng cao cấp bậc của bản thân trong nghề copywriter.
6. Nên học copywriter ở đâu?
Hiện tại ở Việt Nam, chưa có khoa hay trường đại học nào tuyển sinh ngành Copywriter. Thậm chí, nhiều sinh viên còn phải tự tìm hiểu về ngành nghề này và phân biệt, định vị chúng trong thị trường làm việc. Tuy nhiên bạn có thể theo học một số khối ngành về marketing, truyền thông, báo chí, ngôn ngữ,… để có nền tảng vững chắc về truyền thông, sáng tạo nội dung, kinh doanh và quảng cáo. Nếu có ý định theo nghề copywriter bạn có thể học các ngành trên tại các trường đại học như:
- ĐH Kinh tế TP.HCM
- ĐH Ngoại thương
- ĐH Tài Chính Marketing
- ĐH Thương mại
- ĐH Kinh tế Quốc Dân
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
- Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
- Học viện báo chí và tuyên truyền
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và đăng ký các khóa học copywriter online hoặc offline từ những người làm lâu năm và có uy tín trong nghề, để có thể nghe họ truyền đạt kiến thức, cũng như các chia sẻ thực tiễn khi làm nghề, giúp bạn có những góc nhìn mới mẻ và thực tế hơn.
Tạm kết
Trên đây là tất tần tật các thông tin về chủ đề Copywriter là gì. Có thể thấy copywriter là nghề đang được “săn đón” nhiều hơn và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào. Mong rằng với những chia sẻ trên đây về copywriter là gì có thể giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp này để đưa ra các quyết định cho bản thân. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp.
Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Workshop là gì? Kế hoạch tổ chức workshop thành công nhiều người tham dự