CTO là gì? Hành trình nào để fresh trở thành CTO?

CTO là gì hẳn là câu hỏi nhiều nhân sự trong cộng đồng IT quan tâm. Những nhân vật như Michael Krieger (Instagram), David Hasson (founder của Ruby on Rail), Werner Hans Peter Vogels (Amazon) hay Lê Hồng Việt, Vũ Anh Tú (FPT), Nguyễn Sơn Tùng (Việc Có), Thái Trí Hùng (MoMo)… đều là những CTO tên tuổi thế giới và trong nước. Theo Glassdoor, năm 2021, mức lương trung bình cho vị trí này là khoảng $167,113/năm. Các công ty “blue chip” như Boston Dynamics, IBM, mức lương đề nghị trung bình hàng năm lên đến trên $200,000. Vậy CTO là gì? Lộ trình phát triển nào để trở thành CTO? Mời bạn cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

CTO là gì và làm gì?

CTO (Chief Technology Officer) hay Giám đốc Công nghệ là một trong những chức vụ cao cấp trong nhóm C-level.

Vị trí này có phải là IT Director? Đôi khi nhiều người hiểu nhầm CTO là chức danh cho người “lập trình viên giỏi nhất phòng”. Thực tế bên cạnh khả năng coding, CTO còn có kỹ năng quản trị, hiểu biết sâu sắc về việc kinh doanh của doanh nghiệp, giúp duy trì lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ, kỹ thuật, hỗ trợ gia tăng doanh số và là một trong những sợi dây liên kết bền vững doanh nghiệp với hội đồng quản trị.

Với các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là với startup, bạn sẽ khó có được một bản mô tả công việc chính thức cho một CTO. Nhưng một trong số các nhiệm vụ chính xây dựng nhân sự mảng công nghệ, giúp công ty đạt được mục tiêu doanh thu và tối ưu marketing thông qua ứng dụng công nghệ.

cto là gì
CTO là gì? CTO chính là giám đốc công nghệ – vị trí dẫn dắt và định hướng công nghệ của doanh nghiệp

Những năng lực cần có của một CTO

Cũng như bất cứ vị trí nhân sự nào trong doanh nghiệp, CTO cần có những kỹ năng, phẩm chất cơ bản. Sau đây là những năng lực cần có của một CTO:

Giỏi về công nghệ

Câu hỏi mà CEO, hội đồng quản trị, nhân sự, khách hàng thường hỏi CTO là công nghệ này có thực hiện được hay không và công nghệ đó có thể đem lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp, khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều người có thể thắc mắc, CTO có code không? Thực tế, có nhiều dự án tại startup, CTO chính là người code từ những dòng đầu tiên: code như dev, test như QA, deploy như Devops… Khi có nhân sự phù hợp đáp ứng vị trí, CTO sẽ tập trung hơn vào các công việc quản lý, dẫn dắt, tuy nhiên, những chi tiết phức tạp, những phần dev khó, đôi khi đích thân CTO vẫn phải xắn tay thực hiện. Bởi vậy, giỏi về công nghệ là điều tất yếu không thể thiếu.

cto là gì
Giỏi chuyên môn là năng lực cơ bản cần có của mọi CTO.

Năng lực xây dựng đội nhóm

Đó là năng lực tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, sử dụng nhân sự, giữ chân nhân sự giỏi. Chiến lược có thể thay đổi, công ty có thể có lúc thăng khi trầm, nhưng một team giỏi sẽ là nền tảng để CTO chinh chiến.

Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của công ty và khách hàng

Là người lên chiến lược và xây dựng các sản phẩm về công nghệ, CTO cần hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng mới có thể có chung ngôn ngữ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, từ đó hiểu hơn về yêu cầu sản phẩm và tạo ra được sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Học hỏi không ngừng để đáp ứng sự thay đổi nhanh của công nghệ

Công nghệ là một trong những ngành đang có tốc độ thay đổi nhanh nhất hiện nay. Không chỉ nhân sự trong ngành, CTO phải là người nắm bắt được những thay đổi mới nhất, từ đó lên chiến lược công nghệ cũng như định hướng công nghệ cho cả doanh nghiệp.

cto là gì
Michael Krieger Founder – CTO Instagram

CTO cần những kỹ năng nào

Bên cạnh những tố chất trên, tại các doanh nghiệp lớn CTO thường thiên về quản lý, dẫn dắt, kiến tạo thay vì yêu cầu nhiều về kỹ năng chuyên môn. Bởi vậy, CTO cần những kỹ năng mềm sau:

Giao tiếp tốt

CTO xây dựng, quản lý đội code cần thực hiện phỏng vấn, tuyển dụng, khích lệ nhân sự cập nhật công nghệ mới cũng như tuân thủ phương án làm việc hiệu quả. Đồng thời, CTO cần giao tiếp với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp như HR, các giám đốc cấp cao khác, đôi khi cần gặp gỡ, làm việc cùng khách hàng.

Giải quyết vấn đề

Khi công việc phát sinh các vấn đề, CTO sẽ thông báo, đứng ra giải quyếtvà là người đứng đầu đội ngũ kỹ thuật đưa ra các giải pháp như khắc phục lỗi, hỗ trợ kỹ thuật. Bởi vậy, phát hiện, xử lý vấn đề nhanh nhạy sẽ là kỹ năng quan trọng phải có ở CTO.

cto là gì
CTO cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và giúp nhân viên giải quyết vấn đề hiệu quả.

Lãnh đạo đội nhóm, cố vấn cho doanh nghiệp

Là người nắm giữ công nghệ của doanh nghiệp, CTO đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo đội nhóm và doanh nghiệp “bán” các ý tưởng chiến lược mới, ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như biến những công nghệ này thành hiện thực. Muốn vậy, CTO cần truyền cảm hứng, có khả năng thuyết phục, thúc đẩy sự phát triển của đồng đội, khai thác các tài năng hoặc thuê ngoài để đạt được mục tiêu dự án.

Tầm nhìn chiến lược

CTO có nhiệm vụ dẫn đầu và lên kế hoạch tech full-stack. Bởi vậy, họ phải tiếp cận để phát triển, xây dựng được quy trình làm việc khoa học, có kỹ năng tốt trong lập kế hoạch hay kiểm soát dự án cùng với những quản lý cấp cao khác. Muốn vậy, CTO cần quan sát được bức tranh toàn cảnh ở nhiều cấp độ: dự án, bộ phận, doanh nghiệp, thị trường để có thể xác định chiến lược công nghệ cho toàn doanh nghiệp cũng như đường hướng phát triển.

cto là gì
CTO cần có tầm nhìn về bức tranh toàn cảnh ở nhiều cấp độ

Lộ trình trở thành một CTO

Muốn trở thành senior, hãy cư xử như một senior trước đã,, muốn trở thành CTO, hãy học cách đặt mình ở vị trí này. Trên thực tế, không có lộ trình để trở thành CTO, chỉ có lộ trình học tập và bổ sung kiến thức để hoàn thành được các vai trò, nhiệm vụ của vị trí CTO thôi. Khi bạn là “mây tầng nào” tự dưng bạn sẽ ở vào đúng tầng đó.

Bởi vậy, sau khi đã hiểu rõ CTO là gì? CTO cần những kỹ năng, năng lực nào, sau đây sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình để bổ sung, hoàn thiện hành trang để có thể đảm đương những công việc vị trí CTO đang yêu cầu.

cto là gì
Muốn trở thành CTO, hãy học cách đặt mình ở vị trí này trước đã

Giai đoạn 3 năm đầu vào ngành: xây móng vững chắc

Đừng nóng vội, hãy dành 3 năm đầu để lấp đầy chuyên môn của bạn ở vị trí developer, tester hay QA… và trở thành người giỏi nhất trong khả năng của mình ở vị trí đó.

Hãy chọn cho mình một lợi thế chính, mở rộng năng lực ở những kiến thức xung quanh. Đặc biệt là trang bị cho mình vốn tiếng Anh xuất sắc. Bởi mọi công nghệ trên thế giới hiện nay đều có chung ngôn ngữ toàn cầu là tiếng Anh. Tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với mọi tri thức về công nghệ mới nhất.

Bên cạnh đó, hãy tham gia vào những cộng đồng công nghệ chuyên nghiệp trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nhiều kinh nghiệm để không ngừng bồi đắp chuyên môn thành nền tảng vững chắc trước khi bạn “xây” thêm các tầng kỹ năng khác vào giai đoạn tiếp theo.

cto là gì
Hãy dành 3 năm đầu để xây dựng nền tảng chuyên môn vững chắc

Giai đoạn 3 năm tiếp: bồi dưỡng kỹ năng quản lý

Thông thường, sau 3 năm sự nghiệp bạn đã có thể từ junior chuyển lên vị trí senior nếu chuyên môn vững. Đây là thời điểm thích hợp để bạn dành thời gian bổ sung thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, quản trị dự án, tuyển người, đánh giá nhân sự, làm việc dưới áp lực…

Đừng ngần ngại nếu bạn bắt đầu được giao quản lý các nhóm nhỏ. Đón nhận vị trí leader với trách nhiệm mới bên cạnh chuyên môn sẽ giúp bạn làm quen dần với những vị trí “nặng” hơn trong tương lai như manager, director… Đó chính là những nấc thang vững chắc để bạn tiến lên tới vị trí CTO.

cto là gì
3 năm tiếp theo dùng để bồi dưỡng thêm các kỹ năng mềm liên quan tới quản lý, tổ chức

Hai năm tiếp theo: nước rút

Khi chuyên môn đã đủ sâu, kinh nghiệm quản lý đã đủ dạn dày, đây là lúc bạn đủ nền tảng để thử lãnh những trách nhiệm của vị trí CTO bằng việc thử ứng tuyển vị trí này. Tùy theo doanh nghiệp mà mô tả công việc thực tế của CTO không giống nhau, nhưng tựu chung: một CTO sẽ luôn được kỳ vọng là người có kỹ năng cứng cùng kỹ năng mềm vượt trội và khả năng nắm bắt công nghệ xuất sắc.

Bên cạnh đó, CTO còn thực hiện xây dựng chiến lược công nghệ, các giải pháp an ninh mạng, cố vấn, kiểm tra, triển khai các xu hướng công nghệ mới, phụ trách kỹ thuật…

cto là gì
Từ 2 năm sau, khi đã đủ kinh nghiệm và kỹ năng, bạn đã có thể thử sức với những công việc của vị trí CTO

Tạm kết

Bài viết trên đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng đã phần nào đem đến cho bạn cái nhìn rõ hơn về vị trí CTO là gì cũng như lộ trình để vươn tới vị trí này.

Bên cạnh lộ trình trên, hành trang không thể thiếu vẫn luôn là tinh thần cầu tiến, học hỏi không ngừng để bắt kịp với sự chuyển động nhanh của ngành công nghệ. CTO là một vị trí C-level chủ chốt, bởi vậy, vị trí này không chỉ cần bản lĩnh còn cần khả năng vượt qua những áp lực lớn.

Suy cho cùng, CTO cũng chỉ là tên gọi cho một vị trí, nhiều doanh nghiệp trong đó có Google thậm chí còn không có chức danh CTO. Điều quan trọng trong mỗi hành trình sự nghiệp vẫn là là bạn đạt được năng lực gì và thành tựu gì trong hành trình trưởng thành chung cùng cả doanh nghiệp.

Dù bạn đang ấp ủ ước mơ vươn tới vị trí nào, CTO, CFO, CIO hay CEO, hãy nỗ lực từng ngày ngay từ hôm nay. Nghề Nghiệp Việc Làm 24h luôn đồng hành cùng bạn với những tri thức về nghề nghiệp cập nhật liên tục và hàng ngàn cơ hội công việc tiềm năng. Chúc bạn thành công và sớm chạm tay vào vị trí mong muốn!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: PMO là gì? Cần kỹ năng gì để làm việc ở phòng quản lý dự án?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục