Không tìm hiểu rõ về ngành học gây khó xin việc
Khi đăng ký dự thi đại học, nhiều bạn trẻ chọn lựa ngành học theo cảm hứng, thấy người đi trước chọn ngành đó thì chọn theo, hay cha mẹ sắp đặt, hoặc thậm chí là chọn đại mà không có sự tìm hiểu rõ về ngành học. Chính vì không tìm hiểu rõ, các bạn trẻ không nắm rõ được mình học cái gì, học xong có thể theo được những ngành nghề gì và ngành nghề đó có phù hợp với bản thân hay không. Hậu quả là khi đã vào học, nhiều bạn trẻ cảm thấy ngành học không phù hợp, không gây được hứng thú, khiến cho việc học hành gặp nhiều trở ngại, ra trường với tấm bằng “đủ điều kiện tốt nghiệp” và không đấu tranh được với những người có bằng đại học xếp hạng cao hơn.
Bên cạnh vấn đề bằng cấp thấp, nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng học vị cao nhưng vẫn thất nghiệp, tại sao? Mỗi năm có quá nhiều sinh viên ra trường, khiến thị trường việc làm của ngành nghề đó bị thừa, quá tải, gây nên tình trạng thất nghiệp.
Để có thể tìm được việc làm đúng ngành nghề, đúng chuyên môn, ngoài việc tạo nên sự khác biệt khiến nhà tuyển dụng chú ý, đôi khi tiền bạc cũng là vấn đề cần suy nghĩ đến. Không chạy tiền xin việc có thể là nguyên nhân khiến vị trí bạn nhắm tới bị tuột khỏi tầm tay và phải rẽ sang hướng khác.
Chạy tiền xin việc vì sao khó?
Nhiều cử nhân, đặc biệt là nữ giới có tâm lý xin vào làm công việc nhà nước bởi vì con gái chỉ cần công việc ổn định, có gia đình nhỏ. Thế nhưng số tiền chạy việc không hề nhỏ, từ vài chục đến vài trăm triệu, đó là một khoản tiền mà gia đình phải tích cóp rất lâu, thậm chí là vay mượn. Công việc hành chính lương thường “không hấp dẫn” và phải làm việc rất lâu để bù lại số tiền chạy việc. Với khoản tiền chạy việc đó, mua sắm cho gia đình, hay đầu tư kinh doanh sẽ có lợi ích nhiều hơn.
Không chạy tiền xin việc thì làm trái nghề có phải là ngõ cụt?
Ra trường, tâm lý chung của các bạn tân cử nhân là muốn được làm công việc đúng ngành nghề mình đã được đào tạo. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả vấn đề không chạy tiền xin việc khiến cho giai đoạn xin việc đúng ngành nghề đi vào ngõ cụt, lúc đó chọn lựa làm trái nghề là lựa chọn tốt.
Việc làm trái nghề khiến các cử nhân phải bắt đầu từ con số 0, những kiến thức nhà trường đã học sẽ không giúp ích gì các bạn. Thế nhưng, học khác với thực tế rất nhiều, bằng cấp cũng chỉ là nền tảng để tiếp thu, học hỏi chứ không phải “tấm bùa hộ mệnh” để các bạn làm tốt mọi việc.
Việc học xong không được làm đúng nghề học tuy đem lại luyến tiếc cho nhiều người, thậm chí là thất vọng vì uổng phí mấy năm “mài đũng quần trên giảng đường”. Thế nhưng, nếu làm trái nghề mà bạn vẫn tìm được niềm vui, sự đam mê, yêu thích trong công việc của mình, hưởng mức thu nhập ổn định… thì cũng rất tuyệt vời.