Suốt từ năm 2010, chúng ta trải qua thập kỷ của Mobile App và Web, thế giới hiện đang sở hữu một khối lượng thông tin khổng lồ từ Internet. Điều quan tâm hiện tại là làm sao để khai thác lượng lớn dữ liệu trên như thế nào cho hiệu quả? Việc phân tích dữ liệu chính là phương pháp tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp để nhìn rõ thị trường, nhìn rõ bản thân để đưa ra giải pháp thích hợp nhất mà ít rủi ro. Vài năm gần đây, khái niệm Data Analyst được nhắc đến ngày càng nhiều hơn với những ứng dụng thực tiễn ở hầu hết các lĩnh vực. Vậy hãy cùng Việc làm 24h tìm hiểu Data Analyst là gì? Vậy Data Analyst là gì? Cần học gì để trở thành Data Analyst?
Data Analyst là gì?
Data Analyst hay được gọi là phân tích dữ liệu. Nói một cách đơn giản, công việc này liên quan đến quá trình chọn lọc dữ liệu và tìm kiếm, thu thập những thông tin chọn lọc một núi thông tin hỗn độn khổng lồ. Data Analyst được biết đến là công việc bao gồm quá trình thu thập, làm sạch và xử lý dữ liệu thô, đồng thời dữ liệu đầu ra được xuất theo yêu cầu trực quan dưới dạng biểu đồ, hình ảnh, đồ thị… Các dữ liệu được chắt lọc được gọi là Key Insight có giá trị rất lớn với các công ty ở mọi quy mô trong việc đưa ra quyết định có tầm ảnh hưởng.
Cần học những gì để trở thành Data Analyst?
Nếu bạn là người có niềm đam mê mãnh liệt với những con số, những bài toán hóc búa và muốn tìm hiểu sự thật đằng sau những có số liệu đó là gì thì Data Analyst chính là ngành nghề hoàn toàn phù hợp với bạn. Trong thời đại khi mà cứ mỗi giây, mỗi phút có hàng trăm thậm chí hàng triệu dữ liệu được đưa lên Internet, Data Analyst chính là một ngành cực kỳ phát triển. Để có thể trở thành Data Analyst đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm lẫn kinh nghiệm.
Data Analyst đòi hỏi bạn phải là một người có tính tự học rất cao. Đồng thời Data Analyst sẽ gắn bó với việc thu thập và phân tích dữ liệu, do đó kĩ năng thống kê sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn, xử lý được đầy đủ các thông tin mà không bị thiếu sót. Đồng thời, kỹ năng thống kê sẽ giúp người xem hiểu dễ hơn về các vấn đề, thông tin được đề cập trong báo cáo, từ đó đưa ra quyết định chính xác hơn. Đồng thời, bạn cũng cần có một tư duy phản biện cũng như khả năng quan sát chi tiết.
Xem thêm: Các mẫu báo cáo công việc chuyên nghiệp cho dân văn phòng khiến sếp khen ngợi
Không riêng gì kỹ năng chuyên môn, các bạn cũng nên cải thiện kỹ năng mềm để trở thành một người phân tích dữ liệu tài giỏi.
Cơ sở dữ liệu hay Database chính lập tập hợp cấu trúc được lưu trữ và truy cập từ hệ thống. Với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy cần có một công cụ để có thể truy cứu dữ liệu nhanh chóng và thuận tiện hơn. Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu SQL được ra đời. SQL là tên viết tắt của Structured Query Language nghĩa là ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu. Có thể xem SQL là ngôn ngữ chung mà bất cứ hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ Relational Database Management System (RDBMS) nào cũng phải đáp ứng, điển hình như: Oracle Database, SQL Server, MySQL…
Hầu như tất cả các công ty lớn cần xây dựng một hệ thống để lưu trữ cơ sở dữ liệu của họ. Mọi thứ trong cơ sở dữ liệu này được cấu trúc thành nhiều bảng có liên hệ với nhau. SQL giúp quản lý cơ sở dữ liệu thông tin một cách hiệu quả, tăng tốc độ truy vấn và tạo điều kiện cho việc bảo trì thông tin.
Vì công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao nên nhìn chung, việc biết các ngôn ngữ lập trình R, Python, Matlab sẽ giúp các chuyên viên phân tích dữ liệu có thể làm việc khoa học, hiệu quả. Những ngôn ngữ lập trình trên đều có một kho thông tin khổng lồ từ bên thứ ba cho phép thực hiện đầy đủ các chức năng phân tích dữ liệu.
R, Python, Matlab sẽ giúp các chuyên viên phân tích dữ liệu có thể làm việc trong một môi trường với quy trình khoa học, hiệu quả.
Với việc tiếp xúc một lượng lớn thông tin mỗi ngày, việc áp lực công việc là một điều không thể tránh khỏi. Khi bạn bị áp lực bởi deadline, bạn cần phải vững tâm hơn khi đối mặt với áp lực, bình tĩnh, vạch ra lịch trình, kế hoạch rõ ràng hơn. Đây là kỹ năng cần thời gian dài luyện tập mới có thể đạt được.
Xem thêm: 6 mẹo quản lý thời gian hiệu quả giúp dẹp bỏ nỗi sợ deadline
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành này ra sao?
Đa phần, khi ta lựa chọn một ngành nghề, tiêu chuẩn đầu tiên được đặt ra đó chính là độ phổ biến của việc làm. Liệu công việc có dễ xin việc không? Liệu có thể được làm trong những lĩnh vực nào? Một trong những điều tuyệt vời khi nghiên cứu và học hỏi các kỹ năng phân tích dữ liệu là bạn không bị ràng buộc với bất kỳ loại nghề nghiệp cụ thể nào. Bạn cũng có thể trở thành một nhà phân tích dữ liệu và ở vị trí đó trong nhiều thập kỷ nếu bạn muốn. Đồng thời có thể dễ dàng chuyển hướng sang ngành khác nếu cần.
Sau khi biết được Data Analyst là ngành gì, bạn cần nằm các lĩnh vực gì sẽ cần người phân tích dữ liệu chuyên nghiệp:
– Với ngành tài chính ngân hàng bạn sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm khai thác dữ liệu và phân tích chuyên sâu về hành vi người dùng trên các nền tảng ngân hàng số.
– Với ngành phát triển mạng xã hội và công nghệ, bạn có thể sử dụng một số công cụ hữu ích để bắt đầu thực hiện phương pháp phân tích theo nhóm như là Google Analytics… việc áp dụng GA vào lĩnh vực này giúp khai thác tối đa những dữ liệu người dùng.
Ngành truyền thông Marketing vốn là một ngành đòi hỏi cần có nhiều thông tin của khách hàng, từ đó đưa ra những phương án thích hợp nhất để đưa sản phẩm quảng cáo đến với khách hàng.
– Đối với các ngành sản xuất, lắp ráp có khả năng thiết kế các linh kiện, thiết bị từ các kết quả phân tích và tiêu chuẩn đo lường cho ngành sản xuất.
– Ở ngành viễn thông, việc áp dụng Data Analyst giúp chia sẻ các kết quả phân tích phức tạp một cách đơn giản và chặt chẽ.
– Các học viện, viện nghiên cứu được tận dụng tối đa hơn nhờ Data Analyst, việc tổng hợp thông tin, các dữ liệu quan trọng giúp cho nghiên cứu phân tích các thông tin trở nên hiệu quả hơn.
Theo Cục thống kê Lao động, trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2024, nhu cầu nhân lực liên quan đến nghiên cứu dữ liệu thị trường, trong đó có Data Analysist sẽ tăng thêm 18%. Từ đây có thể thấy rằng cơ hội việc làm với ngành phân tích dữ liệu sẽ còn rộng mở hơn nữa. Vì thế, ngay bây giờ nếu bạn muốn theo đuổi ngành này cần phải cố gắng nhiều hơn nữa và sẽ không lo lắng về việc thiếu việc làm sau này. Mức lương trung bình của Data Analyst mỗi tháng từ 15 -17 triệu VNĐ. Nếu bạn có đam mê với nghề, dày dặn kinh nghiệm và giữ vị trí cao hơn thì mức lương có thể đạt đến 108.000 USD/năm. Một số mức lương dựa theo báo cáo thị trường năm 2021 là: Data Scientist (42 triệu đồng), Data Engineer(35 triệu), Big Data Engineer( 30 triệu),…
Xem thêm: Phụ cấp lương là gì? Quy định các khoản phụ cấp theo lương người lao động cần biết
Nhu cầu tiếp xúc với lượng lớn dữ liệu của các công ty, doanh nghiệp làm góp phần làm cho Data Analyst trở nên phổ biến.
Tổng Kết
Để có thể chọn được đúng ngành, đúng nghề cần phải trải qua một quá trình dài và phức tạp. Bạn cần xác định rõ hướng đi của mình trong từng lĩnh vực để đưa ra lộ trình đúng đắn. Bên trên là những thông tin về Data Analyst là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của ngành này ra sao? Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giúp bạn giải đáp một phần nào đó thắc mắc về ngành này.
Xem thêm: Làm sale là gì? Các kỹ năng cần có trong công việc sale mà ai cũng cần phải biết!