Hiểu rõ ecommerce là gì và cần phát triển kỹ năng nào để dấn thân vào ngành này

Ecommerce có thể được xem là một bước tiến mới trong sự phát triển và chuyển giao các hình thức kinh doanh. Do vậy ecommerce ngày càng thu hút các bạn trẻ với nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Vậy ecommerce là gì, kỹ năng nào là cần thiết để làm việc ở ngành này? Hãy tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây cùng Việc Làm 24h.

Ecommerce là gì?

Ecommerce có nghĩa là thương mại điện tử. Khái niệm này dùng để chỉ việc mua bán hàng hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền, dữ liệu qua Internet. Các giao dịch kinh doanh này xảy ra dưới dạng doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), người tiêu dùng với người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng với doanh nghiệp.

ecommerce là gì
Ecommerce là gì? Ecommerce có nghĩa là thương mại điện tử, chỉ việc mua bán hàng hóa qua Internet.

Trong những năm vừa qua, ecommerce đã bứt tốc phát triển và trở thành xu hướng. Ở nước ta, xét về quy mô, thị trường thương mại điện tử năm 2021 tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD, theo tính toán của Google, Temasel, Bain & Company. Theo báo cáo “e-Conomy 2021” chỉ ra rằng Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó 55% đến từ các khu vực không thuộc thành thị.

Tại Mỹ, trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng rộng rãi các nền tảng thương mại điện tử như Amazon và eBay đã góp phần tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Năm 2011, thương mại điện tử chiếm 5% tổng doanh số bán lẻ. Đến năm 2020, với sự bắt đầu của đại dịch, chỉ số này đã tăng lên hơn 16%, theo techtarget.

ecommerce là gì
Ecommerce có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua.

Quá trình hoạt động của ecommerce là gì?

Ecommerce hoạt động nhờ vào Internet. Khách hàng truy cập vào một cửa hàng trực tuyến để lựa chọn và đặt hàng sản phẩm, dịch vụ thông qua thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng.

Khi đơn hàng được đặt, trình duyệt web của khách hàng sẽ giao tiếp với máy chủ lưu trữ trang web thương mại điện tử. Dữ liệu liên quan đến đơn đặt hàng sẽ được chuyển tiếp đến trung tâm quản lý đơn đặt hàng. Sau đó, thông tin sẽ được chuyển đến cơ sở dữ liệu quản lý tồn kho, hệ thống quản lý thông tin thanh toán, sử dụng các ứng dụng như Paypal và hệ thống máy tính ngân hàng. Cuối cùng sẽ quay lại vai trò quản lý đơn hàng. Điều này đảm bảo hàng tồn kho và tài khoản ngân hàng của khách hàng (trong trường hợp khách hàng trả trước) đủ để xử lý đơn hàng.

Sau khi đơn hàng được xác nhận, nhân viên quản lý đơn hàng sẽ thông báo đến máy chủ của cửa hàng. Máy sẽ hiển thị thông báo cho khách hàng biết đơn hàng của họ đã được xử lý thành công. Tiếp đến sẽ chuyển dữ liệu đến bộ phận kho để chuyển sản phẩm đến khách hàng.

Các nền tảng lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử bao gồm các trang bán hàng trực tuyến mà người bán đăng ký, chẳng hạn như Amazon, phần mềm như một công cụ dịch vụ cho phép khách hàng thuê cơ sở hạ tầng cửa hàng trực tuyến. Hoặc các công cụ mã nguồn mở các công ty quản lý bằng cách thuê nhân lực phát triển nội bộ.

Những loại hình giao dịch của ecommerce là gì?

  • Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B): loại hình này đề cập đến việc trao đổi, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau.
ecommerce là gì
B2B là một trong những loại hình giao dịch trên thương mại điện tử.
  • Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): là một loại hình thương mại điện tử trong đó người tiêu dùng trao đổi sản phẩm, dịch vụ với nhau. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua đơn vị thứ ba. Ví dụ: Ebay, Craigslist, Facebook marketplace…
  • Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C): là một phần bán lẻ của thương mại điện tử. Đây là khi doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Thuật ngữ này phổ biển trong thời kỳ bùng nổ website “dot-com” vào cuối những năm 1990, khi nhà bán lẻ và người bán hàng trực tuyến vẫn còn là khái niệm mới lạ.
ecommerce là gì
B2C là loại hình phổ biến nhất của thương mại điện tử hiện nay.
  • Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B): mô hình này ngược lại với C2C, đây là giao dịch mà người tiêu dùng đóng vai trò là bên bán và doanh nghiệp là bên mua. Ví dụ như thị trường bán hình ảnh, thiết kế, chẳng hạn là iStock.
  • Ngoài những hình thức phổ biến trên, còn có một số khác như doanh nghiệp với chính phủ (B2G), chính phủ với chính phủ (G2G), chính phủ với doanh nghiệp (G2B), chính phủ với công dân (G2C).

Vì sao ecommerce lại phát triển như vũ bão?

Với sự bùng nổ của Internet và phát triển của công nghệ,thói quen tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi và đưa ecommerce trở thành mảnh đất đầy tiềm năng. Sở hữu những điểm mạnh nổi bật đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường chính là “bệ phóng” đưa thương mại điện tử không ngừng mở rộng và đi lên. Vậy các ưu điểm đó của ecommerce là gì?

Giao dịch không giới hạn

Ngoài việc bảo trì theo lịch trình thì các trang thương mại điện tử luôn hoạt động 24/7. Bên cạnh đó, mọi giao dịch đều không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Nhiều nền tảng ecommerce phát triển xuyên quốc gia. Do đó, khách hàng có thể dễ dàng muasản phẩm yêu thích tại bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào.

ecommerce là gì
Với ecommerce, khách hàng có thể mua sản phẩm tại bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào.

Tốc độ truy cập nhanh chóng

Trong khi mua hàng ở cửa hàng truyền thống có thể bị hạn chế bởi đám đông thì ecommerce lại khắc phục được điểm này. Tốc độ này được xác định bằng việc cân nhắc tính toán và băng thông trên cả thiết bị của người dùng và trang web thương mại điện tử. Các trang sản phẩm và giỏ hàng tải trong vài giây hoặc ít hơn. Một giao dịch thương mại điện tử có thể chỉ mất vài cú nhấp chuột và chưa đầy 5 phút.

Chi phí thấp hơn

Các nhà bán hàng ecommerce sẽ tránh được các chi phí vận hành cửa hàng như tiền thuê mặt bằng, nhân viên, decor… Do đó các sản phẩm trên trang thương mại điện tử thường có giá hấp dẫn.

Khả năng tiếp cận dễ dàng

Người tiêu dùng khi mua tại cửa hàng truyền thống có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xác định sản phẩm cụ thể hoặc không chọn được sản phẩm ưng ý. Với thương mại điện tử, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và tìm kiếm nhanh chóng.

ecommerce là gì
Người dùng dễ dàng chọn lựa sản phẩm trên các trang thương mại điện tử.

Sau khi hiểu rõ về ecommerce là gì, có thể dễ dàng nhận thấy những năm gần đây ecommerce là một ngành hấp dẫn và mở ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút được nguồn nhân lực, đặc biệt là các bạn trẻ. Do đó, lựa chọn ecommerce là con đường bắt đầu và phát triển sự nghiệp đang là xu hướng. Vậy để có cơ hội và làm tốt công việc ở ngành ecommerce cần những kỹ năng nào. Dưới đây là một số kỹ năng mà bạn nên cân nhắc để phát triển bản thân

Những kỹ năng cần có khi làm việc ở ngành ecommerce là gì?

Sáng tạo nội dung

Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp khi viết và nói là một trong những chìa khóa quyết định sự thành công. Từ mô tả sản phẩm đến blog cung cấp thông tin, viết quảng cáo… Ngôn từ, sự sáng tạo sẽ quyết định thương hiệu được ghi nhớ hay lãng quên trong tâm trí của khách hàng. Do đó bạn cần có khả năng sáng tạo ra những nội dung hấp dẫn, phù hợp để tương tác và giữ chân khách hàng.

Xem thêm: Content Creator: Người sáng tạo nội dung là làm gì, cơ hội nghề nghiệp như thế nào

ecommerce là gì
Sáng tạo nội dung góp phần quan trọng trong việc tạo sự chú ý với khách hàng.

Quảng cáo

Quảng cáo là cách thương hiệu thu hút sự chú ý và tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Lập kế hoạch, thực thi và phát triển là điều cần thiết cho quảng cáo trong thương mại điện tử. Từ đó góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng.

Email marketing

Theo khảo sát được thực hiện bởi Direct Marketing Association thì email marketing là một trong những công cụ tiếp thị hiệu quả nhất. Đây là cách hoàn hảo để tương tác với khách hàng hiện tại và người dùng mới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những công cụ chính được sử dụng trong thương mại điện tử.

ecommerce là gì
Email marketing là một trong những công cụ chính được sử dụng trong ngành ecommerce

SEO

SEO cho phép các công cụ tìm kiếm tìm thấy trang web của bạn một cách dễ dàng. Do vậy, bạn cần phải tối ưu hóa trang web thương mại điện tử để khách hàng tìm thấy nhanh chóng và mở rộng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp.

Marketing Automation

Marketing automation trong ecommerce là gì? Đó chính là việc sử dụng nền tảng tự động hóa để quản lý quy trình làm việc và tiếp thị. Điều tuyệt vời của marketing automation chính là giúp tiết kiệm chi phí tiếp thị, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

ecommerce là gì
Mailchimp là một trong những nền tảng marketing automation.

Thiết kế

Sáng tạo là yếu tố quan trọng khi nói đến quảng cáo thương điện tử. Và thiết kế là điều không thể thiếu trong bất kỳ quảng cáo nào, có thể kể đến hình ảnh, video, TVC, banner…

Sau khi tìm hiểu ở bài viết này của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về ecommerce là gì và những kỹ năng cần thiết để làm việc ở ngành này. Nếu bạn muốn theo đuổi ecommerce thì tại sao không bắt đầu ngay bây giờ khi đã biết những kỹ năng cơ bản cần có. Nếu bạn đang tìm kiếm những công việc tiềm năng, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục