Tiền lương là vấn đề người lao động nào cũng quan tâm. Một trong các chỉ số quan trọng để tính lương là hệ số lương cơ bản. Vậy khái niệm hệ số lương cơ bản là gì, hệ số này khác nhau theo từng ngành nghề hay cấp bậc ra sao? Hệ số lương cơ bản ảnh hưởng gì tới quá trình tính lương hàng tháng? Mời bạn cùng tìm hiểu về chỉ số này qua bài viết sau của Việc Làm 24h.
Hệ số lương cơ bản là gì?
Hệ số lương cơ bản là chỉ số thể hiện mức chênh lệch tiền lương giữa các vị trí hoặc cấp bậc công việc khác nhau theo bằng cấp, trình độ và thời gian công tác.
Hệ số lương cơ bản dùng để tính mức lương cho cán bộ nhà nước hoặc công nhân viên và người lao động. Hệ số này cũng được sử dụng để làm căn cứ tính lương cơ bản, phụ cấp hoặc các chế độ cho nhân viên.
Thông thường, hệ số lương cơ bản sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ và phù hợp với sự phát triển kinh tế theo từng giai đoạn của đất nước.
Với các đơn vị trực thuộc nhà nước, từng nhóm ngành và cấp bậc khác nhau sẽ có các khung hệ số lương riêng. Với các đơn vị kinh doanh tư nhân cũng có thể xây dựng hệ số lương dựa trên hệ số lương cơ bản sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và tuân theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ dựa vào hệ số này để tính mức lương và các chế độ, phụ cấp lương cho nhân viên theo từng cấp bậc, thâm niên của nhân sự.
Xem thêm: TOP 10++ các phần mềm tính lương dễ dùng, phổ biến nhất hiện nay
Cách tra cứu hệ số lương cơ bản
Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP về thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp trong các công ty thuộc nhà nước, hệ số lương được phân cấp với người lao động theo 3 nhóm: người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Cụ thể hệ số lương cơ bản theo bậc học như sau:
- Hệ số lương trung cấp: 1.86
- Hệ số lương cao đẳng: 2.10
- Hệ số lương đại học: 2.34
Ngoài ra, hệ số lương tương ứng sẽ tăng lên theo cấp bậc công việc với điều kiện là thoả mãn mức chênh lệch tối thiểu giữa các bậc là 5%.
Tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/5/2013, cả doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp ngoài khối nhà nước cùng áp dụng các quy định thống nhất về thang lương, bảng lương quy định mức tính lương theo hệ số cơ bản như sau:
Tiền lương cơ bản = Mức lương cơ sở X Hệ số lương đang hiện hưởng
Trong đó, mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu được quy định bởi nhà nước và khác nhau theo vùng. Mức lương cơ sở này được điều chỉnh để phù hợp với chỉ số kinh tế xã hội theo từng thời kỳ của đất nước.
Hệ số lương hiện đang hưởng sẽ khác nhau theo chức vụ và nhóm ngành. Đối với nhân sự trong khối doanh nghiệp nhà nước, hệ số này cũng được quy định cụ thể theo từng nhóm ngành, từng cấp bậc, chức danh khác nhau. Với doanh nghiệp tư nhân, hệ số này do doanh nghiệp tự điều chỉnh, xây dựng phù hợp với pháp luật nhà nước.
Quy định mới nhất về mức lương cơ sở (hay lương tối thiểu) theo vùng 2022 cho 63 tỉnh thành được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Quy định này được áp dụng chính thức từ 1/7/2022 như sau:
- Lương tối thiểu vùng I: 4.680.000 vnđ/tháng
- Lương tối thiểu vùng II: 4.160.000 vnđ/tháng
- Lương tối thiểu vùng III: 3.640.000 vnđ/tháng
- Lương tối thiểu vùng IV: 3.250.000 vnđ/tháng.
Quy định về các vùng cụ thể như sau:
Vùng I bao gồm các quận/huyện/thị xã hoặc thành phố trực thuộc khu vực trung tâm với nền kinh tế phát triển. Tiêu biểu như một số vùng thuộc nhóm vùng I tại miền Bắc như: huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Gia Lâm, Thanh Oai, Sóc Sơn, Thanh Trì, Đông Anh, Thường Tín, Chương Mỹ, Mê Linh (thuộc Hà Nội)… Tại miền Nam, vùng I là các thành phố/khu vực như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An, huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo (tỉnh Bình Dương)…
Vùng II bao gồm các huyện ngoại thành và tỉnh/thành phố có nền kinh tế phát triển ở mức tương đối như: huyện Ba Vì (Hà Nội), thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) , thành phố Hải Dương (Hải Dương), Huyện Phúc Yên, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)… Phía Nam có một số tỉnh, thành phố thuộc vùng II như Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), thành phố Trà Vinh (Trà Vinh), thành phố Cà Mau (Cà Mau)…
Vùng III gồm các khu vực có nền kinh tế tương đối phát triển nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các khu vực thuộc vùng II. Một số địa phương thuộc vùng III gồm: huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Kim Thành, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Nam Sách, Gia Lộc (Hải Dương), Tam Đảo, Tam Dương, Sông Lô, Lập Thạch (Vĩnh Phúc)… Các khu vực phía Nam như thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh), thị xã Rạch Giá ( Bạc Liêu), Ngã Năm (Sóc Trăng)…
Vùng IV là những vùng đặc biệt khó khăn với nền kinh tế kém phát triển
Để biết khu vực mình đang làm việc thuộc vùng nào, bạn có thể tra cứu cụ thể: tại đây
Các doanh nghiệp không thuộc khối nhà nước chi trả lương cho nhân viên dựa trên quy định về lương tối thiểu này. Mức lương doanh nghiệp trả cho nhân viên không được thấp hơn so với lương tối thiểu vùng.
Quy định về hệ số lương
Nghị định 204/2004/NĐ-CP cũng quy định có từ 1 đến 12 bậc lương. Hệ số lương được sắp xếp tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12. Bên cạnh mức lương chính, cán bộ và công nhân viên còn được hưởng thêm lương phụ cấp căn cứ theo công việc, chức vụ, thâm niên. Do đó:
- Chức danh nghề nghiệp khác nhau, ngạch công chức hay viên chức khác nhau sẽ có hệ số lương khác nhau.
- Cùng chức danh nghề nghiệp, tuy nhiên nhân viên có bậc lương khác nhau cũng sẽ có hệ số lương khác nhau.
Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Cách deal lương hiệu quả khi JD ghi lương cạnh tranh
Sau đây là hệ số lương của một số ngành nghề phổ biến
Với chuyên ngành hành chính (quy định theo thông tư 02 ban hành Bộ Nội vụ hiệu lực từ 01/8/2021)
Ngạch | Loại | Hệ số lương |
Chuyên viên cao cấp | A3 | 6.20 – 8.00 |
Chuyên viên chính | A2 | 4.40 – 6.78 |
Chuyên viên | A1 | 2.34 – 4.98 |
Cán sự | A0 | 2.10 – 4.89 |
Nhân viên | B | 1.86 – 4.06 |
Bảng lương dành cho công chức/ nhân viên văn thư
Ngạch | Loại | Hệ số lương |
Văn thư viên chính | A2 | 4.40 – 6.78 |
Văn thư viên | A1 | 2.34 – 4.98 |
Văn thư viên trung cấp | B | 1.86 – 4.06 |
Bảng lương giảng viên đại học (theo Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26/10/2020 trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập)
Ngạch | Loại | Hệ số lương |
Giảng viên Đại học cao cấp | A3.1 | 6.20 – 8.00 |
Giảng viên Đại học chính | A2.1 | 4.40 – 6.78 |
Giảng viên Đại học | A1 | 2.34 – 4.98 |
Bảng lương bác sĩ: hệ số lương bác sĩ cũng được chia thành 3 nhóm chính cụ thể như trong bảng sau
Ngạch | Mã số | Hệ số lương |
Bác sĩ cao cấp | V.08.01.01 | 6.20 – 8.00 |
Bác sĩ chính | V.08.01.02 | 4.40 – 6.78 |
Bác sĩ | V.08.01.03 | 2.34 – 4.98 |
Nhìn chung, hệ số lương cơ bản và hệ sống lương nói chung đóng vai trò quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp và đây là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp đưa ra mức đãi ngộ phù hợp dành cho nhân sự.
Với người lao động, việc nắm rõ những cơ sở về mức lương theo hệ số sẽ giúp bạn có được những đánh giá, cân nhắc chính xác trong quá trình ứng tuyển cũng như quá trình làm việc. Từ đó xây dựng được lộ trình làm việc và phấn đấu phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm công cụ tính lương gross sang net rất tiện lợi, giúp bạn chuyển đổi một cách nhanh chóng để deal lương hợp lý.
Lời kết
Trên đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về hệ số lương cơ bản cũng như các quy định về bậc lương hiện nay tại một số ngành. Hệ số lương cơ bản là cơ sở để kế toán các doanh nghiệp tính toán mức tiền lương cũng như phụ cấp cho nhân sư. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bảng lương và cách tính lương cho bản thân hiện nay. Đừng quên thường xuyên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về các kiến thức khi đi làm.
Xem thêm: Tìm hiểu các hình thức trả lương phổ biến hiện nay của doanh nghiệp