Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều cuộc tranh luận liên quan đến ngành quản trị kinh doanh. Một số luồng ý kiến cho rằng học quản trị kinh doanh chỉ dành cho “COCC” hay đây là ngành học không đào sâu vào chuyên môn nên rất khó tìm việc. Ngược lại, nhiều người khẳng định quản trị kinh doanh rất có tiềm năng phát triển. Vậy thực chất quan điểm nào là chính xác? Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Học quản trị kinh doanh ở đâu cho hiệu quả?
Tìm hiểu tổng quan về ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh – hiểu thế nào cho đúng?
Quản trị kinh doanh (Business Administration) được hiểu đơn giản là quản lý hoạt động kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Nhiệm vụ cốt lõi của quản trị kinh doanh là theo dõi và giám sát các hoạt động liên quan đến kinh doanh, bao gồm: tài chính, tiếp thị, kế toán, nhân sự,…
Quản trị kinh doanh hiện là một trong những ngành top các trường Đại học. Trước xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các bạn trẻ đón nhận rất nhiều cơ hội hợp tác với công ty trong và ngoài nước. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu theo đuổi chuyên ngành kinh tế tăng cao. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn khá mơ hồ về ngành và không biết học quản trị kinh doanh ra làm gì dù đang dấn thân vào lĩnh vực này. Vì vậy, tích lũy kiến thức về ngành học cũng như các kỹ năng liên quan là điều cần thiết đối với các tân sinh viên.
Ngành quản trị kinh doanh học những gì?
Khi theo đuổi ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được tiếp nhận kiến thức liên quan đến việc thành lập, điều hành và quản trị một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này có thể là công ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ hoặc công ty trực thuộc nhà nước.
Quản trị kinh doanh đào tạo về mọi bộ phận chủ chốt của công ty như kế toán, hành chính nhân sự, marketing,… Bên cạnh đó, bạn sẽ được rèn luyện những kỹ năng mềm, trau dồi đạo đức và mài giũa tác phong liên quan đến kinh doanh.
Một số người cho rằng quản trị kinh doanh đào tạo rộng nhưng không sâu. Vậy quan điểm này đúng hay sai?
Quan điểm này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, quản trị kinh doanh giúp người học nhận định được bức tranh toàn cảnh về các hoạt động giao dịch của một doanh nghiệp. Đồng thời, ngành học này còn mang lại góc nhìn đa chiều, toàn diện về cả guồng máy vận hành. Nhờ đó, các cử nhân quản trị kinh doanh có thể dễ dàng nắm bắt cục diện, xác định đúng chuyên môn của mình. Nếu có nhu cầu, sinh viên quản trị kinh doanh vẫn có thể học chuyên sâu ở hệ Thạc sĩ.
Trong tương lai, dù không có ý định đảm đương nhiệm vụ quản lý, học quản trị kinh doanh vẫn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Theo đuổi ngành học này, bạn sẽ nắm bắt được tư duy của cấp trên. Thông qua đó, bạn có thể đồng hành và phối hợp nhịp nhàng cùng ban lãnh đạo để điều hướng công việc hiệu quả.
Tuy nhiên, Việc Làm 24h vẫn hy vọng bạn nên tự tin và đặt mục tiêu cao hơn cho sự nghiệp. Hãy tin rằng một ngày không xa bạn sẽ được thăng tiến lên vị trí quản lý và tham gia điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn đừng ngại trang bị kiến thức và “lên dây cót” để kịp thời nắm bắt cơ hội.
Học quản trị kinh doanh cần chuẩn bị gì?
Nuôi dưỡng đam mê kinh doanh
Một trong những yếu tố thành công khi theo học ngành quản trị kinh doanh là niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Chỉ khi bạn sẵn sàng “dãi nắng dầm mưa” để lấy hoặc giao hàng, không ngại tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến mọi người, dành toàn bộ công sức để theo dõi thị trường,…, bạn mới có thể vững tâm theo đuổi ngành học này. Nếu thật sự yêu thích mọi quy trình của việc bán hàng, quản trị kinh doanh sẽ trở thành “đại dương rộng lớn” để bạn tha hồ vùng vẫy.
Yêu thích những con số
Nhắc đến kinh doanh, mua bán, bạn chắc chắn phải đối diện với những con số. Chúng sẽ xuất hiện trong các báo cáo tài chính, kế hoạch thu chi và cả những hóa đơn thanh toán.
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể làm việc cùng các con số. Vì vậy, nếu cảm thấy số liệu có phần khô khan, bạn không nên dấn thân vào con đường này.
Luôn sẵn sàng làm việc nhóm
Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng, liên quan đến các bộ phận khác nhau. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này.
Dù không đảm đương vị trí quản lý, bạn vẫn phải có tinh thần đồng đội để phối hợp cùng mọi người. Nếu thích làm việc độc lập thì có thể ngành quản trị kinh doanh không phù hợp với lý tưởng của bạn.
Tư duy linh hoạt, nhạy bén
Theo đuổi lĩnh vực quản trị kinh doanh, bạn buộc phải “ngụp lặn” trong thị trường, theo dõi những biến đổi và xu hướng mới. Kinh doanh giống như một “cuộc chiến” không ngừng nghỉ. Bạn không thể sống với những hoài bão xa vời, phi thực tế khi bước vào “con đường” này. Vì vậy, trước khi dấn thân, bạn cần phải linh hoạt để thích nghi và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
Đồng thời, nhìn nhận mọi việc dưới góc độ thực tế cũng là yếu tố cần phải có của người học quản trị kinh doanh.
Hoạt ngôn, cởi mở với mọi người
Trên thực tế, quản trị kinh doanh không chỉ làm việc với con số, bảng thống kê, mà còn còn tương tác rất nhiều với người xung quanh. Đó có thể là đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, đồng nghiệp,… Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp hay tài ăn nói luôn được đề cao trong lĩnh vực này.
Nếu thực sự yêu thích quản trị kinh doanh, bạn cần phải chủ động, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và hòa nhã với mọi người xung quanh. Chỉ có như vậy, bạn mới vững bước gia nhập vào thương trường.
Chọn học quản trị kinh doanh ở đâu? Điểm chuẩn các trường Đại học như thế nào?
Quản trị kinh doanh là một ngành học khá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Do đó, bạn sẽ không khó để tìm một trường Đại học Việt Nam đào tạo khối ngành này. Một số cái tên tiêu biểu đào tạo ngành quản trị kinh doanh được đánh giá cao hiện nay là:
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Kinh tế.
- Đại học Kinh tế Luật.
- Học viện Ngân hàng.
- Đại học Tài chính – Marketing.
- Đại học Ngoại thương.
- …
Tùy vào năng lực và khu vực sinh sống, bạn có thể lựa chọn môi trường học tập để trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng về ngành. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện tài chính và ngoại ngữ, bạn có thể du học tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Úc hoặc Anh.
Tuy nhiên, dù học ở đâu, bạn vẫn phải tập trung nguồn lực, bồi dưỡng kiến thức để hoàn thành tốt các khóa học của mình. Ngoài ra, bạn cũng phải tự giải đáp được câu hỏi: “Học quản trị kinh doanh ra làm gì?” khi theo đuổi ngành học này.
Ngành quản trị kinh doanh của các trường Đại học là bao nhiêu?
Đối với những trường Đại học top đầu, có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế thường có điểm chuẩn dao động ở mức 25 – 28 điểm. Ở thời điểm năm 2021, điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh của các trường cụ thể như sau:
- Khu vực phía Bắc:
- Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân: 27,75 điểm.
- Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương: 28,45 điểm.
- Điểm chuẩn Đại học Kinh tế: 34,85 điểm.
- Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa: 26,4 điểm.
- Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng: 26,55 điểm.
- Khu vực phía Nam:
- Điểm chuẩn Đại học Kinh tế TP.HCM: 27 điểm.
- Điểm chuẩn Đại học Tài chính – Marketing: 27 điểm.
- Điểm chuẩn Công nghiệp TP.HCM: 22,75 điểm.
- Điểm chuẩn Đại học Kinh tế – Tài chính: 22 điểm.
- Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Luật: 27,1 điểm.
STT | Tên trường | Tên ngành | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn (2021) | Nguồn |
1 | Đại học Kinh tế Quốc Dân | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; D07 | 27,55 | Tại đây |
2 | Đại học Ngoại Thương (Phía Bắc) | Quản trị kinh doanh | A00 A01; D01; D06; D07 | 28,45 27,95 | Tại đây |
3 | Đại học Bách Khoa Hà Nội | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01 | 26,04 | Tại đây |
4 | Đại học Mở Hà Nội | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01 | 25,15 | Tại đây |
5 | Đại học Thương Mại | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; D07 | 26,7 | Tại đây |
6 | Đại học Kinh tế TP.HCM | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; D07 | 17 | Tại đây |
7 | Đại học Tài chính Marketing | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; D96 | 25,9 | Tại đây |
8 | Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; C00 | 22 | Tại đây |
9 | Đại học Công Nghiệp TP.HCM | Quản trị kinh doanh | A01; C01; D01; D96 | 25,5 | Tại đây |
10 | Đại học Kinh tế – Luật | Quản trị kinh doanh | A00; A01; D01; D07 | 27,1 | Tại đây |
Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Một số công việc phổ biến của ngành quản trị kinh doanh
Nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng học quản trị kinh doanh ra làm gì. Hiểu được điều đó, Việc Làm 24h sẽ giúp bạn khám phá một số công việc phổ biến liên quan đến ngành quản trị kinh doanh.
1. Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh chắc hẳn là vị trí mà nhiều người nghĩ đến khi được hỏi: “Học quản trị kinh doanh ra làm gì?”. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh và đã có khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận kinh doanh. Vị trí này liên quan đến các hoạt động sau:
- Giám sát bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kinh doanh, hiệu suất giao dịch.
- Triển khai các mục tiêu, định hướng và tầm nhìn của đội hình kinh doanh.
- Trực tiếp tham gia trao đổi, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, đối tác lớn.
- Phân tích thị trường để tạo ra những phương án tốt nhất dành cho doanh nghiệp.
2. Nhân viên kinh doanh
Trở thành nhân viên kinh doanh là lời giải đáp tuyệt vời cho câu hỏi: “Học quản trị kinh doanh ra làm gì?”. Về cơ bản, nhân viên kinh doanh hay sale là những người có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng. Sau đó, họ sẽ tiến hành tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn đảm nhận trách nhiệm chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu hàng đầu mà các nhân viên kinh doanh hướng đến là ký kết hợp đồng, tìm nguồn khách hàng cho doanh nghiệp.
3. Tư vấn tài chính
Nếu đam mê với những con số, chứng từ và có khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể trở thành nhà tư vấn tài chính. Bạn có thể tư vấn tài chính cho nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư, bảo hiểm, tài chính cá nhân,… Trở thành nhân viên tư vấn tài chính bạn sẽ đóng vai trò như “quân sư” cho một cá nhân, tổ chức hoặc cả doanh nghiệp.
4. Nghiên cứu thị trường
Nếu không biết học quản trị kinh doanh ra làm gì, bạn có thể cân nhắc đến công việc nghiên cứu thị trường. Lĩnh vực này phù hợp với những bạn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và ưa thích khám phá, theo dõi biến động thị trường. Với lĩnh vực này, bạn sẽ thực hiện một số công việc như:
- Tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
- Theo dõi và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
- Bắt nhịp xu hướng mới của thị trường, tham khảo các sản phẩm/dịch vụ tiềm năng.
- Nghiên cứu và đề xuất ý tưởng cho các chiến dịch quảng bá, truyền thông nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
5. Marketing
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất học quản trị kinh doanh bạn vẫn có thể thử sức với lĩnh vực Marketing. Để tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể bắt đầu với vai trò chuyên viên Marketing.
Đối với Marketing, cử nhân quản trị kinh doanh sẽ đảm nhiệm một số công việc như sau:
- Định hình và triển khai ý tưởng cho các chiến dịch tiếp thị.
- Thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
- Phát triển thương hiệu theo xu hướng doanh nghiệp số.
Để cải thiện kiến thức thực chiến, bạn nên nghiên cứu kiến thức về SEO, SEM. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng mềm cũng giúp bạn thành công chinh phục lĩnh vực này.
Kết luận
Để trở thành một nhà quản trị kinh doanh thực thụ và thành công, bạn cần rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức chuyên môn sao cho vững chắc.
Qua bài viết, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Học quản trị kinh doanh ra làm gì?” và những công việc liên quan đến ngành học này. Với những thông tin hữu ích trên, Việc Làm 24h vững tin bạn sẽ lựa chọn được hướng đi đúng đắn cho riêng mình.
Nếu thật sự yêu thích ngành quản trị kinh doanh, bạn hãy tự tin theo đuổi giấc mơ của mình nhé! Việc Làm 24h luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên mọi “nẻo đường” sự nghiệp.