Kế toán công nợ là vị trí quan trọng trong hệ thống kế toán của nhiều doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc quản lý dòng tiền và đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Kế toán công nợ là gì? Các công việc của kế toán công nợ ra sao, mức lương thế nào? Bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc và lộ trình thăng tiến của vị trí này.
Kế toán công nợ là gì?
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, huy động vốn, cho vay,… Các giao dịch này có thể là tạm ứng, chưa thanh toán ngay hoặc chưa thanh toán đủ làm phát sinh các nghĩa vụ thu nợ và thanh toán, được gọi chung là các khoản công nợ.
Kế toán công nợ chịu trách nhiệm quản lý các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp (công nợ phải trả) và các khoản tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp (công nợ phải thu).
Trong đó:
- Công nợ phải thu: Các khoản tiền (tương đương tiền) của doanh nghiệp khi trao đổi hàng hóa và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán.
- Các khoản phải trả: Các khoản tiền phát sinh như vật tư, trang thiết bị, dịch vụ,… trong quá trình đầu tư kinh doanh mà doanh nghiệp chưa thanh toán.
- Các khoản tạm ứng: Các khoản tiền hoặc trang thiết bị, vật tư được nội bộ doanh nghiệp tạm ứng nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh.
Quy trình kế toán công nợ
- Ghi nhận bán hàng: Ghi nhận doanh thu tương ứng với hàng hóa hoặc dịch vụ bán ra và lập hóa đơn, chứng từ liên quan theo quy định.
- Gửi hóa đơn: Gửi hóa đơn cho khách hàng sau khi hoàn tất giao dịch. Sau đó, yêu cầu thanh toán theo thời hạn ghi trên hóa đơn.
- Theo dõi công nợ khách hàng: Quản lý số tiền khách hàng, đối tác đang thiếu trên hóa đơn để theo dõi, giám sát thời hạn thanh toán và xác minh, cập nhật tình trạng thanh toán.
- Quản lý công nợ nhà cung cấp: Theo dõi, kiểm tra các khoản tiền phải trả cho nhà cung cấp và thanh toán các khoản tiền đúng thời hạn theo hợp đồng.
- Ghi nhận các khoản phải thu – phải trả: Kế toán công nợ là người ghi chép các khoản công nợ khách hàng và nhà cung cấp vào sổ cái tương ứng. Đồng thời, cập nhật số dư công nợ theo thời gian.
- Kiểm soát công nợ: Vị trí này phải đối chiếu số liệu trong sổ sách với chứng từ liên quan để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót trong ghi chép. Nhờ đó, đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán.
- Xử lý thanh toán: Vị trí này phải ghi nhận các khoản thanh toán từ khách hàng hoặc nhà cung cấp để cập nhật số dư công nợ sau khi thanh toán và xử lý các trường hợp thanh toán chậm trễ hoặc tranh chấp.
- Báo cáo tài chính: Cuối kỳ, kế toán phải tạo báo cáo tài chính thể hiện tình hình công nợ khách hàng và nhà cung cấp. Qua đó, cung cấp thông tin chính xác cho ban lãnh đạo để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Các công việc của kế toán công nợ
Do các khoản công nợ phải thu và phải trả phát sinh thường xuyên, nên nhiệm vụ thường bao gồm:
1. Quản lý dòng tiền
- Thống kê quỹ tiền mặt đã sử dụng, số tiền doanh nghiệp đã gửi và lập báo cáo đối chiếu định kỳ với kế toán tổng hợp.
- Phân tích biến động dòng tiền, dự báo nhu cầu vốn và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả.
Xem thêm: Hiểu về Cash Flow căn bản để không còn là gà mờ về dòng tiền
2. Quản lý hợp đồng kinh tế
- Tiếp nhận, xử lý và theo dõi các hợp đồng kinh tế của nhà đầu tư và khách hàng.
- Thực hiện rà soát nội dung và điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là điều khoản thanh toán trong giao dịch.
- Phân tích tính hợp lệ, chính xác của hóa đơn bán hàng, đối chiếu với hợp đồng, chứng từ liên quan.
- Cập nhật thông tin, mã số cho nhà đầu tư, khách hàng mới trong trường hợp thay đổi hay chuyển nhượng.
- Theo dõi sát sao các hợp đồng, đảm bảo thực hiện đúng cam kết.
3. Hạch toán và theo dõi công nợ
- Lập bút toán kết chuyển công nợ dịch vụ và hàng hóa.
- Phân loại, định khoản và lập chứng từ liên quan đến thủ tục thu – chi của doanh nghiệp.
- Theo dõi hạn thanh toán và hạn phải thu theo cam kết trong hợp đồng.
- Ghi nhận, theo dõi các khoản nợ phát sinh và ghi chép các hóa đơn mua hàng, dịch vụ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… vào sổ sách kế toán theo quy định.
- Giám sát, theo dõi quá trình thanh toán công nợ của từng nhà cung cấp, đối tác, khách hàng.
- Báo cáo cho bộ phận có liên quan sau khi kiểm tra công nợ.
4. Tham gia đôn đốc và thu hồi công nợ xấu, khó đòi.
5. Quản lý các khoản vay trong doanh nghiệp
- Thanh lý các hợp đồng khi phát sinh nghiệp vụ tài chính.
- Theo dõi và đôn đốc việc thanh toán các khoản vay đúng hạn.
- Định khoản, điều chỉnh bút toán nhằm khớp với tỷ giá phát sinh.
- Trường hợp có các khoản lãi phải thanh toán thì phải đưa chứng từ cho các bên liên quan để chi trả cho từng hợp đồng.
6. Quản lý công nợ tạm ứng
- Theo dõi và nhắc hẹn thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp.
- Tổng hợp các khoản tạm ứng quá hạn để đốc thúc quá trình thanh toán công nợ định kỳ.
7. Báo cáo và phân tích
- Theo dõi tình trạng công nợ và đưa ra báo cáo cho ban lãnh đạo: Cập nhật số dư công nợ theo thời gian, phân tích tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, đề xuất phương án xử lý.
- Phân tích tình hình tài chính, đánh giá rủi ro công nợ, đề xuất giải pháp tối ưu dòng tiền.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về các chính sách, quy trình quản lý công nợ.
Tuỳ vào quy mô doanh nghiệp mà nghiệp vụ kế toán công nợ còn chia thành kế toán công nợ phải thu và kế toán công nợ phải trả.
Nghiệp vụ kế toán công nợ có khó không?
Nghiệp vụ có một số khó khăn nhất định, do đó, vị trí này yêu cầu có đầy đủ các kỹ năng và tố chất quan trọng dưới đây:
Nghiệp vụ chuyên môn vững chắc
- Nền tảng kiến thức vững chắc về kế toán, tài chính, luật, thuế,…
- Nắm vững các quy trình và nghiệp vụ liên quan.
- Khả năng am hiểu và áp dụng các văn bản pháp luật, quy định liên quan.
Thành thạo các kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, quản lý công nợ
- Kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình công nợ.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thu hồi công nợ.
- Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống linh hoạt.
- Khả năng tham mưu và đề xuất các giải pháp quản lý công nợ hiệu quả.
Tố chất
- Liên tục cập nhật những thay đổi về quy định pháp lý, luật thuế liên quan đến nghiệp vụ kế toán công nợ.
- Khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động và đầy áp lực.
- Khả năng làm việc độc lập và phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác.
- Điềm tĩnh, trung thực, tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc.
Mức lương có cao không?
Mức lương thường dao động từ 8 – 11 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cũng như quy mô doanh nghiệp và khối lượng công việc. Các bạn có thể tham khảo mức lương cụ thể và các thông tin chi tiết về vị trí đang được tuyển dụng trên Vieclam24h.vn.
Lộ trình thăng tiến
Nhìn chung, lộ trình thăng tiến rất rộng mở, con đường phát triển tương đối rõ ràng, ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp đều cần vị trí để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả.
Đối với các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, ngân hàng, luật,… có thể tham gia thực tập và ứng tuyển vị trí nhân viên kế toán công nợ. Từ vị trí nhân viên kế toán công nợ, bạn tiếp tục làm việc ở vị trí kế toán tổng hợp và phát triển lên thành vị trí kế toán trưởng. Sau thời gian làm việc lâu dài và chứng minh được năng lực, bạn có thể thăng tiến lên vị trí giám đốc tài chính (CFO).
Kết luận
Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về mức lương, lộ trình thăng tiến và các công việc của kế toán công nợ. Các bạn đang quan có thể tham khảo các vị trí kế toán công nợ và ứng tuyển trên Vieclam24h.vn từ hôm nay. Chúc bạn thành công.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn hiện đã có tính năng tạo CV cực đơn giản với hàng ngàn mẫu CV ấn tượng, đầy đủ thông tin giúp bạn dễ dàng ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng trong lần gặp đầu tiên. Truy cập ngay để thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước nhé.
Xem thêm: Kế toán là gì? Giải đáp các câu hỏi thường gặp về nghề kế toán