Kế toán quản trị là gì? Vai trò và công việc của kế toán quản trị

Đứng trước tình hình cạnh tranh kinh doanh, quản lý hiệu quả hoạt động và tối ưu chi phí là chìa khóa dẫn đến thành công. Kế toán quản trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính và hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp. Kế toán quản trị là gì? Vai trò và công việc của kế toán quản trị cụ thể ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h

Kế toán quản trị là gì?

kế toán quản trị
Kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị ra sao?

Theo Luật Kế toán Việt Nam năm 2003, thông tư 53/2006/TT-BTC: “Kế toán quản trị là quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”

Mục tiêu là cung cấp cho ban lãnh đạo các thông tin cần thiết để đảm bảo công tác vận hành và quản trị các nguồn lực.

Vai trò của kế toán quản trị

1. Cung cấp thông tin tài chính, kinh tế kịp thời

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, thông tin kế toán có vai trò quan trọng phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán cung cấp và diễn giải các thông tin tài chính, kinh tế chính xác, kịp thời và đầy đủ cho ban lãnh đạo, bao gồm chi phí sản xuất, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận,… từ nhiều nguồn khác nhau như hệ thống kế toán, báo cáo bán hàng, hóa đơn mua hàng, bảng lương,… 

2. Lập báo cáo tài chính quản trị

Kế toán quản trị sẽ lập các báo cáo tài chính quản trị theo yêu cầu của ban lãnh đạo, bao gồm báo cáo chi phí theo sản phẩm, dự án, bộ phận, báo cáo phân tích doanh thu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tỷ suất lợi nhuận,… Những thông tin này được trình bày càng rõ ràng, súc tích sẽ càng có ích cho ban lãnh đạo khi đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3. Hỗ trợ lập kế hoạch và ngân sách

Kế toán quản trị cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời cho ban lãnh đạo để xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Đồng thời, tham gia vào quá trình lập ngân sách, bao gồm dự đoán doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đây là yếu tố quan trọng để lãnh đạo doanh nghiệp có thể tối ưu các nguồn lực cần thiết.

4. Kiểm soát chi phí

Kế toán quản trị chịu trách nhiệm phân tích chi phí sản xuất – kinh doanh theo sản phẩm, dự án, bộ phận, kênh phân phối,… Xác định các điểm lãng phí, thất thoát trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

5. Đánh giá hiệu quả hoạt động

Kế toán sẽ theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận, dự án, sản phẩm thông qua các chỉ số tài chính như lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, điểm hòa vốn… Bằng cách này, lãnh đạo doanh nghiệp có thể so sánh tình hình thực tế với kế hoạch đã lập và hiệu chỉnh kịp thời. 

6. Quản trị rủi ro

Việc xác định, phân tích và đánh giá các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải như rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro tín dụng,… là rất quan trọng. Kế toán có thể căn cứ vào đó để đề xuất các biện pháp phòng ngừa.

Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị

kế toán quản trị
Có gì khác biệt giữa công việc của kế toán tài chính và kế toán quản trị?

Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều thuộc bộ phận kế toán và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khác với kế toán tài chính tập trung vào ghi chép và báo cáo thông tin tài chính cho các bên liên quan, kế toán cung cấp thông tin tài chính cho ban lãnh đạo để ra quyết định sáng suốt, nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của công ty. Cụ thể như sau: 

Đặc điểmKế toán quản trịKế toán tài chính
Mục đíchCung cấp thông tin tài chính, kinh tế cho lãnh đạo doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Trưởng phòng ban/bộ phận ra quyết định quản lý.Cung cấp thông tin tài chính doanh nghiệp cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước, ngân hàng, chủ nợ,…
Phạm vi báo cáoLinh hoạt, tập trung vào bộ phận, phòng ban, dự án hoặc sản phẩm cụ thể.Phản ánh tình hình tài chính toàn bộ doanh nghiệp.
Chu kỳ báo cáoBáo cáo linh hoạt theo ngày, tuần, tháng,… theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp.Báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm.
Loại báo cáoBáo cáo chi phí sản xuất, Báo cáo dòng tiền theo hoạt động, Báo cáo phân tích lợi nhuận,  Báo cáo dự toán ngân sách.Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc cung cấp thông tinKhông bắt buộc, nội dung báo cáo linh hoạt theo nhu cầu doanh nghiệp.Đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được quy định.
Loại thông tin– Các hoạt động nội bộ doanh nghiệp như chi phí sản xuất và lợi nhuận từ các sản phẩm cụ thể và các chỉ số hiệu suất nội bộ.- Các thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phân tích tình hình quản lý hiện tại và dự báo xu hướng trong tương lai. – Các số liệu tài chính tổng hợp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…- Thông tin tập trung vào quá khứ, phản ảnh kết quả kinh doanh trong quá khứ.
Tính chính xácThông tin không mang tính pháp lý, có thể ước tính, dự báo.Thông tin có tính pháp lý cao, ràng buộc theo quy định pháp luật nên cần phải đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch. 

Xem thêm: Kế toán tài chính là gì? Vai trò và công việc của kế toán tài chính

Kỹ năng cần có

Kỹ năng phân tích logic: Kế toán tài chính có trách nhiệm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, số liệu tài chính từ các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nhận diện biến động dữ liệu để đưa ra các quyết định hợp lý.

Tư duy phát triển chiến lược: Kế toán còn hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra chiến lược tài chính và kế hoạch phát triển dài hạn. Dựa trên dữ liệu tài chính và xu hướng thị trường, kế toán phải có khả năng suy luận, đánh giá và lập kế hoạch.

Khả năng giải quyết vấn đề: Kế toán sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp đòi hỏi khả năng giải quyết để xác định vấn đề và phân tích nguyên nhân. Từ đó, tìm ra các giải pháp hiệu quả để kịp thời giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giao tiếp: Vị trí liên quan đến nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp giúp kế toán truyền đạt thông tin hiệu quả và kịp thời truyền đạt lại cho lãnh đạo.

Khả năng sắp xếp, tổ chức: Với vai trò trọng tâm là quản lý và giám sát, kế toán cần có khả năng sắp xếp và tổ chức công việc.

Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng giúp kế toán giữ cho công việc luôn được tiến hành theo đúng kế hoạch.

Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: Đây là kỹ năng không thể thiếu trong công việc của kế toán quản trị, giúp họ thực hiện nhiều công việc cùng lúc mà vẫn chính xác.

Một số câu hỏi thường gặp về kế toán quản trị 

kế toán quản trị
Mức lương và cơ hội thăng tiến ra sao?

1. Học ngành gì để trở thành kế toán quản trị?

Để trở thành kế toán quản trị, các bạn có thể theo học các ngành kế toán – chuyên ngành quản trị tài chính kế toán, quản trị tài chính, quản trị kinh doanh, luật,… 

2. Cơ hội nghề nghiệp

Kinh tế phát triển mạnh mẽ kéo theo số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là nghề nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao. Để tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đảm bảo nguồn lực tài chính để vận hành doanh nghiệp. Công việc sẽ giúp ích cho các giám đốc tài chính (CFO). Hơn nữa, kế toán quản trị không gói gọn trong một ngành cụ thể, các bạn ứng tuyển các doanh nghiệp với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như công nghệ, thương mại, y tế, dịch vụ,… 

3. Mức lương bao nhiêu?

Mức lương khá cao, dao động từ 12 – 17 triệu đồng/tháng. Vị trí có thể nhận mức lương cao hơn, dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực, kinh nghiệm chuyên môn.

Kết luận

Với tầm quan trọng và tiềm năng nghề nghiệp rộng mở, kế toán quản trị luôn là nghề nghiệp được nhiều người theo đuổi. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò và công việc cụ thể. Các bạn có thể tham khảo nhiều vị trí việc làm và ứng tuyển trực tiếp trên Vieclam24h.vn nhé! Chúc bạn thành công. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Kế toán bán hàng làm công việc gì, lương có cao không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục