Tạo danh tiếng doanh nghiệp
Điều cốt lõi quan trọng bạn thực hiện trong lâu dài đó chính là tạo ra danh tiếng cho công ty. Danh tiếng có thể thu hút được nhân lực bên ngoài cũng như là vũ khí để giữ chân người tài bên trong công ty. Henry Ford từng nói: “Nếu bạn không quan tâm đến danh tiếng của Doanh nghiệp mình thì thì đối thủ cạnh tranh sẽ quan tâm. Danh tiếng đang dần thay thế tài sản hữu hình trở thành tài sản quý giá nhất của mỗi công ty và CEO chính là vị trí chủ chốt có thể “đánh bóng” hoặc huỷ hoại tài sản đó”.
Không dễ để xây dựng được hình ảnh thương hiệu của công ty nhưng điều đó cũng có nghĩa là không thể thực hiện được. Thông qua một số yếu tố như: kết quả kinh doanh, môi trường làm việc, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hay thậm chí là cả ban điều hành…đây là những yếu tố có thể khai thác và phát triển hình ảnh công ty dần dần theo năm tháng. Các công ty vừa và nhỏ nên đầu tư ra sức đẩy mạnh danh tiếng của mình, tạo nên hình ảnh đẹp trên thương trường. Các yếu tố này hãy thực hiện ngay từ trong chính công ty. Vì nhân viên chính là cầu nối tốt nhất, giúp danh tiếng công ty đến với cộng đồng nhanh hơn.
Chế độ lương bổng hợp lý
Lương cao chưa chắc đã là yếu tố thu hút người tài, tuy nhiên mức lương quá thấp chắc chắn sẽ không đủ sức để giữ người tài lại công ty mình. Hãy đưa ra chính sách lương công bằn và phù hợp với cấp độ và mức độ làm việc của nhân viên. Đừng bao giờ để nhân viên thấy được không có sự minh bạch, rõ ràng trong chính sách lương, đồng thời, cảm thấy đồng lương được trả không xứng đáng với những gì mà họ đã bỏ công sức ra cống hiến.Chính sách lương bổng phải công bằng, phù hợp với năng lực và đóng góp của từng người.
Đừng tiết kiệm lời khen
Ai cũng muốn nghe những lời khen, lời tốt đẹp để ngày càng tin tưởng vào bản thân của mình hơn. Vì vậy, đừng tiếc những lời động viên và khen thưởng họ nếu như họ tạo ra được những kết quả tốt đẹp. Điều quan trọng lời khen đó phải chân thành, phải tạo cho nhân viên cảm giác được quan tâm, yêu thương và chăm sóc như thể công ty là gia đình thứ hai của họ.
Trao quyền cho nhân viên
Đây là một trong những cách khiến nhân viên của bạn cảm thấy được tin tưởng nhất. Họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng. Hãy mạnh dạn đặt niềm tin và trao quyền cho nhân viên của mình một số công việc nhất định. Chủ động nắm bắt công việc sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tự do hơn và họ có thể dễ dàng sáng tạo hơn. Việc tạo ra cho họ cơ hội để trải nghiệm và thách thức họ nhằm đổi mới công việc của họ và tránh sự nhàm chán cho những việc hàng ngày phải làm.
Xây dựng văn hóa gia đình
Môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố quyết định một nhân viên của bạn sẽ đi hay sẽ ở lại. Có thể thấy thế mạnh của các công ty vừa và nhỏ so với các công ty lớn là quy mô nhân sự nhỏ, các thành viên có thể biết và gần gũi với nhau. Các nhà lãnh đạo nên tận dụng điều này để xây dựng nên mạnh văn hóa gia đình trong chính công ty. Hãy biến công sở thành gia đình thứ hai của nhân viên với các hoạt động gắn kết để giữ chân nhân viên. Khi họ cảm thấy công ty là gia đình, là một phần không thể thiếu thì đó chính là lực kéo giúp nhân viên của bạn tiếp tục gắn bó cùng doanh nghiệp.