Từ ngày 01/07/2022, việc đóng và hưởng các loại bảo hiểm bắt buộc của người lao động như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã có sự điều chỉnh nhất định do ảnh hưởng từ việc tăng lương tối thiểu vùng. Đồng thời, quy định mới về chính sách BHXH 2022, chính sách tiền lương 2022 sẽ chính thức được áp dụng từ tháng 10. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu chính sách mới này qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về chính sách BHXH 2022 của người lao động
Chính sách BHXH là gì?
Chính sách BHXH là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn. Thông qua chính sách BHXH, công dân sẽ được hưởng toàn quyền an sinh xã hội. Chính sách này không giống với các loại hình bảo hiểm nhân thọ.
Theo quy định chung của luật BHXH, người lao động sẽ được người sử dụng lao động đóng đầy đủ BHXH để hưởng các chế độ đặc biệt, bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất khi làm việc. Đồng thời, người lao động đủ 15 tuổi nhưng không thuộc trường hợp được người sử dụng lao động đóng BHXH vẫn có quyền tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH
Khi tham gia chính sách bảo hiểm xã hội 2022, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
- Được phép tham gia và hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định của Luật BHXH năm 2014.
- Được cấp quyền và quản lý sổ BHXH, nhận lại sổ nếu không còn làm việc.
- Nhận đầy đủ lương hưu, trợ cấp kịp thời theo nhiều hình thức khác nhau như:
- Trực tiếp nhận tại cơ bản BHXH hoặc các tổ chức dịch vụ được uỷ quyền;
- Nhận gián tiếp qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
- Nhận gián tiếp thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hoặc người sử dụng lao động.
- Hưởng BHYT trong một số trường hợp như nghỉ thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưởng lương hưu, trợ cấp ốm đau.
- Được uỷ quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
- Chủ động đi khám và giám định mức suy giảm khả năng lao động, được hỗ trợ thanh toán chi phí giám định y khoa (nếu đủ điều kiện hưởng BHXH).
- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ, được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và hưởng các chế độ của BHXH.
- Được quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về các vấn đề liên quan đến BHXH theo quy định của Pháp luật.
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? 7 câu hỏi thường gặp nhất về Bảo hiểm xã hội của người lao động
Một số chính sách BHXH 2022 và chính sách tiền lương 2022
Chính sách BHXH 2022, chính sách tiền lương 2022 sẽ có sự thay đổi nhất định do ảnh hưởng từ việc tăng lương tối thiểu vùng và được áp dụng chính thức từ tháng 10/2022.
Quy định về mức tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022
Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, mức tăng lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/07/2022 sẽ được quy định như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng);
- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng);
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng);
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng).
Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Theo chính sách BHXH 2022, từ tháng 10/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn nhận sự hỗ trợ giảm mức đóng BHTN. Trước đó, trong Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 đã đưa ra chính sách hỗ trợ giảm mức đóng BHTN cho người sử dụng lao động từ ngày 01/10/2021 – 30/09/2022, cụ thể như sau:
“Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Nhóm đối tượng được giảm 1% mức đóng BHTN (áp dụng từ ngày 01/10/2021 – 30/09/2022) là những người sử dụng lao động đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021.
Đồng thời, người sử dụng lao động được giảm mức đóng nêu trên không bao gồm: tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước chi thường xuyên.
Trên thực tế, việc giảm mức đóng BHTN cho người sử dụng lao động trong khoảng thời gian qua là để hỗ trợ công ty, tổ chức, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Nhận thấy thời điểm hiện tại, đại dịch đã suy giảm, các hoạt động kinh tế trở lại bình thường, nên mức đóng BHTN sẽ chính thức quay lại như trước khi Covid-19 xảy ra. Không chỉ phù hợp với tình hình thực tế, chính sách BHXH 2022 áp dụng vào tháng 10/2022 còn giúp duy trì nguồn quỹ BHTN để chia sẻ rủi ro cho những người tham gia.
Vậy tính từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không được giảm mức đóng BHTN. Cũng từ thời gian này, mức đóng BHTN sẽ quay về mức 1% quỹ tiền lương của người lao động thuộc nhóm đối tượng tham gia BHTN.
Mức đóng BHXH bắt buộc từ tháng 10/2022 đối với người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:
- Người lao động: Đóng 10,5%, bao gồm 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 1% vào quỹ BHTN và 1,5% vào quỹ BHYT.
- Người sử dụng lao động: Đóng 21,5%, bao gồm: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 1% vào quỹ BHTN và 3% vào quỹ BHYT.
Chính sách tiền lương 2022 của công chức và viên chức
Những thay đổi về chính sách BHXH 2022 cũng tác động đến hệ số lương với các ngạch công chức, viên chức.
Đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Theo thông tin được đề cập tại Thông tư số 08/2022/TT/BNNPTNT về mã số, nghiệp vụ, tiêu chuẩn chuyên môn và xếp lương đối với ngạch công chức ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (có hiệu lực chính thức từ ngày 06/10/2022) cụ thể như sau:
Các ngạch công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bao gồm:
- Ngành kiểm dịch động vật: kiểm dịch viên, kiểm dịch viên chính và kỹ thuật viên kiểm dịch.
- Ngành kiểm dịch thực vật: kiểm dịch viên, kiểm dịch viên chính và kỹ thuật viên kiểm dịch.
- Ngành kiểm soát đê điều: kiểm soát viên, kiểm soát viên chính và kiểm soát viên trung cấp.
- Ngành kiểm lâm: kiểm lâm viên, kiểm lâm viên chính và kiểm lâm viên trung cấp.
- Ngành kiểm ngư: kiểm ngư viên, kiểm ngư viên chính và kiểm ngư viên trung cấp.
- Ngành thuyền viên kiểm ngư: thuyền viên kiểm ngư, thuyền viên kiểm ngư chính và thuyền viên kiểm ngư trung cấp.
Tuỳ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ và chuyên môn của các công chức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ quy định mức lương như sau:
Ngành công chức | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Ngành kiểm lâm viên chính Ngành kiểm ngư viên chính Ngành thuyền viên kiểm ngư chính. | Loại A2, nhóm A2.1.Từ 4,4 – 6,78. | Từ 6,556,000 – 10,102,200. |
Ngành kiểm dịch viên chính động vật Ngành kiểm dịch viên chính thực vật Ngành kiểm soát viên chính đê điều | Loại A2, nhóm A2.2.Từ 4,0 – 6,38. | Từ 5,960,000 – 9,506,200. |
Ngành kiểm dịch viên động vật Ngành kiểm dịch viên thực vật Ngành kiểm soát viên đê điều Ngành kiểm lâm viên Ngành kiểm ngư viên Ngành thuyền viên kiểm ngư | Loại A1.Từ 2,34 – 4,98. | Từ 3,486,600 – 7,420,200. |
Ngành kỹ thuật viên kiểm dịch động vật Ngành kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật Ngành kiểm soát viên trung cấp đê điều Ngành kiểm lâm viên trung cấp Ngành kiểm ngư viên trung cấp Ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp. | Loại B.Từ 1,86 – 4,06. | Từ 2,771,400 – 6,049,400. |
Sau khi hết tập sự | ||
Trình độ đào tạo tiến sĩ | Loại A1.Từ 3,0 – 4,98 (Bậc 3) | Từ 4.470.000 – 7.420.200. |
Trình độ đào tạo thạc sĩ | Loại A1.Từ 2,67 – 4,98 (Bậc 2). | Từ 3.978.300 – 7.420.200. |
Trình độ đào tạo cao đẳng | Loại B.Từ 2,06 – 4,06 (Bậc 2). | Từ 3.069.400 – 6.049.400 |
Đối với công chức, viên chức ngành Thông tin và Truyền thông
Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT cung cấp thông tin về mức lương đối với công chức, viên chức ngành Thông tin và Truyền thông (có hiệu lực chính thức từ ngày 10/10/2022). Mức lương được cập nhật dựa trên mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình.
Dựa trên khoản 1 Điều 17 Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT, các công chức, viên chức thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông sẽ áp dụng Bảng lương cụ thể như sau:
Chức danh viên chức | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Biên tập viên hạng I Phóng viên hạng I Biên dịch hạng I Đạo diễn truyền hình hạng I | Loại A3, nhóm 1 (A3.1)Từ 6,2 – 8,0 | Từ 9,238,000 – 11,920,000 |
Biên tập viên hạng II Phóng viên hạng II Biên dịch viên hạng II Đạo diễn truyền hình hạng II. | Loại A2, nhóm 1 (A2.1).Từ 4,4 – 6,78. | Từ 6,556,000 – 10,102,200 |
Biên tập viên hạng III Phóng viên hạng III Biên dịch viên hạng III Đạo diễn truyền hình hạng III. | Loại A1.Từ 2,34 – 4,98. | Từ 3,486,600 – 7,420,200 |
Bên cạnh đó, việc xếp lương đối với các công chức, viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức mới của ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.
Đối với công chức, viên chức ngành Lưu trữ
Ngoài hai chuyên ngành trên, công chức, viên chức ngành Lưu trữ cũng có một số thay đổi nhất định khi áp dụng chính sách BHXH 2022. Nội dụng thay đổi được đề cập tại Thông tư số 07/2022/TT-BNV về chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi/xét thăng hạn, bổ nhiệm và xếp lương công chức, viên chức chuyên ngành Lưu trữ (có hiệu lực chính thức từ ngày 15/10/2022).
Mức lương cụ thể của công chức, viên chức ngành Lưu trữ như sau:
Chức danh viên chức | Trình độ đào tạo | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
---|---|---|---|
Lưu trữ viên trung cấp | Trung cấp | Loại B. Bậc 1. Hệ số lương 1,86. |
Từ 2,771,400 – 6,049,400 |
Cao đẳng | Loại B. Bậc 2. Hệ số lương 2,06. |
Từ 3,069,400 – 6,049,400 | |
Lưu trữ viên | Đại học | Loại A1. Bậc 1. Hệ số lương 2,34. |
Từ 3,486,600 – 7,420,200 |
Thạc sĩ | Loại A1. Bậc 2. Hệ số lương 2,67. |
Từ 3,978,300 – 7,420,200 | |
Tiến sĩ | Loại A1. Bậc 3. Hệ số lương 3,0. |
Từ 4,470,000 – 7,420,200 |
Bên cạnh đó, các chức danh viên chức ngành Lưu trữ không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học với từng vị trí (dựa trên quy định về tiêu chuẩn trình độ, đào tạo bồi dưỡng).
Tại Thông tư số 13/2014/TT-BNV hiện hành, từng chức danh phải đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ và tin học. Điển hình là chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên hạng III (mã số: V.01.02.02) buộc phải có:
- Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 2 (hoặc tương đương) so với khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
- Chứng chỉ tin học trình độ đạt chuẩn với kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Những công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức làm công tác lưu trữ được áp dụng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ theo văn bản để thực hiện.
Bên cạnh đó, người lao động cũng nên tìm hiểu về phương thức quy đổi lương gross sang net để có thể chủ động kiểm tra mức lương của mình thông qua công thức tiêu chuẩn sau:
Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)
Hiện Việc Làm 24h đã có công cụ tính lương gross sang net rất tiện lợi. Người lao động, các ứng viên xin việc có thể truy cập vào trang để quy đổi lương cực tiện lợi.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về các chính sách BHXH 2022 và tiền lương được áp dụng chính thức từ tháng 10/2022. Là người lao động hoặc người sử dụng lao động, việc tìm hiểu về chính sách BHXH 2022, chính sách tiền lương 2022 là điều cần thiết.
Nghề Nghiệp Việc Làm 24h hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn. Nếu có nhu cầu tìm kiếm công việc với thu nhập ổn định, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việc Làm 24h để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm: Người lao động cần biết gì về bảo hiểm tai nạn lao động, cách tính như thế nào?