Kỹ sư điện là một trong những vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, do phạm vi công việc rộng, mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội phát triển sự nghiệp ấn tượng. Vậy kỹ sư điện là gì? Mức lương ra sao? Công việc như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.
Kỹ sư điện là gì?
Kỹ sư điện hay kỹ sư cơ điện (Electrical Engineer) chịu trách nhiệm theo dõi, nghiên cứu, thiết kế, điều phối, triển khai xây dựng, vận hành và hoàn thiện các vấn đề về hệ thống điện các tòa nhà, khu dân cư, công xưởng, nhà máy, công ty, khách sạn,… Đồng thời, còn là người đảm bảo sự ổn định, an toàn và hoạt động hiệu quả của toàn bộ hệ thống điện.
Kỹ sư điện có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như điện gia dụng, công trình xây dựng, cầu đường, hệ thống điện cho các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, ô tô,…
Kỹ sư điện được chia thành 2 nhóm ngành phố biến là:
- Kỹ sư điện – điện tử: Tập trung vào hệ thống điện có dây.
- Điện tử viễn thông: Tập trung vào thông tin di động không dây gồm hệ thống mạng máy tính và mạng viễn thông.
Tuyển dụng việc làm Kỹ điện tại Việt Nam | tại Bình Dương | tại Đồng Nai | tại Long An
Mô tả công việc chi tiết nhất
Khi tuyển dụng, mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc chính của kỹ sư điện như sau:
1. Công việc của kỹ sư thiết kế điện công trình xây dựng
Khảo sát công trình và lựa chọn phương án thi công phù hợp
- Khảo sát công trình sắp tiến hành thiết kế thi công hệ thống điện.
- Tiếp nhận bản vẽ từ đơn vị xây dựng, thông tin về kết cấu công trình.
- Phác thảo nơi đặt hệ thống phát điện hoặc trạm cung cấp điện.
- Nắm rõ kết cấu công trình và kế hoạch thi công.
- Tiến hành thiết kế hệ thống điện, đưa ra những phương án phù hợp với quá trình công trình được xây dựng.
Thực hiện thống kê vật tư và lập dự án thi công
- Thống kê các thông tin vật tư để hoàn thiện hệ thống điện tại công trình.
- Đưa ra những con số cụ thể về hạng mục thi công.
- Kết hợp cùng bộ phận thi công trực tiếp tiến hành lập dự án thi công.
2. Công việc quản lý của kỹ sư điện
- Tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo, ban quản lý dự án, đơn vị nhà thầu,… các vấn đề về cải tiến hệ thống, mạng lưới và thiết bị điện.
- Hoàn thiện kế hoạch thiết kế hệ thống điện và giải trình với các bên liên quan.
- Phối hợp với đơn vị trực tiếp thi công công trình điện theo phê duyệt từ ban lãnh đạo.
- Bố trí nhân lực đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể trong dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Giám sát và quản lý quá trình thi công hệ thống điện.
- Theo dõi và báo cáo tiến độ triển khai hệ thống điện với ban lãnh đạo.
- Đảm bảo ngân sách được giải ngân theo đúng với từng giai đoạn thi công.
- Kiểm soát chất lượng mạng lưới điện trong công trình, kịp thời xử lý các sự cố phát sinh hoặc báo cáo và xin chỉ thị xử lý từ ban lãnh đạo.
- Chuẩn bị các hồ sơ, biên bản nghiệm thu công trình điện với cơ quan chính quyền.
- Trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành, nghiệm thu các thiết bị điện.
3. Công việc chuyên môn của kỹ sư cơ điện
- Tư vấn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư,… những loại vật tư của hệ thống điện tiết kiệm, đảm bảo chất lượng công trình.
- Trực tiếp triển khai, thay đổi thiết kế hệ thống điện của doanh nghiệp theo chỉ thị từ ban lãnh đạo.
- Đảm bảo hệ thống điện được bố trí và lắp đặt theo đúng thông số kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, bản vẽ xây dựng theo mỗi khu vực.
- Đảm bảo hệ thống điện, các thiết bị văn phòng, các thiết bị liên lạc, máy điều hòa, máy phát điện,… hoạt động ổn định.
- Bảo trì hệ thống điện doanh nghiệp. Trực tiếp kiểm tra, sửa chữa các sự cố về điện, thiết bị điện theo yêu cầu các phòng ban.
- Lưu trữ hồ sơ hệ thống điện tổng thể và chi tiết từng khu vực.
4. Công việc nghiên cứu của kỹ sư cơ điện
- Tham gia thảo luận và đề xuất với các bộ phận liên quan như phòng sản xuất, phòng thiết bị vật tư,… để thiết kế và nghiên cứu các sản phẩm điện mới cho doanh nghiệp.
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan theo dõi và chạy thử nghiệm các sản phẩm mẫu.
- Thực hiện các công việc liên quan đến bảo dưỡng cũng như kiểm tra hệ thống điện định kỳ.
- Kịp thời phát hiện và báo cáo các vấn đề phát sinh cho ban lãnh đạo.
- Bảo mật hồ sơ nghiên cứu phát triển các sản phẩm thiết bị điện, hồ sơ đấu thầu cung cấp thiết bị điện,…
Cơ hội tuyển dụng
Đời sống ngày càng phát triển kéo theo sự hiện diện của các thiết bị điện – điện tử có mặt khắp nơi để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người. Trong khi đó, Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực lĩnh vực điện – điện tử, đặc biệt là các kỹ sư điện có năng lực. Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng không ngừng tăng cao qua mỗi năm.
Các kỹ sư điện có thể làm việc tại:
- Công ty điện lực
- Nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.
- Các phòng thí nghiệm về sản phẩm điện.
- Các cơ sở kinh doanh và nghiên cứu quy hoạch mạng lưới điện.
- Các đơn vị sản xuất công nghệ tự động hóa, điện tử hóa cao.
- Kỹ sư điện chịu trách nhiệm thi công hoặc tư vấn, thiết kế và vận hành hệ thống điện tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy đang hoạt động trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất.
Bên cạnh đó, ngành điện thiên về thực hành, có tính ứng dụng cao, các vị trí việc làm thường đề cao kỹ năng thực tế. Những bạn sinh viên ngành điện – điện tử mới tốt nghiệp cũng có thể tìm được công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn nhanh chóng. Nếu muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn các bạn chỉ cần trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
Lương bao nhiêu?
Các bạn có thể tham khảo một số mức lương dưới đây:
- Sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm: 8 – 12 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên kỹ sư điện có 1 – 2 năm kinh nghiệm: 10 – 20 triệu đồng/tháng.
- Tư vấn viên kỹ sư điện cao cấp, quản lý đội nhóm có 3 năm kinh nghiệm trở lên: >20 triệu đồng/tháng.
Trên đây chỉ là mức lương tham khảo, mức lương kỹ sư điện thực tế còn tùy thuộc vào nhóm chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc cũng như các yếu tố về quy mô làm việc. Các bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp và ứng tuyển dễ dàng ngay trên Việc Làm 24h từ hôm nay!
Làm thế nào để trở thành kỹ sư điện chuyên nghiệp?
Ngoài kiến thức chuyên môn, các kỹ sư điện chuyên nghiệp cần có những kỹ năng và tố chất quan trọng sau:
Tư duy phân tích logic: Là một kỹ sư điện, bạn sẽ phải thường xuyên giải quyết các vấn đề về máy móc, thiết bị, hệ thống mạch điện,… cần phải có kỹ năng phân tích và tư duy logic để đưa ra các giải pháp, phương pháp phù hợp.
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm này giúp các kỹ sư cơ điện giao tiếp, phối hợp và làm việc nhóm để luôn đạt hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng tổ chức, quản lý: Thường phối hợp làm việc cùng nhiều bộ phận, đối tác khác nhau trong các dự án, công trình. Do đó, kỹ năng tổ chức, quản lý công việc tốt sẽ giúp kỹ sư cơ điện sắp xếp và thực hiện công việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành theo đúng tiến độ công việc.
Khả năng chịu được áp lực công việc: Khối lượng công việc lớn đòi hỏi có thể theo kịp và xử lý công việc hiệu quả, không để công việc tồn đọng dẫn đến kém hiệu quả.
Tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp.
Kết luận
Cơ hội tìm việc rộng mở và mức lương ổn định là những yếu tố thúc đẩy các bạn trẻ gắn bó với công việc. Để làm tốt vai trò này, hy vọng những thông tin hữu ích mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc của các kỹ sư điện. Nếu quan tâm việc làm kỹ sư điện, các bạn có thể tham khảo và ứng tuyển ngay trên Việc Làm 24h nhé!
Xem thêm: Quản lý cửa hàng làm công việc gì, mức lương có cao không?