Trong nhịp sống hiện đại, khi những công trình kiến trúc xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư kết cấu cũng tăng theo. Kỹ sư kết cấu là ai, làm công việc gì? Mức lương có cao không, triển vọng nghề nghiệp thế nào? Mời bạn đọc cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Kỹ sư kết cấu là gì?
Kỹ sư kết cấu là chuyên gia thiết kế kết cấu cho các công trình xây dựng như nhà ở, cầu đường, hầm mỏ, nhà xưởng,… Họ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn, vững chãi cho công trình, đảm bảo công trình có thể chịu được tải trọng và tác động ngoại lực.
Mô tả việc làm kỹ sư kết cấu
1. Giai đoạn thiết kế
- Phân tích yêu cầu: Tiếp nhận yêu cầu thiết kế từ các bên liên quan như kiến trúc sư, chủ đầu tư,… để hiểu rõ về mục đích sử dụng, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về địa chất, khí hậu, tải trọng để đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp.
- Lập bản vẽ thiết kế: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để lập bản vẽ chi tiết về kết cấu công trình, bao gồm các thành phần chịu lực chính như dầm, cột, sàn, móng,…
- Tối ưu thiết kế kết cấu: Đề xuất các giải pháp thiết kế tối ưu để tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Phân tích và tính toán: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để mô phỏng và tính toán khả năng chịu lực của kết cấu.
- Lập báo cáo kết cấu: Lập báo cáo chi tiết về kết cấu công trình, bao gồm các thông tin về vật liệu sử dụng, phương pháp thi công, giải pháp xử lý các vấn đề kỹ thuật,…
- Đánh giá chi phí xây dựng: Tham gia lập dự toán chi phí kết cấu, bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, thiết bị,… Dựa trên bản vẽ thiết kế, xác định khối lượng và chủng loại vật liệu cần thiết cho từng hạng mục công việc.
2. Giai đoạn thi công
- Giám sát thi công: Theo dõi và giám sát quá trình thi công để đảm bảo công trình được thi công đúng theo bản vẽ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật.
- Giải quyết các vấn đề kỹ thuật: Phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn cho công trình.
- Kiểm tra chất lượng: Thực hiện các kiểm tra chất lượng kết cấu công trình theo quy định.
3. Giai đoạn sau thi công
- Kiểm tra và đánh giá: Kiểm tra và đánh giá chất lượng kết cấu công trình sau khi thi công hoàn thành.
- Lập báo cáo nghiệm thu: Lập báo cáo nghiệm thu kết cấu công trình, trình các bên liên quan.
- Tư vấn và hỗ trợ: Tư vấn và hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình vận hành và sử dụng công trình.
Kỹ sư kết cấu làm việc ở đâu?
- Các công ty tư vấn thiết kế xây dựng: Kỹ sư kết cấu tham gia thiết kế kết cấu các công trình như nhà ở, chung cư, văn phòng, bệnh viện, trường học, cầu đường, hầm mỏ, …
- Các công ty xây dựng: Kỹ sư kết cấu tham gia quá trình thi công phần kết cấu công trình.
- Các cơ quan nhà nước: Kỹ sư kết cấu quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, bao gồm: Giám sát việc thiết kế, thi công kết cấu công trình; kiểm tra chất lượng kết cấu công trình; cấp phép xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
- Giảng viên tại các trường đào tạo kỹ sư.
- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực xây dựng.
Lương kỹ sư kết cấu có cao không?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng tăng cao do ngành xây dựng ngày càng phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào các công trình hạ tầng và khu đô thị mới.
Chính sách của nhà nước về phát triển ngành xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực cũng tác động đến nhu cầu tuyển dụng kỹ sư thiết kế kết cấu. Mức lương khá cao, dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng dựa trên kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp.
Lộ trình thăng tiến
Kỹ sư kết cấu tập sự (1 – 3 năm): Học hỏi kinh nghiệm thực tế, tham gia vào các dự án nhỏ để rèn luyện kỹ năng thiết kế, tính toán và thi công.
Kỹ sư kết cấu (3 – 5 năm): Sau khi tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhận vị trí kỹ sư kết cấu, tham gia vào các dự án lớn hơn, chịu trách nhiệm thiết kế và tính toán kết cấu cho các hạng mục công trình.
Kỹ sư kết cấu quản lý (5 – 7 năm): Với kinh nghiệm dày dặn, bạn phụ trách nhóm, quản lý và giám sát các dự án lớn, đưa ra các giải pháp tối ưu.
Giám đốc kỹ thuật (7 – 10 năm): Vị trí cao nhất trong bộ phận kết cấu, giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển cho bộ phận, quản lý nhân sự, tài chính và các hoạt động kỹ thuật.
Kỹ sư kết cấu giỏi cần có những gì?
Kiến thức chuyên môn vững vàng
Nắm vững kiến thức về vật liệu xây dựng, cơ học kết cấu, toán học, tin học và các quy chuẩn xây dựng. Kỹ sư kết cấu cần có khả năng phân tích và tính toán chính xác các cấu kiện chịu lực, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình. Đồng thời, cập nhật thường xuyên các tiến bộ về vật liệu mới, phương pháp thiết kế và thi công tiên tiến.
Kỹ năng chuyên môn thành thạo
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực thiết kế kết cấu.
- Có khả năng lập bản vẽ chi tiết, rõ ràng và chính xác.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu, mô phỏng và tính toán hiệu quả để đánh giá khả năng chịu lực của công trình.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề kỹ thuật sáng tạo và logic.
Tố chất của kỹ sư kết cấu
- Có khả năng sáng tạo, tư duy logic và đưa ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề kỹ thuật.
- Cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi công việc, đảm bảo độ chính xác và an toàn cho công trình.
- Trung thực, trách nhiệm cao trong công việc, luôn đặt an toàn của công trình lên hàng đầu, ý thức rõ ràng về trách nhiệm của bản thân đối với công trình.
- Có tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành xây dựng.
- Có khả năng phối hợp hiệu quả để hoàn thành tốt dự án.
- Có khả năng giao tiếp với các bên liên quan như chủ đầu tư, kiến trúc sư, nhà thầu,…
- Sức khỏe tốt để có thể đảm bảo cường độ làm việc cao.
- Có khả năng chịu áp lực tốt và làm việc hiệu quả trong môi trường nhiều thách thức.
Kết luận
Kỹ sư kết cấu giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác và an toàn cho các công trình trong khâu thi công. Hy vọng bài viết trên của Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc nắm rõ công việc và mức lương, lộ trình thăng tiến sự nghiệp. Đừng quên truy cập Vieclam24h.vn và tìm kiếm thông tin tuyển dụng và ứng tuyển ngay bây giờ nhé! Chúc bạn thành công.
Hiện nay, các bạn có thể tạo CV xin việc đúng chuẩn và tải các mẫu CV dễ dàng ngay trên Vieclam24h.vn hoàn toàn miễn phí chỉ trong vài cú nhấp chuột. Đặc biệt, mỗi mẫu CV đều có hướng dẫn cụ thể giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Chỉ trong vài phút, các bạn đã có thể sở hữu một CV nhân viên chuyên nghiệp và đầy ấn tượng.
Xem thêm: QS là gì? Công việc của kỹ sư dự toán có khó không?