Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), các chuyên gia máy tính và công nghệ thông tin (CNTT) ở Hoa Kỳ có mức lương trung bình là 97.430 USD năm 2021. Con số này cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình chỉ 45.760 USD cho tất cả các ngành nghề khác. Như vậy, có thể thấy lương IT ở mọi cấp độ kinh nghiệm đều cao hơn so với mặt bằng chung, mặc dù còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức lương như kinh nghiệm, bộ kỹ năng, trình độ học vấn, bằng cấp chứng chỉ… Vậy hiện nay lương IT có còn cao như lời đồn? Cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Mức lương IT tại thị trường Việt Nam hiện nay
Nếu bạn thắc mắc nghề IT lương bao nhiêu, hoặc IT lương bao nhiêu một tháng thì tại Việt Nam, mức lương công nghệ thông tin trung bình là 17,000,000 VND/ tháng, tương đương khoảng 200,000,000 VND/ năm (cập nhật đến tháng 8/2023).
Mức lương IT khá cao so với mặt bằng chung, nhưng để có được mức lương này đồng nghĩa với việc bạn cũng phải có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Còn đối với lương fresher IT thì chỉ rơi vào khoảng từ 3 – 6 triệu/ tháng.
Mức lương IT trung bình theo vùng như sau:
- Hà Nội: khoảng 18 triệu/ tháng
- TP. Hồ Chí Minh: khoảng 17 triệu/ tháng
- Đà Nẵng: khoảng 17 triệu/ tháng
- Bắc Ninh: khoảng 15 triệu/ tháng
- Hải Phòng: khoảng 10 triệu/ tháng
- Biên Hòa: khoảng 15 triệu/ tháng
- Thủ Dầu Một: khoảng 12 triệu/ tháng
- Đà Lạt: khoảng 8 triệu/ tháng
- Cần Thơ: khoảng 6 triệu/ tháng
Tuy nhiên đó là mức lương trung bình. Trong thị trường lao động nói chung và thị trường CNTT nói riêng, ngành IT cũng đang dần bão hòa như các ngành khác. Bởi nguồn cung nhân sự IT mỗi năm tăng lên, số lượng người làm các công việc liên quan đến CNTT rất nhiều. Các ngành nghề cũng đòi hỏi các chuyên gia am hiểu và dày dặn kinh nghiệm trong ngành IT, cơ hội việc làm của dân IT cũng bắt đầu trở nên khó khăn hơn.
Dựa vào vị trí thì mức lương IT sẽ dao động:
- .NET Programmer: 4 – 22 triệu/ tháng
- ABAP Programmer: 5 – 21 triệu/ tháng
- ASP.NET Programmer: 4 – 15 triệu/ tháng
- Android Developer: 5 – 19 triệu/ tháng
- Backend developer: 5 – 20 triệu/ tháng
- C Programmer: 4,5 – 17 triệu/ tháng
- C# Programmer: 4,5 – 15,5 triệu/ tháng
- C++ Programmer: 5 – 18 triệu/ tháng
- Cloud Engineer: 5 – 20 triệu/ tháng
- Data scientist: 4,5 – 20,5 triệu/ tháng
- Database Administrator: 4,5 – 16 triệu/ tháng
- Database Analyst: 4,5 – 13 triệu/ tháng
- DevOps Engineer: 5,5 – 21 triệu/ tháng
- Frontend developer: 4 – 17 triệu/ tháng
- Game designer: 4 – 12,5 triệu/ tháng
- Game developer: 4,5 – 14,5 triệu/ tháng
- Go developer: 4,5 – 14 triệu/ tháng
- IC Design Engineer: 6,5 – 25 triệu/ tháng
- ICT-specialist: 4 – 10 triệu/ tháng
- IT Analyst: 4 – 15,5 triệu/ tháng
- IT Architect: 7 – 32,5 triệu/ tháng
- IT Business Analyst: 4,5 – 18,5 triệu/ tháng
- IT Consultant: 4 – 23 triệu/ tháng
- IT Network Administrator: 4 – 11,5 triệu/ tháng
- IT Product Manager: 5,5 – 24 triệu/ tháng
- IT Project Manager: 5 – 21,5 triệu/ tháng
- IT Security Specialist: 4 – 23,5 triệu/ tháng
- IT System Administrator: 4 – 20 triệu/ tháng
- IT Tester: 3,5 – 16 triệu/ tháng
- IT auditor: 4,5 – 14 triệu/ tháng
- IT/Technical Support Specialist: 4 – 11,5 triệu/ tháng
- Java Programmer: 4,6 – 23 triệu/ tháng
- Javascript Programmer: 4,5 – 16,5 triệu/ tháng
- Lead developer: 7,5 – 30 triệu/ tháng
- Microcontroller programmer: 4,5 – 14 triệu/ tháng
- Objective-C Programmer: 5 – 20 triệu/ tháng
- Oracle Programmer: 5 – 18,5 triệu/ tháng
- PC Technician: 4 – 9 triệu/ tháng
- PHP Programmer: 4,5 – 15 triệu/ tháng
- Perl Programmer: 5 – 18 triệu/ tháng
- Problem Manager: 5 – 14 triệu/ tháng
- Programmer: 5 – 17 triệu/ tháng
- Python Programmer: 4,5 – 17,5 triệu/ tháng
- Ruby Developer/Programmer: 4,5 – 16,5 triệu/ tháng
- SAP specialist: 4,5 – 17 triệu/ tháng
- Scrum Master: 5 – 22,5 triệu/ tháng
- Service Engineer: 4 – 11 triệu/ tháng
- Service Technician: 4 – 8,5 triệu/ tháng
- Software Engineer: 5 – 37 triệu/ tháng
- Software consultant: 4 – 20 triệu/ tháng
- Systems Administrator: 4 – 12 triệu/ tháng
- Systems Engineer: 4 – 16 triệu/ tháng
- Technical Writer: 4 – 11 triệu/ tháng
- User Experience Expert: 4,5 – 15 triệu/ tháng
- Web Designer: 4 – 11 triệu/ tháng
- Webmaster: 4 – 8 triệu/ tháng
- iOS Developer: 5 – 28 triệu/ tháng
Như vậy, có thể thấy mức lương lập trình viên chưa phải là cao nhất, mà các vị trí ở top đầu sẽ thuộc về Solution Architects, Tech Lead, Project Leader/Project Manager, Data Engineer, DevOps Engineer/DevSecOps Engineer, Cloud Engineer…
Xem thêm: Công việc của thực tập sinh IT là gì, mức lương có cao chót vót như lời đồn?
10 ngành trả lương IT cao nhất hiện nay
Dưới đây là top 10 ngành/ công việc đang trả lương IT cao nhất trong năm 2023 – 2024:
1/ Tư vấn
Trong ngành tư vấn, công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng để đưa ra quyết định, thiết kế giải pháp, cải tiến quy trình và cung cấp những hiểu biết sâu sắc tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều công việc tư vấn CNTT, một vai trò giúp các tổ chức xác định các giải pháp và chiến lược công nghệ nhằm cải thiện phần cứng, phần mềm, mạng và cơ sở hạ tầng CNTT.
Nhu cầu về các kỹ năng như an ninh mạng, đám mây, quản lý dự án CNTT, thiết kế UX/UI, quản lý thay đổi và phân tích kinh doanh cũng gia tăng đáng kể khiến mức lương IT trong ngành tư vấn trở nên đáng mơ ước.
2/ Chăm sóc sức khỏe
Công nghệ có vai trò tối quan trọng đối với ngành chăm sóc sức khỏe, bao gồm các ngành y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học. Đây là ngành xử lý dữ liệu quan trọng, riêng tư và nhạy cảm, vì vậy luôn có nhu cầu thuê các chuyên gia về dữ liệu và an ninh mạng. Do đó lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng là một ngành có mức lương IT khá cao.
3/ Tài chính
Nhu cầu về nhân viên công nghệ trong ngành tài chính tiếp tục tăng khi các dịch vụ tài chính bắt đầu chuyển sang trực tuyến. Ngay cả trong nội bộ, các công ty tài chính cũng bắt đầu tập trung xây dựng nền tảng đào tạo CNTT để nâng cao tay nghề cho người lao động.
Tài chính là một trong những ngành hàng đầu có nhu cầu cao về kỹ sư phần mềm, kỹ sư dữ liệu, nhà phân tích kinh doanh và các nhà khoa học dữ liệu.
4/ Phần mềm
Ngành công nghiệp phần mềm đương nhiên phù hợp với các công việc CNTT vì đây là ngành hoàn toàn dựa vào công nghệ. Ngành này luôn yêu cầu những chuyên gia CNTT am hiểu, những người có thể giúp các tổ chức thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì các sản phẩm và dịch vụ phần mềm.
Có rất nhiều vai trò trong ngành công nghiệp phần mềm mang lại cơ hội nghề nghiệp cho bạn, chẳng hạn như nhà phát triển, kỹ sư phần mềm, DevOps, quản lý dự án, quản lý sản phẩm, chuyên gia an ninh mạng, nhà khoa học dữ liệu, quản trị viên cơ sở dữ liệu và kiến trúc sư phần mềm.
5/ Hàng không vũ trụ và quốc phòng
Không có gì ngạc nhiên khi hàng không vũ trụ và quốc phòng là một trong những ngành có nhu cầu cao về kỹ sư CNTT, bao gồm kỹ sư hệ thống điện tử hàng không, hệ thống AI, phần mềm, mạng, đảm bảo chất lượng, robot, tần số vô tuyến (RF), mô phỏng, thử nghiệm bay và kỹ sư sản xuất. Ngoài ra, ngành này cũng sẽ có nhu cầu cao đối với các vai trò công nghệ khác như nhà phân tích an ninh mạng, quản lý dự án, nhà công nghệ hàng không vũ trụ, nhà phân tích không gian địa lý, chuyên gia truyền thông, người kiểm tra phần mềm và nhà phân tích dữ liệu.
6/ Sản phẩm tiêu dùng
Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về lương IT, tăng hơn 14% so với năm 2021. Các lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với ngành sản phẩm tiêu dùng bao gồm thương mại điện tử, tiếp thị kỹ thuật số, quản lý chuỗi cung ứng và phát triển ứng dụng di động. Các vai trò liên quan khác bao gồm chuyên gia bảo mật, người quản lý dự án, nhà thiết kế UX/UI, người quản lý sản phẩm, nhà phân tích dữ liệu và nhà phân tích kinh doanh.
Ngoài ra, ngành sản phẩm tiêu dùng còn cần các chuyên gia IT liên quan đến tối ưu hóa sản phẩm, quản lý dịch vụ khách hàng, theo dõi xu hướng tiếp thị và kỹ thuật số, dự báo nhu cầu, ra quyết định dựa trên dữ liệu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và điều hướng quản lý chuỗi cung ứng.
7/ Lương IT trong lĩnh vực giải trí
Có lẽ bạn sẽ không thể tưởng tượng được ngành giải trí lại có nhu cầu cao về các vị trí CNTT, nhưng thực tế ngành này lại rất cần các chuyên gia công nghệ lành nghề. Công nghệ là nền tảng để phát triển phim ảnh, trò chơi điện tử, sự kiện trực tiếp, âm nhạc và chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, nhu cầu về kỹ sư nền tảng phát trực tuyến, người quản lý dự án, chuyên gia bảo mật, nhà phát triển web, nhà phân tích dữ liệu và quản trị viên hệ thống cũng ngày càng tăng.
8/ Tiện ích – Năng lượng
Tiện ích và năng lượng cũng là một trong số các ngành có nhu cầu cao về các vị trí IT, bao gồm kỹ sư SCADA, kỹ sư năng lượng tái tạo, chuyên gia đo lường thông minh, chuyên gia hiện đại hóa lưới điện, nhà phân tích dữ liệu năng lượng, chuyên gia tư vấn tiết kiệm năng lượng, chuyên gia GIS và kỹ sư lưu trữ năng lượng.
Ngoài ra còn có nhu cầu về các vai trò CNTT điển hình hơn như quản lý dự án, nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia an ninh mạng, nhà phát triển RPA, kỹ sư IoT, chuyên gia quản lý tài sản, quản lý trung tâm dữ liệu… Ngành này có nhu cầu về các chuyên gia CNTT có tay nghề cao, những người có kỹ năng và kiến thức để điều hướng các hệ thống, kỹ thuật và mạng phức tạp.
9/ Viễn thông
Công việc CNTT đương nhiên phù hợp với ngành viễn thông vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các vị trí CNTT trong ngành này như quản lý dự án, nhà phát triển phần mềm, nhà phân tích hệ thống, kỹ sư mạng, chuyên gia bảo mật, nhà phân tích dữ liệu, kỹ sư tần số vô tuyến (RF), kỹ sư đám mây và nhà tư vấn…
10/ Lương IT trong lĩnh vực bảo hiểm
Cuối cùng, bảo hiểm cũng là một trong những “mảnh đất màu mỡ” dành cho dân IT, khi các công ty bảo hiểm đang dần chuyển sang dịch vụ kỹ thuật số. Ngành này có nhu cầu ngày càng tăng đối với nhân viên CNTT, những người có thể giúp xây dựng, triển khai và duy trì các ứng dụng cũng như dịch vụ nội bộ và hệ thống làm việc với khách hàng.
Bên cạnh đó, tương tự như ngành chăm sóc sức khỏe thì ngành bảo hiểm cũng cần xử lý một lượng lớn dữ liệu mang tính chất nhạy cảm và bí mật. Do đó, ngành bảo hiểm còn cần các nhân viên an ninh mạng và dữ liệu. Và khi ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm phát triển các ứng dụng và dịch vụ hướng tới khách hàng, nhu cầu về các nhà thiết kế, nhà phát triển phần mềm và kỹ sư UX/UI cũng sẽ tăng lên.
Cơ hội nghề nghiệp cho ngành IT vẫn rộng mở đối với thế hệ trẻ, tuy nhiên cũng đòi hỏi kỹ năng tiếp cận với các công nghệ mới đang thay đổi thế giới từng ngày.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mời bạn theo dõi Vieclam24h.vn để không bỏ lỡ nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Việc làm gợi ý
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Mức lương chăm sóc khách hàng hiện nay bao nhiêu? Lộ trình thăng tiến thế nào?