Kế toán là vị trí quan trọng trong mọi doanh nghiệp và là ngành nghề có nhu cầu lớn trên thị trường lao động hiện nay. Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn về lương kế toán có cao không và những lời khuyên giúp bạn tăng thu nhập và phát triển hơn trong ngành nghề này.
Ngành kế toán lương bao nhiêu?
So với các ngành nghề khác, mức lương nghề kế toán ở vào mức trung bình. Cụ thể, lương kế toán mới ra trường dao động ở khoảng 3,5 triệu đồng khi thử việc. Qua thời gian, khi bạn tích lũy thêm kinh nghiệm, trang bị thêm kỹ năng và nâng cao năng lực chuyên môn, mức lương sẽ tăng dần.
Với kinh nghiệm từ 1 năm trở lên, mức lương dao động từ 9 triệu đồng đến 11 triệu đồng.
Sau 2 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương tăng lên từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Vị trí kế toán trưởng có mức lương trung bình lên đến 25 triệu đồng thậm chí cao hơn.
Nếu bạn có chứng chỉ kế toán quốc tế (ví dụ: Chứng chỉ Hội Kế Toán Công Chứng của Anh – ACCA – The Association of Chartered Certified Accountants), sử dụng ngoại ngữ trong công việc hoặc làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài, mức thu nhập ở vị trí kế toán có thể lên đến 2.000 USD mỗi tháng.
Mức lương tham khảo của một số vị trí kế toán
Trong doanh nghiệp có nhiều vị trí kế toán khác nhau, mỗi vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên môn, đảm nhiệm các yêu cầu công việc khác nhau. Theo đó, mức lương của từng vị trí như lương kế toán tổng hợp, lương kế toán trưởng… cũng khác nhau.
Xem thêm: Lương kế toán hiện nay bao nhiêu? Kinh nghiệm deal lương ở vị trí kế toán
Sau đây là một số mức lương tham khảo cho một số vị trí kế toán với kinh nghiệm từ 2 năm trở lên trong doanh nghiệp.
Vị trí | Mô tả công việc | Mức lương tham khảo (lương /tháng) |
---|---|---|
Kế toán tổng hợp | Tổng hợp báo cáo, số liệu, thống kê về hoạt động công ty theo quy định để cân đối hoạt động tài chính Kiểm tra, giám sát sổ sách, chứng từ, hoá đơn liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Theo dõi, giám sát công nợ Lập quyết toán, hạch toán chi phí, khấu hao, thuế GTGT… Thống kê, giải trình, cung cấp dữ liệu khi có yêu cầu Đề xuất, đưa ra tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý thông qua tài chính. |
13 triệu – 25 triệu đồng /tháng |
Kế toán ngân hàng | Đảm nhiệm các nghiệp vụ kế toán liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp qua ngân hàng. | 10 triệu – 12 triệu đồng/tháng |
Kế toán thuế | Đảm nhiệm các nghiệp vụ liên quan đến thuế theo quy định của Nhà nước: khai báo, thu thập, đối chiếu, tổng hợp hoá đơn và các khoản thuế, làm việc với cơ quan thuế… | 9 triệu – 12 triệu đồng/tháng |
Kế toán giá thành | Đảm nhiệm nhiệm vụ tính toán chi phí sản xuất, định giá sản phẩm… Kết hợp cùng kế toán kho, kế toán tổng hợp lập và theo dõi chi tiết về các loại chi phí, giá thành liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. |
Từ 9 triệu đồng /tháng |
Kế toán tiền lương | Đảm nhiệm công tác hạch toán tiền lương cho người lao động: lập bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động, tính phụ cấp, theo dõi tăng ca… đồng thời đảm bảo cân đối chi phí lương nhân viên và chi phí doanh nghiệp. | 8,5 triệu – 25 triệu đồng/ tháng |
Kế toán bán hàng | Đảm nhiệm các công việc liên quan đến quản lý, ghi chép hoá đơn, doanh thu bán hàng, lên báo cáo và thống kê số liệu bán hàng, giúp ban lãnh đạo nắm được tình hình doanh số, từ đó có được chiến lược sản xuất và kinh doanh hiệu quả. | 9 triệu – 20 triệu đồng/tháng |
Kế toán kho | Đảm nhiệm các công việc liên quan đến kiểm soát, theo dõi hàng hoá xuất – nhập kho, tồn kho Lưu trữ hoá đơn, chứng từ, giấy tờ về hàng hoá Hạch toán liên quan đến hàng hoá, công nợ, vật tư đầu vào và đầu ra khỏi kho, đảm bảo đúng định mức theo quy định. |
9 triệu – 20 triệu đồng/tháng |
Kế toán trưởng | Kiểm soát các hoạt động phòng kế toán, đảm bảo các kế toán viên đảm nhiệm đúng công việc. Hoàn thiện chế độ hạch toán, thống kê, tính toán chính xác số liệu kế toán. Kiểm tra, rà soát hoá đơn, hợp đồng đảm bảo mang lại quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp Đưa ra các phân tích, đánh giá về tình hình tài chính, tham mưu cho ban lãnh đạo từ góc độ tài chính. |
Từ 18 triệu – 50 triệu đồng /tháng |
Các thành phần cấu tạo nên lương kế toán cơ bản
Lương của vị trí kế toán thường bao gồm: lương cứng, phụ cấp, các khoản thưởng. Trong đó, mức lương cứng tuân thủ theo quy định về lương cơ bản của pháp luật và các chính sách lương của doanh nghiệp (ví dụ theo bằng cấp, theo thâm niên…). Các khoản phụ cấp và thưởng cũng khác nhau tuỳ thuộc theo quy định của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lương
Cũng giống như những ngành nghề khác, lương của nhân viên kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm chuyên môn: lương của kế toán đã có kinh nghiệm hoặc ở các vị trí cao hơn sẽ cao hơn so với kế toán viên mới ra trường.
- Năng lực cá nhân: bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn, những kế toán viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc có các chứng chỉ kế toán quốc tế cũng thường có mức lương cao hơn.
- Quy mô doanh nghiệp: lương của kế toán tại các công ty lớn hoặc công ty nước ngoài cũng cao hơn so với lương vị trí kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ, các start-up.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: những công ty lớn với dòng tiền ổn định sẽ có mức lương cao hơn so với những doanh nghiệp nhỏ có dòng tiền kém ổn định.
- Địa điểm làm việc: lương nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp tại thành phố lớn thường cao hơn mức lương tại các khu vực khác.
Lưu ý khi deal lương
Nếu bạn đang tìm việc làm kế toán và mong muốn công việc mới có mức lương phù hợp với năng lực hơn, sau đây là một số lưu ý giúp bạn deal lương ở vị trí kế toán:
- Tìm hiểu mức lương thị trường cho vị trí tương đương với kinh nghiệm và năng lực của bạn.
- Tìm hiểu kỹ mức lương mà doanh nghiệp đưa ra trong thông tin đăng tuyển. Đánh giá xem mức lương đó có đáp ứng mong muốn cũng như tương xứng với năng lực của bạn hay không. (Ví dụ, khoảng lương nhà tuyển dụng đưa ra là 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, bạn mong muốn mức lương phù hợp với mình là 13 triệu đồng thì nên đánh giá vì sao nhà tuyển dụng nên trả bạn mức lương này).
- Khi phỏng vấn deal lương, nên đề cập đến những lợi ích hoặc đóng góp mà năng lực của bạn mang lại cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách deal lương khi phỏng vấn cực hay thuyết phục mọi nhà tuyển dụng
- Đề cập đến kinh nghiệm hoặc nghiệp vụ chuyên môn của bạn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng (ví dụ: kinh nghiệm giải quyết thanh tra thuế, báo cáo quyết toán, làm kế toán thuế…)
- Nên để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương đề xuất khi phỏng vấn.
- Nên lưu ý khi nói về mức lương cũ. Nếu mức lương cũ của bạn tương đối thấp so với mức kỳ vọng thì không nên đề cập bởi đây có thể là điểm bất lợi. Thay vào đó nên tập trung vào năng lực hiện tại của bạn và chứng minh vì sao bạn phù hợp với mức lương bạn đang đề xuất.
- Giao tiếp thẳng thắn và rõ ràng về quyền lợi mong muốn của bạn.
- Tự tin, nhẹ nhàng nhưng thể hiện rõ quan điểm của bạn khi phỏng vấn.
Cách tăng thu nhập
Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài và phát triển sự nghiệp với ngành kế toán, sau đâu là một số lời khuyên từ Việc Làm 24h giúp bạn từng bước tăng thu nhập và có được sự nghiệp thăng tiến.
- Không ngừng học hỏi, trang bị các kiến thức đầy đủ về ngành, thị trường.
- Học hỏi để nâng cao kiến thức về nghiệp vụ kế toán phục vụ cho công việc, nâng cao năng lực bản thân.
- Bạn có thể học thêm ngoại ngữ hoặc các chứng chỉ kế toán phù hợp để mở rộng cơ hội nghề nghiệp với mức đãi ngộ cao hơn.
- Song song rèn luyện các kỹ năng mềm trong công việc như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, quản trị công việc.
- Luôn hoàn thành tốt công việc được giao và can đảm nhận lãnh những trách nhiệm mới liên quan để nâng cao dần năng lực, quan sát được bức tranh kinh doanh toàn cảnh của doanh nghiệp để nhanh chóng thăng tiến lên vị trí cao hơn.
Lời kết
Trên đây, Việc Làm 24h đã chia sẻ tới bạn những điều cơ bản về lương kế toán hiện nay. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi deal lương ở vị trí kế toán và từng bước gia tăng thu nhập với công việc này. Việc Làm 24h luôn đồng hành cùng bạn trên mọi bước đường phát triển sự nghiệp!
Xem thêm: Kế toán nội bộ làm những công việc gì, mức lương hấp dẫn ra sao?