Marcom là cụm từ mà dân Marketing thường sử dụng trong lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, các bạn trẻ mới vào nghề vẫn chưa thực sự hiểu Marcom là gì, mục tiêu của Marcom là làm gì? Tầm quan trọng của phòng Marcom là gì? Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng Vieclam24h.vn khám phá qua bài viết dưới đây!
Tổng quan về Marketing Communications
Marcom là gì?
Marcom là từ viết tắt của Marketing Communications, có nghĩa là tiếp thị truyền thông. Thuật ngữ này đề cập đến các thông điệp và phương tiện truyền thông được dùng để hình thành nhận thức thương hiệu, tạo tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu, thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng. Trong mô hình 4P: Product (Sản phẩm) – Price (Giá thành) – Place (Kênh phân phối) – Promotion (Tiếp thị), Marcom là bộ phận chịu trách nhiệm Promotion.
Các công cụ phổ biến của Marcom là gì?
Marcom có phạm vi hẹp hơn Marketing và là một phần không thể thiếu của Marketing, chỉ tập trung khai thác các công cụ dưới đây:
1. Quảng cáo (Advertising): Tính năng của quảng cáo là nâng cao nhận thức, quảng cáo được triển khai đúng tệp khách hàng vừa hỗ trợ tiếp thị sản phẩm/dịch vụ vừa tiếp thị thương hiệu hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng truyền hình, radio, báo, tạp chí,… để truyền đạt thông điệp quảng cáo.
2. Bán hàng cá nhân (Personal selling): Đây là công cụ giao tiếp hiệu quả giữa nhân viên bán hàng và khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể dựa vào công cụ này để tư vấn, giải đáp thắc mắc, quảng bá tính năng của sản phẩm/dịch vụ tạo ra giá trị cho khách hàng và thuyết phục quyết định mua hàng.
3. Tiếp thị trực tiếp (Direct marketing): Nhờ các công cụ tiếp thị trực tiếp từ truyền thống như Thư trực tiếp (Direct mail), Tiếp thị qua điện thoại (Telemarketing), Door to door marketing (tiếp thị tận nhà),… cho đến hiện đại như Thư điện tử (Email Marketing), Tin nhắn điện thoại (SMS Marketing), SMS Marketing, Mạng xã hội (Social Media),… doanh nghiệp có thể nhận lại tỷ lệ phản hồi hiệu quả hơn.
4. Tài trợ (Sponsorship): Liên quan đến việc tài trợ các hoạt động, sự kiện như thể thao, ca nhạc,… để liên kết thương hiệu với sự kiện hoặc hoạt động đó.
5. Khuyến mãi (Communication promotion): Khuyến mãi là công cụ Marcom được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Một số hình thức khuyến mãi phổ biến như chiết khấu cho khách hàng đầu tiên; giảm giá có thời hạn, khuyến khích khách hàng mua sắm trước khi quá muộn,… Nhờ đó, tăng lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra, thúc đẩy doanh thu hiệu quả.
6. Quan hệ công chúng (Pr-Public relation): PR là công cụ Marcom được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu trên thị trường.
Mục tiêu của Marcom là làm gì?
Tiếp thị truyền thông là một quá trình dài, các hoạt động thường liên tiếp nhau và doanh nghiệp phải thiết lập một hoặc một vài mục tiêu để tối ưu quá trình. Mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp khi làm Marcom là giúp thương hiệu phát triển và tăng số lượng đơn hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể hướng đến các mục tiêu quan trọng khác như sau:
Thúc đẩy nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng để kích thích khách hàng lựa chọn và đưa ra quyết định mua các sản phẩm. Nếu xây dựng nội dung tích cực và chiến lược tiếp thị rõ ràng, Marcom sẽ tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu trên nhiều “mặt trận” khác nhau, nhờ đó, khách hàng có nhiều thiện cảm với thương hiệu.
Thiết lập vị thế đặc biệt cho thương hiệu
Marcom tập trung vào việc xây dựng các chiến lược tiếp thị truyền thông dài hạn thông qua công cụ truyền thông để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Quá trình này phải đi theo từng bước và đảm bảo sự nhất quán giữa sản phẩm/dịch vụ với chiến lược truyền thông.
Kích thích hành vi tiêu dùng
Thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng là mục đích quan trọng của các doanh nghiệp. Thông qua các chiến lược nhắm thẳng vào Insight khách hàng, doanh nghiệp kích thích khách hàng nhanh chóng nảy sinh nhu cầu tiêu dùng để giải quyết các vấn đề đang gặp phải.
Rút ngắn quy trình bán hàng
Quy trình bán hàng thường tập trung vào việc đưa đến những thông tin hữu ích cho khách hàng, xây dựng sự tin tưởng giữa sản phẩm/ thương hiệu và khách hàng. Có thể nói, đây là mục tiêu quan trọng của Marcom trong quá trình xác định, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và tạo ra cơ hội bán hàng. Nhờ đó, hỗ trợ bộ phận sales chuyển đổi cơ hội thành doanh số bán hàng.
Thay đổi thái độ của khách hàng
Trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông, Marcom là công cụ quan trọng để doanh nghiệp “xoay chuyển tình thế”, thay đổi thái độ của khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương pháp ứng xử khác nhau và Marcom được sử dụng để truyền đạt chính xác tới khách hàng. Doanh nghiệp vừa ngăn chặn hành động quay lưng của khách hàng vừa đưa ra những chiến lược dài hạn để khôi phục, duy trì hình ảnh tích cực và củng cố lòng tin từ khách hàng.
Thu hút tệp khách hàng của thương hiệu đối thủ
Nhiều doanh nghiệp có chung tệp khách hàng mục tiêu, công việc của Marcom là thu hút tệp khách hàng của đối thủ.
Các vị trí không thể thiếu của phòng Marcom là gì?
Marcom manager là gì?
Marcom manager là vị trí quản lý tiếp thị truyền thông, họ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các chiến lược tiếp thị truyền thông. Marcom manager chịu trách nhiệm phát triển và điều chỉnh các chiến lược truyền thông để xây dựng thương hiệu. Với vai trò quan trọng này, Marcom Manager đảm bảo rằng các chiến dịch tiếp thị truyền thông hiệu quả để hỗ trợ mục tiêu kinh doanh và xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu.
Bên cạnh đó, Marcom manager còn thực hiện các sáng kiến thiết kế sản phẩm và phối hợp với bộ phận sản xuất để tinh chỉnh sản phẩm cũ hoặc tạo ra sản phẩm mới.
Vậy công việc chính của Marcom manager là gì?
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển thị phần.
- Vận hành – tiến hành hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường.
- Giám sát quá trình tổng hợp, phân tích và đánh giá dữ liệu thị trường.
- Phát triển chiến lược giá và thiết lập ngân sách.
- Phối hợp với các nhóm, bộ phận khác để xây dựng tài nguyên quảng cáo.
- Phối hợp với các đối tác, đại lý và khách hàng chiến lược.
- Xây dựng chiến lược Marketing.
- Triển khai phát triển sản phẩm, chương trình khuyến mãi,… khi nhận được sự phê duyệt của cấp trên.
- …
Tuỳ vào quy mô doanh nghiệp và tính chất công việc mà Marcom manager có thể tham gia vào các dự án SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, cập nhật trang web, tự động hóa email,…
Do tính chất công việc mà Marcom manager đòi hỏi tư duy chiến lược, khả năng sáng tạo và kỹ năng quản lý.
Marcom executive là gì?
Marcom executive là chuyên viên tiếp thị truyền thông, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị dưới sự hướng dẫn của quản lý của Marcom Manager. Với vai trò này, Marcom executive thường tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai chiến lược tiếp thị truyền thông để đảm bảo rằng thông điệp của thương hiệu được truyền tải hiệu quả đến khách hàng và thị trường.
- Nghiên cứu, cập nhật thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh và các xu hướng truyền thông.
- Thu thập thông tin về sản phẩm/dịch vụ khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ, xác nhận các ý tưởng truyền thông được kịp thời cung cấp và thực thi hiệu quả cho đối tác/khách hàng.
- Kiểm soát ngân sách và các truy vấn liên hệ với các bộ phận khác.
- Giao tiếp với đối tác/khách hàng để lập tài liệu quảng cáo, hóa đơn, hoàn thành hợp đồng,…
Kết luận
Hy vọng những thông tin hữu ích mà Vieclam24h.vn chia sẽ đã giúp bạn hiểu rõ công việc Marcom là gì và lý do mà các thương hiệu đều cần đến phòng Marcom. Các bạn yêu thích công việc Marcom có thể tham khảo và tìm kiếm cơ hội việc làm trên Vieclam24h.vn từ hôm nay nhé!
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Scent Marketing là gì? Điều gì mang đến sự khác biệt khi triển khai tiếp thị mùi hương?