16 từ tiếng Anh này trong CV xin việc của bạn
1. Unemployed – Thất nghiệp
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đều rất tinh ý biết được khoảng thời gian nào bạn không có đi làm dựa vào thời gian làm việc bạn ghi trong CV và có thể ghi chú lại để hỏi bạn trong buổi phỏng vấn rồi nên bạn không cần phải nhấn mạnh điều đó trong CV.
2. Hardworking/hard worker – Làm việc chăm chỉ
Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ luôn mong muốn tuyển một ứng viên chăm chỉ, điều đó họ có thể nhận ra khi ứng viên có mặt phỏng vấn đúng giờ và thái độ chuyên nghiệp khi hoàn thành các bài test nhà tuyển dụng đưa ra và nộp bài đúng hẹn.
3. “Ambicious” – Từ sai chính tả
Bà Elizabeth Harrison, giám đốc dịch vụ khách hàng và là đối tác tuyển dụng cấp cao của Decision Toolbox chia sẻ: “Trong CV không bao giờ được tồn tại từ sai chính tả, hãy đọc CV của bạn nhiều lần, in chúng ra và nhờ bạn bè và gia đình của bạn cùng xem. Chỉ một từ sai chính tả nhỏ cũng có thể khiến bạn từ một ứng viên nặng ký bước vào vòng nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không phải là người tỉ mỉ, cẩn thận”.
4. Microsoft Office
Bạn biết không, cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ năng Microsoft Office không còn là một kỹ năng được mong chờ, mà là một kỹ năng bắt buộc phải có cho tất cả ứng viên. Email ứng tuyển, cover letter, CV, portfolio… của bạn chính là những minh chứng cho một loạt kỹ năng văn phòng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm rồi. Nếu bạn có những kỹ năng “đắt giá” mà ít người có như “tiếng Nhật, Java, HTML…” hay bất kỳ kỹ năng nào liên quan chặt chẽ với công việc, hãy liệt kê chúng ra.
5. On time – Đúng giờ
Cũng giống như kỹ năng Microsoft Office phía trên, tính đúng giờ là điều kiện hiển nhiên phải có cho bất kỳ ứng viên nào.
6. Objective – Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn không cần phải tốn bất kỳ khoảng trống nào trong CV của mình để ghi Objective (mục tiêu nghề nghiệp). Thay vào đó, cover letter (thư ứng tuyển) sẽ là một nơi thích hợp để bạn thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của mình.
7. Reference available upon request
Ứng viên thường ghi dòng này cuối CV giống như một động tác cuối để kết thúc CV của mình cho đầy đủ các phần thường thấy của một CV chuẩn, thế nhưng dấu hiệu này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang rất nôn nóng và mong chờ nhà tuyển dụng gọi để hỏi về người tham khảo này. Nếu nhà tuyển dụng muốn biết thêm thông tin gì từ bạn, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn, vì thế bạn không cần phải đề cập câu này trong CV của mình. Một chuyên gia Nhân sự chia sẻ: “Ứng viên thường nghĩ rằng họ phải chủ động đưa ra thông tin người tham khảo cho chúng tôi, tuy nhiên sự thật là nếu chúng tôi cần, chúng tôi sẽ hỏi bạn sau”.
8. I, she, he, him, her
CV này có phải bạn tự viết hay một người nào khác làm cho bạn mà bạn phải đề cập “anh ấy” hay “chị ấy” ở đây? Thay vì viết “I led a team of four people (Tôi đã lãnh đạo một team gồm 4 người)”, bạn hãy viết “Led a team of 4”. Và đừng bao giờ viết “Mr.X led a team” (Ông X lãnh đạo team), nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn làm gì, họ không quan tâm ông A, B, C, X nào làm gì đâu nhé.
9. Expert
Bạn không nên khoe mình là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, trừ phi bạn thật sự là một chuyên gia. Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi về chuyên môn nghề nghiệp mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn.
10. Can’t hoặc Won’t
Một CV hoàn hảo không nên có những từ phủ định. Bạn chỉ nên “khoe” những gì bạn có thể làm chứ không nên đưa ra những gì bạn không thể làm.
11. Thông tin cá nhân không cần thiết
Sinh nhật, tình trạng hôn nhân, sở thích cá nhân… không nên xuất hiện trong CV vì nó chẳng giúp nói lên rằng bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
12. Hobbies
Hãy dành “đất” CV cho những kỹ năng hay thành tựu công việc giúp bạn có được công việc mơ ước thay vì để những thông tin không liên quan gì đến công việc.
13. Accomplished
Thay vì nói rằng bạn “đã hoàn thành”, hãy thể hiện ngay kết quả đó ra, sau đó mô tả bạn đã làm gì để đạt được kết quả đó. Hãy tham khảo ví dụ này: ‘Improved customer satisfaction 30% within 9 months through re-engineering support processes and introducing new training materials to staff.’” (Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên 30% trong vòng 9 tháng bằng cách cải tiến quy trình phục vụ khách hàng và giới thiệu tài liệu đào tạo mới cho toàn bộ nhân viên).
14. Stay-at-home mom
Cũng giống như các thông tin cá nhân, bạn không cần thiết phải giải thích những khoảng thời gian trống mà bạn không đi làm trong CV. Tuy nhiên bạn cũng có thể sáng tạo khi mô tả khoảng thời gian trống này, chuyên gia Cox bật mí bạn có thể ghi chức danh của mình là “CEO gia đình” (Domestic CEO).
15. Responsible for…
Rất nhiều ứng viên mở đầu cho các đầu mục công việc của mình bằng cụm từ này, tuy nhiên các chuyên gia nhận xét rằng cách tốt nhất là bạn nên nhấn mạnh công việc của mình bằng những động từ công việc thật mạnh mẽ và truyền cảm hứng và rồi cho liệt kê kết quả. Ví dụ như: Regional Sales Manager for Largest Revenue-Generating Area, exceeding competitors by 25-55% in revenue growth, year-over-year.
16. Result-oriented
Chuyên gia Barrett-Poindexter chia sẻ: “Nếu những từ được đề cập phía trên là quá “loãng” do có quá nhiều người sử dụng thì từ result-oriented này là từ yếu thế nhất và được sử dụng nhiều nhất trong số lượng hồ sơ ứng viên”.
– Theo Sưu tầm –