Ngành chăn nuôi: Học gì, cơ hội việc làm ra sao?

Trong thời đại công nghiệp phát triển, ít ai có thể nghĩ rằng ngành chăn nuôi là một lĩnh vực phù hợp cho giới trẻ. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn là một ngành quan trọng tại Việt Nam và trên thế giới. Khi nhu cầu về thực phẩm gia tăng, ngành chăn nuôi thu hút những cá nhân đam mê nông nghiệp và chăm sóc động vật. Ngành chăn nuôi là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

1. Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là một lĩnh vực nông nghiệp chuyên nuôi dưỡng, quản lý và chăm sóc động vật nhằm cung cấp thực phẩm, nguyên liệu và các sản phẩm khác cho con người. Các loài động vật được chăm sóc trong ngành này bao gồm gia súc (bò, dê, cừu, lợn), gia cầm (gà, vịt, ngan) và thủy sản (cá, tôm, ốc).

Ngành chăn nuôi không chỉ tập trung vào sản xuất thực phẩm mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như da, lông và các sản phẩm từ sữa. Ngành này còn đóng góp vào nền kinh tế thông qua việc tạo cơ hội nghề nghiệp, xuất khẩu sản phẩm.

Các khía cạnh quan trọng của ngành chăn nuôi bao gồm quản lý đàn, dinh dưỡng, sản xuất khép kín từ trang trại đến bàn ăn, y tế thú y và các vấn đề môi trường. 

2. Tổng quan về ngành chăn nuôi

Vai trò

Chăn nuôi là một trong những ngành cổ xưa nhất của nhân loại, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội:

  • Cung cấp thực phẩm: Đem lại các sản phẩm dinh dưỡng cao như thịt, trứng, sữa,…
  • Cung cấp nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng.
  • Cung cấp sức kéo: Gia súc như trâu, bò, ngựa không chỉ hỗ trợ canh tác mà còn phục vụ tham quan du lịch.
  • Cung cấp phân bón và thức ăn: Đáp ứng nhu cầu phân bón cho nông nghiệp và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

Ngành chăn nuôi là mấu chốt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của nước ta.

Nhiệm vụ

  • Phát triển toàn diện: Đa dạng hóa vật nuôi và quy mô chăn nuôi (nhà nước, nông hộ, trang trại).
  • Chuyển giao kỹ thuật: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y).
  • Đầu tư nghiên cứu và quản lý: Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cán bộ.

Mục tiêu

Ngành chăn nuôi hướng tới việc tăng nhanh cả về khối lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, với các sản phẩm sạch, nhiều nạc và an toàn.

3. Ngành chăn nuôi học những gì? Ở đâu?

Sinh viên theo học ngành chăn nuôi sẽ được cung cấp các kiến thức đa dạng, bao gồm:

  • Quy trình công nghệ chăn nuôi và thiết kế chuồng trại.
  • Chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
  • Quản lý, nghiên cứu, phân tích kiểm định chất lượng thức ăn chăn nuôi.
  • Kiểm soát và quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi.
  • Nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi, phòng bệnh cho gia súc và gia cầm, cải tiến các giống gia súc bản địa, đánh giá khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập khẩu.
  • Ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật, tận dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng
ngành chăn nuôi
Sinh viên ngành chăn nuôi sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao.

Mã ngành chăn nuôi: 7620105

Các khối xét tuyển ngành chăn nuôi:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

Tại Việt Nam, bạn có thể theo học ngành chăn nuôi tại các trường đại học và cao đẳng chuyên về nông nghiệp hoặc thú y như:

Khu vực miền Bắc

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
  • Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Tây Bắc

Khu vực miền Trung

  • Đại học Vinh
  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Hồng Đức

Khu vực miền Nam

  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Bạc Liêu
  • Đại học An Giang
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Đại học Trà Vinh

4. Ngành chăn nuôi phù hợp với những ai?

  • Bạn yêu thích động vật.
  • Bạn muốn tìm hiểu thói quen sinh hoạt và tập quán sống của các loài động vật, gia súc, gia cầm.
  • Bạn có năng lực làm việc tốt, khả năng tư duy sáng tạo và làm việc nhóm hiệu quả.
  • Bạn có khả năng lập kế hoạch cụ thể trong quá trình chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao.
  • Bạn thích thu thập và nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của giới tự nhiên.
  • Bạn có trách nhiệm và tinh thần tự giác ca.

Ngành chăn nuôi phù hợp với những người đam mê động vật, yêu thích công việc ngoài trời, có sức khỏe tốt, kiên trì, tỉ mỉ và chịu được áp lực.

ngành chăn nuôi
Muốn theo đuổi ngành chăn nuôi, trước tiên bạn phải là người yêu thương động vật, thích tiếp xúc và chăm sóc cho các vật nuôi.

5. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Chăn nuôi có thể thực hiện các công việc sau:

  • Dạy học tại các trường đại học và cao đẳng.
  • Làm kỹ sư di truyền giống, vật nuôi tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng như giống vật nuôi.
  • Tham gia vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất con giống, vật nuôi chất lượng để đạt hiệu quả kinh tế cao.
  • Nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y tại các học viện và trường đại học.
  • Tham gia vào sản xuất, kinh doanh và quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
  • Làm kỹ sư tại các trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp địa phương.
  • Tự quản lý và phát triển trang trại chăn nuôi.
  • Tham gia vào hoạt động tiếp thị liên quan đến ngành chăn nuôi.

7. Mức lương có cao không?

Lĩnh vực chăn nuôi thuộc nhóm ngành nông nghiệp có mức lương hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, mức lương cụ thể phụ thuộc vào vị trí công việc, môi trường làm việc và cơ sở sản xuất nơi bạn làm việc. Thông thường, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nhận mức lương dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn hơn, dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Theo khảo sát, những người làm việc tại các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi có mức thu nhập bình quân từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.

8. Thách thức của ngành chăn nuôi

Mất cân bằng

Do sự phát triển nhanh chóng ở một số lĩnh vực, năng suất và sản lượng đã đạt mức cao nhưng tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Trong khi đó, một số loài vật nuôi phải đối mặt với dịch bệnh khó kiểm soát, ảnh hưởng đến giá thành và khả năng phát triển.

Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và thiếu bền vững

Ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế về cơ cấu, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ sở chăn nuôi an toàn còn thấp và hệ thống sản xuất chưa đồng bộ. Liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm vẫn là một vấn đề lớn, cản trở bước tiến của ngành. 

Chăn nuôi quy mô nhỏ thường chịu rủi ro cao do thiếu kiểm soát dịch bệnh và thông tin kỹ thuật. Các hộ chăn nuôi thường dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, ít được tập huấn về kiến thức và kỹ thuật mới, thiếu hiểu biết cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Biến động giá thức ăn chăn nuôi

Hiện nay, giá gia cầm trong nước cao hơn nhiều so với khu vực, dù đã xuất hiện một vài thương hiệu. Tuy nhiên, quy mô sản xuất và xúc tiến thương mại chưa đủ mạnh, dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu làm tăng chi phí cho người chăn nuôi.

Quản lý chuồng trại và thức ăn chăn nuôi

Quản lý chuồng trại và thức ăn chăn nuôi yếu kém làm tăng chi phí, dẫn đến cạnh tranh thấp. Giá thành cao do thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn. Quy mô chăn nuôi gia đình, nông hộ quá nhỏ bé, không áp dụng được công nghệ hiện đại và khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng suất chăn nuôi ở Việt Nam chỉ đạt 25-30% so với thế giới. Nguyên liệu như bắp, đậu nành đều nhập khẩu dẫn đến giá thành cao.

Thiếu con giống và nguồn cung cấp con giống chất lượng

Số lượng con giống không đảm bảo và chất lượng yếu kém đang tràn lan. Việt Nam chưa chú trọng phát triển quy mô hoặc có trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống theo quy chuẩn. Chất lượng con giống kém dẫn đến chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp. Con giống tốt sẽ giảm chi phí thức ăn, thuốc thú y và nhiều chi phí khác.

Khoảng cách khi hội nhập kinh tế thế giới

Hội nhập kinh tế thế giới kéo theo nhiều đổi mới luật pháp và thông lệ quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư và phát triển hạ tầng. Khi Việt Nam tham gia WTO, TPP, AEC, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức từ các nước trong khu vực.

5. Tạm kết

Hy vọng với những chia sẻ của Vieclam24h.vn về ngành chăn nuôi trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Với mức lương hấp dẫn và tiềm năng phát triển, ngành chăn nuôi không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê động vật mà còn là hướng đi tiềm năng xây dựng sự nghiệp. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Ngành Thú y học trường nào, có dễ xin việc không?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục