Ngành truyền thông là một trong những lĩnh vực cực hot, luôn “khát” nhân sự hiện nay. Chính vì thế, rất nhiều bạn trẻ có mong muốn theo đuổi ngành này nhưng chưa nắm rõ các thông tin, cơ hội việc làm và mức lương. Hãy để Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp cho bạn thông qua bài viết dưới đây.
Ngành truyền thông là gì?
Ngành truyền thông là lĩnh vực đào tạo toàn bộ kiến thức và kỹ năng liên quan đến các hoạt động khởi tạo, phân phối, truyền tải và tiếp nhận các thông tin thông qua các kênh truyền thông phổ biến như truyền hình, phát thanh, báo in, báo điện tử…
Các chuyên ngành trong truyền thông phổ biến:
Multimedia Communication – Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là ngành ứng dụng các công nghệ vào sáng tạo và thiết kế các sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng cao. Truyền thông sẽ đóng vai trò lên kế hoạch, bao gồm thiết kế đồ hoạ, viết kịch bản hay biên tập, xử lý những công việc liên quan đến hình ảnh và âm thanh.
Báo chí
Báo chí là một mảng nhỏ trong ngành truyền thông có nhiệm vụ đưa thông tin đến cho người đọc, giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với các vấn đề, sự kiện đang diễn ra trong đời sống thường ngày.
Nghiên cứu truyền thông
Ngành này không trực tiếp tạo ra các sản phẩm truyền thông mà thay vào đó, đóng vai trò quan sát và đánh giá các hiện tượng xã hội có ảnh hưởng dưới góc nhìn của truyền thông. Từ đó tiến hành nghiên cứu và đưa ra các dữ liệu liên quan, tổng kết lại thành các bài tài liệu, các học thuyết, góp phần vào xây dựng chiến lược truyền thông.
Các tài liệu được nghiên cứu có thể liên quan đến báo chí, truyền thông văn hoá nghệ thuật hay chiến lược, truyền thông thay đổi hành vi hay thậm chí là truyền thông tâm lý, sức khỏe…
Truyền thông thực hành
Truyền thông thực hành là nhóm ngành chuyên làm việc với những mảng quảng cáo, báo chí và sự kiện. Mảng này gồm 3 nhóm nhỏ là PR (Quan hệ công chúng), Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp) và Nonprofit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận).
Trong đó PR có nhiệm vụ lên kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu tạo thiện cảm với khách hàng, khiến họ quan tâm đến thương hiệu, từ đó góp phần thay đổi hành vi.
Truyền thông phi lợi nhuận thường phục vụ cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nhằm quảng bá chính sách, văn hoá để nâng cao nhận thức của người xem.
Truyền thông doanh nghiệp tập trung vào việc quảng bá dịch vụ, sản phẩm với đặc thù là mọi hoạt động đều mang đậm tính chất thương mại.
Học truyền thông làm nghề gì?
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR là vị trí cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí. Bạn sẽ cần kết nối, trao đổi với các cơ quan báo chí để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Vị trí này hợp với những người có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo và linh hoạt. Bên cạnh đó bạn cũng cần có những kiến thức nền tảng về ngành truyền thông, khả năng viết lách, lên kế hoạch…
Chuyên viên truyền thông nội bộ
Nhiệm vụ của chuyên viên truyền thông nội bộ là lên kế hoạch, ý tưởng các chương trình, sự kiện nội bộ của công ty nhằm gắn kết đội ngũ nhân viên, thúc đẩy năng suất làm việc.
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Vị trí này thường đóng vai trò xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, chương trình hướng tới cộng đồng, mục tiêu chính là thu hút mọi người quan tâm và lan tỏa hình ảnh đẹp của công ty.
Xem thêm: Ngành tổ chức sự kiện là gì? Những thông tin cần biết về ngành tổ chức sự kiện
Chuyên viên tư vấn và xây dựng chiến lược truyền thông
Vị trí này sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng như thuyết trình, giao tiếp và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích và xử lý thông tin để có thể đề xuất ra những bản kế hoạch truyền thông mang lại hiệu quả cao.
Biên tập viên chương trình
Một người biên tập viên sẽ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, từ việc sàng lọc thông tin, chỉnh sửa nội dung đến tham gia ghi hình, dựng/ sản xuất, kiểm tra sai sót trước khi xuất bản sản phẩm đến với công chúng.
Vị trí này có thể làm việc tại nhiều cơ quan khác nhau như tòa soạn, đài truyền hình hoặc là trong phòng truyền thông của các cơ quan báo chí, doanh nghiệp.
Phóng viên báo chí
Phóng viên báo chí là người chụp ảnh, phỏng vấn đồng thời viết bài để đưa tin. Bạn có thể làm việc trong tòa soạn, đài truyền hình hay đài phát thanh song phần lớn thời gian bạn sẽ di chuyển khắp nơi để có được những hình ảnh và tư liệu đắt giá.
Ngoài kiến thức truyền thông vững chắc, bạn cần hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Đồng thời bạn cần rèn luyện khả năng viết lách nhanh và tư duy nhạy bén khi tiếp xúc và xử lý các vấn đề.
MC (người dẫn chương trình)
MC là người xuất hiện trên sóng truyền hình/ truyền thanh, dẫn dắt một chương trình để thu hút khán giả. Vị trí này có thể làm việc tại các đài truyền hình, các cơ quan, các tổ chức hoặc hành nghề tự do.
Nhà sản xuất phim
Một công việc siêu hot tiếp theo trong lĩnh vực truyền thông chính là nhà Sản xuất phim là người “đỡ đầu” cho những TVC quảng cáo, MV, các bộ phim tài liệu…
Kỹ năng đặc biệt quan trọng một nhà sản xuất phim cần có là quay dựng hình ảnh, bên cạnh đó là những kiến thức liên quan đến đời sống để phục vụ cho quá trình quay phim.
Chuyên viên Marketing
Một người học truyền thông có thể đảm nhiệm vị trí marketing do hai mảng này có mối liên quan chặt chẽ. Bạn sẽ là người thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, đối thủ và đưa ra những chiến lược tiếp thị đúng đắn cho doanh nghiệp.
Vị trí này đòi hỏi bạn có tư duy logic, nhanh nhạy với thị trường, thấu hiểu tâm lý khách hàng để đưa ra kế hoạch khả thi nhất.
Giảng viên truyền thông
Đây là một hướng đi phù hợp cho những ai thích nghiên cứu, hiểu sâu về truyền thông, đam mê giáo dục và truyền tải kiến thức. Bạn có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng hoặc các đơn vị giáo dục.
Để theo đuổi công việc này bạn cần có nền tảng kiến thức sâu rộng, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, đồng thời luôn phải cập nhật xu hướng truyền thông mới.
Những tố chất cần có của người làm trong lĩnh vực truyền thông
Tinh thần nghiêm túc và tập trung: Dù làm ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng cần hiểu rõ bản chất của ngành truyền thông là truyền tải thông tin đến khách hàng. Do đó bạn phải nghiêm túc với công việc để đưa ra những nội dung tối ưu và chính xác.
Thấu hiểu tâm lý của khách hàng mục tiêu: Muốn thành công trong ngành truyền thông, bạn phải thật sự hiểu khách hàng. Bạn cần xác định rõ họ là ai, vấn đề họ gặp phải là gì, đâu là thông tin họ quan tâm… để từ đó đưa ra nội dung phù hợp.
Khả năng sáng tạo và nhạy bén: Đây là tố chất quan trọng không thể thiếu của những người làm truyền thông. Sự sáng tạo sẽ giúp bạn làm ra những thông điệp, nội dung hấp dẫn người dùng. Sự nhạy bén sẽ giúp bạn nhận ra đâu là những thông điệp nên truyền tải.
Khả năng tổ chức và quản lý công việc: Một chiến dịch truyền thông muốn thành công là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp. Người làm truyền thông cần biết cách tổ chức và sắp xếp các yếu tố đó thành kế hoạch, có lộ trình để mọi việc diễn ra suôn sẻ.
Khả năng viết lách thuyết phục: Viết lách tốt sẽ giúp bạn truyền tải thông tin hữu hiệu hơn. Bạn có thể dễ dàng tạo ra những bài báo, những nội dung truyền thông chất lượng và chuyên nghiệp.
Nền tảng kiến thức bài bản về truyền thông: Nền tảng kiến thức này bao gồm các mảng PR, quảng cáo hay truyền thông đa phương tiện…
Kỹ năng làm việc nhóm, đa nhiệm: Hai kỹ năng này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc, nhất là khi bạn phải tương tác và làm việc với nhiều đội ngũ khác nhau.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
Học truyền thông có dễ xin việc không?
Do sự phát triển như vũ bão của công nghệ, mạng xã hội, ngành truyền thông ngày một phát triển. Cơ hội việc làm trong ngành cũng tăng theo. Do đó muốn kiếm được việc cũng không quá khó khăn.
Tuy nhiên sự cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt. Do đó, muốn theo đuổi lĩnh vực này lâu dài, bạn phải không ngừng học hỏi và nâng cấp kỹ năng.
Muốn theo học ngành truyền thông thi khối nào?
Để theo học ngành truyền thông, bạn có thể thi các khối dưới đây:
- Khối A00: Toán – Lý – Hoá
- Khối A01: Toán – Lý – Anh
- Khối C00: Văn – Sử – Địa
- Khối C01: Văn – Toán – Lý
- Khối D01: Toán – Văn – Anh
- Khối D03: Toán – Văn – Pháp
- Khối V00: Toán – Văn – Mỹ thuật
- Khối H00: Văn – Vẽ 1 – Vẽ 2.
Ngành truyền thông học trường nào?
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Đây là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo truyền thông, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại địa chỉ 36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trường tổ chức đào tạo các ngành học như báo chí, xuất bản, quảng cáo hay truyền thông đa phương tiện…
Đại học Văn Lang
Đại học Văn Lang là địa chỉ uy tín về đào tạo truyền thông, nằm trong nhóm 200 đại học hàng đầu thế giới về nghiên cứu phương tiện truyền thông. Từ ngôi trường này rất nhiều nhà báo tên tuổi, những người làm PR chuyên nghiệp đã thành danh. Trụ sở chính của trường ở địa chỉ 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh.
Đại học KHXH & NV
Trường ĐH KHXH & NV trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nổi tiếng với chương trình đào tạo Báo chí và Truyền thông cũng như truyền thông đa phương tiện. Địa chỉ trường nằm ở số 10 – 12 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1 và 336 Đ. Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đại học RMIT
RMIT nổi tiếng là ngôi trường có chương trình đào tạo truyền thông đa phương tiện cực chất lượng. Ngành học này tập trung về quảng cáo và quan hệ công chúng với phương pháp giảng dạy đề cao thực tiễn, tạo thuận lợi cho sinh viên tiếp cận cũng như phát huy tối đa khả năng, sức sáng tạo. Hiện trường có cơ sở ở cả TP.HCM và Hà Nội.
Học viện Bưu chính Viễn thông
Học viện Bưu chính Viễn thông là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Không chỉ đào tạo liên quan đến công nghệ thông tin, trường còn có nhiều ngành về truyền thông khác. Chương trình học tại đây sẽ giúp sinh viên tiếp cận với những kỹ năng xử lý hình ảnh,video và âm thanh để tạo ra được những sản phẩm quảng cáo và truyền thông xuất sắc.
Đại học Swinburne
Nổi tiếng với bề dày lịch sử hơn 100 năm tại Úc, Đại học Swinburne đã triển khai đào tạo chuyên ngành truyền thông tại cả 2 cơ sở ở Hà Nội và TP.HCM. Theo bảng xếp hạng của QS Rankings năm 2021, ngành Truyền thông đa phương tiện của trường thuộc top 151 trên thế giới.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về ngành truyền thông Vieclam24h.vn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để định hướng cho công việc tương lai. Chúc các bạn sớm đạt mục tiêu và đừng quên dõi theo Blog Vieclam24h.vn thường xuyên để cập nhật nhiều công việc mới.
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: DOP là gì? Nhiệm vụ của người thổi hồn vào phim ảnh