Nghiên cứu sinh là con đường dành cho những người muốn đi sâu vào nghiên cứu một lĩnh vực bất kỳ. Trở thành nghiên cứu sinh đồng nghĩa với việc đang đến gần hơn với học vị tiến sĩ. Do đó có rất nhiều điều cần biết khi chọn con đường này? Vậy nghiên cứu sinh là gì, quy chế nghiên cứu sinh như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nghiên cứu sinh là gì?
Ở nước ta, nghiên cứu sinh ý chỉ những người đã thi đạt đầu vào, đang làm luận án tiến sĩ. Những luận án này có thể đã được bảo vệ thành công ở các cấp cơ sở, nhưng chưa được nhà nước công nhận. Do đó, cần theo học, nghiên cứu để bảo vệ thành công bài luận nghiên cứu sinh ở cấp nhà nước.
Tiến sĩ là học vị cao và được công nhận trong cả nước nên các tiêu chuẩn đánh giá rất nghiêm khắc, theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Thông tư 08/2017/TT – Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều kiện để làm nghiên cứu sinh là gì?
Thông tư 08/2017/TT – BGDĐT có quy định cụ thể và chỉ áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học, học viện nghiên cứu được BGDĐT cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Theo đó, quy chế nghiên cứu sinh đối với người dự tuyển như sau:
Yêu cầu chung:
– Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học bằng giỏi trở lên với ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
– Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ GDĐT ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
– Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 2 năm trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
– Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
Yêu cầu về năng lực
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài.
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
– Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục công bố.
Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ là bao lâu?
Theo Điều 3 của Thông tư 18/2021/TT – BGDĐT quy định thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 3 – 4 năm do cơ sở đào tạo quyết định. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy, nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Xem thêm: Có nên học thạc sĩ không? Tất tần tật các điều kiện cần biết để học thạc sĩ
Khung chương trình đào tạo của nghiên cứu sinh là gì?
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bao gồm 3 phần cơ bản là:
Phần 1: Các học phần bổ sung
Các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo nghiên cứu sinh là gì? Mỗi nghiên cứu sinh sẽ có các học phần bổ sung khác nhau. Cụ thể, với những người chưa có bằng thạc sĩ cần bổ sung ít nhất 8 học phần, tương đương với 30 tín chỉ. Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ nhưng chuyên ngành không phải là ngành đào tạo của chương trình nghiên cứu sinh sẽ phải bổ sung 2 – 4 học phần.
Phần 2: Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
Sau khi hoàn tất các học phần bổ sung, nghiên cứu sinh phải hoàn thành 3 học phần tương đương với 3 tín chỉ, 2 chuyên đề tiến sĩ, bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án được trình bày trước hội đồng.
Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
Cuối cùng, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ đúng như quy định được đưa ra bởi hội đồng. Thông thường, những luận án tiến sĩ này được khuyến khích viết bằng Tiếng Anh.
Mẫu thư giới thiệu nghiên cứu sinh
Thư giới thiệu là một phần quan trọng của đơn dự tuyển nghiên cứu sinh vì thể hiện được những thông tin đánh giá của người khác về bạn với cơ sở đào tạo.Dưới đây là mẫu thư giới thiệu nghiên cứu sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ GIỚI THIỆU
NGƯỜI DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
Kính gửi: Hội đồng Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ Trường Đại học….
Tôi tên là :……………………………………………………………………………………………..
Học vị, học hàm: ……………………………………Năm công nhận: …………….
Chuyên ngành:. ……………………………………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: Cơ quan: ………………………….. Fax ……………………………………….
– Nhà riêng:……………………………………………………………………………….
– Email: ……………………………………………………………………………………
Tôi đã có thời gian công tác, hoạt động chuyên môn với ông/bà: ………………………………………… là người dự tuyển nghiên cứu sinh khóa 20…………… của Trường, chuyên ngành: ………………………………..
Tôi có những nhận xét và đánh giá về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển như sau:
1. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Năng lực hoạt động chuyên môn:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Phương pháp làm việc:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Khả năng nghiên cứu:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
5. Khả năng làm việc theo nhóm:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
7. Triển vọng phát triển về chuyên môn:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
8. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm NCS:
…………………………………………………………………………………………………………………………….
9. Khả năng có thể làm người hướng dẫn thí sinh dự tuyển nghiên cứu sinh này: ……………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những nhận xét và đánh giá về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển nghiên cứu sinh là hoàn toàn trung thực và khách quan. Xin trân trọng giới thiệu …………………………………………..với nhà trường để đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh khóa 20……
Xin chân thành cám ơn.
Ngày tháng năm 20…
Người giới thiệu
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về nghiên cứu sinh là gì cũng như các điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục học vị tiến sĩ danh giá. Đừng quên theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật những chủ đề thú vị cùng các cơ hội nghề nghiệp khác nhé!
Xem thêm: Cao học là gì? Tìm hiểu chi tiết về các quy định học cao học