Hầu hết những người đi làm đều dành ít nhất 40 tiếng để làm việc trong một tuần và đó là con số không hề nhỏ. Nếu bạn không có đam mê, hứng thú với công việc hiện tại hoặc bạn nhận ra rằng mình không học được gì từ công việc này, thì mọi cố gắng của bạn đều vô ích. Và để tránh những trường hợp như thế xảy ra, bạn nên có sẵn cho mình kinh nghiệm để nhận ra những dấu hiệu bạn đang “chịu đựng” công việc hiện tại trong bài viết sau cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h. Dẫu biết tìm kiếm công việc là rất khó nhưng không phải vậy mà bạn cam chịu một công việc không đem đến cho bạn bạn động lực để phấn đấu.
8 dấu hiệu “ét ô ét” cho thấy bạn đang lãng phí thời gian để chịu đựng công việc hiện tại
1. Chịu đựng công việc khi niềm đam mê ngày đầu không còn
Bạn cảm thấy dường như bạn không học được gì. Không có sự thay đổi trong công việc hàng ngày, công việc của bạn đều đều mỗi ngày và rất máy móc. Vị trí của bạn trong công ty không có sự thay đổi và bạn không được giao thêm công việc dù chính bạn đã tự đề nghị. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang mắc kẹt trong một công việc bế tắc, không có tương lai. Bạn luôn cảm thấy chán chường và buồn ngủ mỗi khi làm việc. Không có những thách thức và cơ hội để kích thích bạn làm việc một cách tích cực hơn, sự bế tắc ấy còn kéo dài và khiến bạn chán ghét thêm công việc của mình.
Xem thêm: Điều gì khiến bạn không hạnh phúc với công việc: Áp lực hay đam mê không còn?
2. Kỹ năng của bạn không được khai thác
Sếp không chú ý đến kỹ năng chuyên môn cũng như những gì bạn đã đóng góp cho công ty thời gian vừa qua. Tài năng của bạn hầu như “không có đất dụng võ”. Bạn bị bỏ qua trong mọi kế hoạch tăng lương, thăng chức cho nhân viên và không được giao những dự án mới. Đây là lúc bạn nên nhìn nhận nghiêm túc về công việc hiện tại bởi nếu có tiếp tục, bạn sẽ phải chịu đựng những ngày tháng nhàm chán, vô ích mà thôi.
3. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn không phù hợp sứ mệnh công ty
Bạn được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp và kế hoạch trong tương lai, nhưng sếp lại không chú ý đến chúng. Dự định của bạn bị bỏ qua một cách không thương tiếc và hết lần này đến lần khác, bạn chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán và nuối tiếc. Bạn cảm thấy sếp mình thật tồi tệ và nhiều cơ hội tốt không đến tay bạn. Áp lực công việc mà bạn phải gánh chịu là rất lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
4. Bạn bị đối xử bất công nên đành im lặng, chịu đựng công việc
Bạn nhận thấy các đồng nghiệp đang nhận được những cơ hội mới còn bạn vẫn dậm chân tại chỗ với những công việc mỗi ngày như mọi ngày. Sếp đang thiên vị các đồng nghiệp khác mà cố tình ngó lơ bạn. Điều đó cho thấy bạn không còn quan trọng và sự hiện diện của bạn tại đây chẳng còn ý nghĩa nữa. Dường như suy nghĩ và ý kiến của bạn không được coi trọng. Những ý kiến của bạn không được lắng nghe và không có giá trị trong các buổi thảo luận. Vai trò của bạn tại công ty đang ngày càng mờ nhạt và nếu cứ “cố đấm ăn xôi” bạn sẽ chẳng nhận được gì ngoài những phần “xôi hỏng”.
Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?
5. Bạn không nhận được sự thách thức
Bạn cảm thấy không bị thách thức bởi công việc. Sếp và các đồng nghiệp không chào đón những phương pháp mới bạn đưa ra mà chỉ thích nằm trong vùng an toàn. Điều đó cho thấy công việc đang không có hướng phát triển.
6. Cấp trên không dành thời gian cho bạn
Bạn không được sếp bớt chút thời gian để trao đổi về công việc dù bạn đã tỏ ý muốn ngồi lại với sếp. Các dự án của bạn bị rơi vào vực thẳm mà sếp không thèm quan tâm. Những email không được sếp trả lời và bạn chỉ có thể may mắn gặp được sếp của mình trong nhà vệ sinh mà thôi. Mọi chuyện đang trở nên vô cùng bế tắc.
7. Không có thay đổi về lương hay chức vụ
Bạn làm một công việc trong thời gian dài mà không có bất kỳ sự thay đổi nào về chức vụ, mức lương. Một dấu hiệu cho thấy công việc của bạn đang bế tắc là bạn không được đề nghị những cơ hội hay sự đào tạo mới. Thật tệ nếu vấn đề tiền bạc trở thành nỗi bận tâm cho bạn và công ty bạn đang làm cũng không có chính sách hỗ trợ cho nhân viên.
8. Nỗ lực cải thiện công việc không được hoan nghênh
Nếu bạn đã cố gắng đổi mới bản thân tại công ty, thay đổi phương pháp làm việc cho hiệu quả hơn hoặc đề xuất những cách thức mới mà không có kết quả, đó là lúc bạn nên tìm một công việc mới.
Xem thêm: Làm gì khi đồng nghiệp đố kỵ? Tuyệt chiêu giúp chuyển thù thành bạn
Nếu có những dấu hiệu trên thì đây là lúc để bạn nói lời chia tay với công việc hiện tại. Bản năng của bạn đã lên tiếng, vậy bước đi tiếp theo của bạn là gì? Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cùng bạn trên chặng đường tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực và sở thích bản thân nhé!
Xem thêm: Những nguyên tắc ngầm khi giao tiếp, kết bạn với đồng nghiệp nơi công sở