Vậy nếu nhà tuyển dụng hỏi như vậy thì nên trả lời làm sao? Ứng viên có nên nói dối hay trả lời thẳng thắn? Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu những sai lầm ứng viên có thể mắc phải khi được hỏi nhé.
1. Trở thành một người nói dối
Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, chắc chắn khi được hỏi ứng viên sẽ tìm cách trả lời không và phủ nhận ngay lập tức. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời hay, bởi tất cả chúng ta đều không ai là hoàn hảo và ai cũng sẽ có những khuyết điểm riêng của bản thân mình. Việc trả lời như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn đang kiêu ngạo và không tin những gì bạn nói bởi họ thừa biết rằng bạn đang nói dối và lẩn tránh.
2. Thành thật kể với họ điểm yếu nhất của bạn
Đừng nghĩ rằng bạn thể hiện nhiều điểm mạnh trong buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận các khuyết điểm của bạn. Bởi nhà tuyển dụng cần tìm người có tố chất phù hợp với vị trí công việc mà họ đang ứng tuyển, cho nên chỉ một điểm yếu của bạn khiến nhà tuyển dụng không hài lòng và ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà bạn đang ứng tuyển là bạn sẽ bị loại ngay lập tức.
Thành thật là tốt, tuy nhiên chúng ta cũng cần cân nhắc tìm hiểu câu trả lời phù hợp cho từng tình huống, đôi khi việc thành thật vô tình khiến bạn tuột mất cơ hội với công việc yêu thích.
3. Một điểm yếu mang tính tích cực
Một lựa chọn rất hay để bạn trả lời câu hỏi “Điểm yếu của Anh/Chị là gì?” đó là biến điểm yếu thành điểm mạnh, tạo ấn tượng tốt về tinh thần làm việc của bản thân mình. Chẳng hạn: “Tôi là một người cầu toàn trong công việc, vì thế tôi luôn muốn mọi thứ được tốt nhất” ; “Tôi là một người đam mê với lĩnh vực này, vì thế tôi luôn nỗ lực và dành cả tâm huyết cho nó, đến nỗi quên đi sức khỏe của bản thân mình”…
Một số câu trả lời cho câu hỏi “Điểm yếu của Anh/Chị là gì?”
- Tôi thường mong muốn mọi thứ hoàn hảo nên đôi khi hay khắt khe và tự chỉ trích bản thân mình. Theo những phản hồi tích cực của khách hàng và đồng nghiệp, mặc dù tôi đã hoàn thành tốt dự án nhưng tôi vẫn luôn tự chất vấn bản thân mình và cho rằng mình có thể làm tốt hơn nữa.
- Tôi luôn có nhiều ý tưởng hay nhưng không phải lúc nào tôi cũng chia sẻ ý tưởng của mình với đồng nghiệp. Không phải tôi ích kỷ, tôi có xu hướng làm nhiều hơn nói, vì vậy tôi luôn tôn trọng ý tưởng của các thành viên trong nhóm, cho đến khi nhóm tôi không đạt được kỳ vọng như mong đợi, tôi quyết định đề xuất ý tưởng và thực hiện chúng.
- Tôi thường hay giúp đỡ và ôm đồm công việc quá nhiều khiến bản thân mình bị áp lực và kiệt sức, tôi đã cố gắng làm mọi thứ và nhận ra rằng hiệu quả công việc không cao. Sau trải nghiệm đó, tôi đã dạy bản thân mình biết vừa sức để có được sự tỉnh táo trong công việc.
- Tính tôi không thích tranh cãi và luôn tránh đối đầu trong cả cuộc sống và công việc. Điều này khiến tôi đôi khi phải thỏa hiệp về công việc hoặc những gì cần để hoàn thành công việc nhằm giữ hòa khí cho đôi bên. Việc này đã thực sự đi quá giới hạn khi tôi trở thành một quản lý. Tôi nhận ra điểm yếu này và luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc nhằm cải thiện đội ngũ.
Đề cập điểm yếu xen lẫn với điểm mạnh trong các ví dụ trên sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn cần biến điểm yếu thành điểm mạnh, biến nó thành một điểm yếu “đẹp nhất” trong mắt nhà tuyển dụng. Khi bạn xác định rõ điểm yếu của mình, bạn sẽ biết mình phải trả lời như thế nào và tạo ra những câu chuyện thú vị để kể cho nhà tuyển dụng.