PR Marketing được sử dụng trong tiếp thị chủ yếu để duy trì quan hệ truyền thông, hình ảnh cũng như xây dựng nhận thức về thương hiệu. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu sâu hơn về PR Marketing và lộ trình thăng tiến của nghề nghiệp này nhé!
PR là gì trong Marketing?
PR (Public Relations) có nghĩa là quan hệ công chúng. Mục tiêu chính của PR là lan truyền tin tức hoặc sự kiện quan trọng của công ty, duy trì hình ảnh thương hiệu và đưa ra phương hướng tích cực đối phó với các sự kiện tiêu cực nhằm giảm thiểu rủi ro. Các hình thức PR thông dụng như thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn các nhà báo, đăng tải trên mạng xã hội hoặc các nền tảng khác.
Các loại hình của PR Marketing
PR Marketing thường được chia thành các team hoặc bộ phận khác nhau, phù hợp để xử lý khía cạnh cụ thể dưới đây:
– Quan hệ truyền thông là trọng tâm của việc tạo dựng mối quan hệ bền chặt với các tổ chức truyền thông đại chúng. Nhóm này thường làm việc trực tiếp với các tổ chức bên ngoài, cụ thể là các cơ quan báo đài, truyền thông bằng cách trực tiếp cung cấp tin tức của công ty, nội dung đã được xác thực để lan truyền rộng rãi các thông tin này.
– Quan hệ sản xuất lại liên quan chặt chẽ với các hoạt động trực tiếp của công ty. Bộ phận này hỗ trợ các kế hoạch tiếp thị rộng rãi và thường liên quan đến các sự kiện lớn như ra mắt sản phẩm mới…
Xem thêm: Standee là gì? Bật mí bí quyết thiết kế standee quảng cáo cho doanh nghiệp
– Quan hệ nhà đầu tư là việc giám sát mối quan hệ giữa công ty và các nhà đầu tư. Khía cạnh của PR bao gồm việc xử lý các sự kiện của nhà đầu tư, giám sát truyền thông về việc phát hành báo cáo tài chính và xử lý các khiếu nại của nhà đầu tư.
– Quan hệ nội bộ là một nhánh của PR Marketing giữa công ty và nhân viên. Quan hệ nội bộ liên quan đến việc tư vấn, đảm bảo sự hài lòng của người lao động với điều kiện làm việc, chính sách của công ty và giải quyết các vấn đề phát sinh.
– Quan hệ cộng đồng là quan hệ công chúng tập trung vào thương hiệu và danh tiếng trong một cộng đồng cụ thể.
– Quan hệ khách hàng là cầu nối giữa công ty và khách hàng. PR Marketing ở mảng này thường liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, hiểu các vấn đề ưu tiên của khách hàng và giải quyết các mối quan tâm chính.
PR có khác biệt gì với Marketing và truyền thông?
PR với Marketing
Marketing thường tập trung vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, PR lại tập trung vào việc quảng bá danh tiếng của công ty, thương hiệu. Tuy nhiên cả hai lĩnh vực có thể thực hiện các hoạt động rất giống nhau. Chẳng hạn như tương tác với khách hàng để thu thập phản hồi. Từ lăng kính Marketing, thông tin này sẽ được sử dụng để hiểu rõ hơn về xu hướng mua hàng, nhu cầu sản phẩm và các cách để tăng doanh thu. Từ lăng kính PR, thông tin này phục vụ cho việc đánh giá khách hàng đang nhìn nhận như thế nào về thương hiệu, cần làm gì để cải thiện hình ảnh.
PR với truyền thông
Hai hình thức này có sự đan xen chặt chẽ với nhau, đều liên quan đến việc lan truyền thông tin ra bên ngoài với mục tiêu xây dựng thương hiệu hoặc thúc đẩy giá trị mối quan hệ. Truyền thông có thể là một bộ phận riêng biệt trong tổ chức chịu trách nhiệm về phản hồi các đánh giá của công chúng hoặc đưa ra các thông báo, tuyên bố từ nội bộ ra bên ngoài.
Sự khác biệt giữa PR Marketing và truyền thông là việc trao đổi thông tin. Đôi khi, PR là kênh một chiều áp đặt thông tin nhằm tạo dựng hình ảnh trước công chúng. Truyền thông lại có thể bắt nguồn từ việc nhận phản hồi và thực hiện các thay đổi dựa trên thông tin thu thập được.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? Ứng dụng chiến lược sao cho hiệu quả?
Khi nào nên sử dụng PR Marketing?
Quan hệ công chúng là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ấn tượng tích cực về thương hiệu, công ty. Có thể nói PR là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào, bất kể quy mô và thị trường. PR có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:
– Nâng cao, xây dựng và bảo vệ uy tín của thương hiệu, công ty.
– Giao tiếp với công chúng thông qua các nền tảng khác nhau.
– Mô tả các giá trị và chiến lược của công ty cho các bên liên quan.
Lộ trình thăng tiến
Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ dự đoán giai đoạn 2019 – 2029 sẽ có nhu cầu cao đối với việc làm PR. Lộ trình thăng tiến phổ biến của nghề PR Marketing thường là:
Public Relations Coordinator
↓
Public Relations Specialist
↓
Public Relations Manager
↓
Public Relations Director
Ngoài ra, sự nghiệp trong ngành này cũng có nhiều ngã rẽ khác nhau. Một số lĩnh vực tiềm năng như sáng tạo nội dung, quản lý phương tiện truyền thông xã hội, influencer, biên tập viên, nhà báo, phát thanh truyền hình…
Các kỹ năng cần có trong ngành này là gì?
Để làm việc và trở thành chuyên gia trong ngành PR, cần trau dồi những kỹ năng cần thiết như:
– Phát biểu trước công chúng: trong công việc, bạn rất có thể sẽ phát biểu trước đám đông trong các buổi họp báo, cuộc họp công ty, tiệc nội bộ… Do đó, ngay từ lúc còn trên ghế nhà trường, bạn có thể trau dồi kỹ năng này bằng việc thuyết trình tự tin và lôi cuốn hơn. Ngoài ra, tham gia các khóa học về chủ đề này cũng là cách để phát triển bản thân.
– Viết: ngành PR Marketing xoay quanh việc tạo ra các nội dung như thông cáo báo chí, bài phát biểu và tài liệu quảng cáo. Do đó, bạn cần sở hữu kỹ năng viết tốt để truyền đạt ý tưởng thật dễ hiểu và thu hút.
– Truyền thông xã hội: các nền tảng mạng xã hội đã thiết lập lại cách mọi người giao tiếp với nhau. Với PR Marketing, bạn cần thông thạo việc sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với công chúng.
– Kỹ năng phần mềm: có kiến thức cơ bản về phần mềm chụp ảnh, thiết kế đồ họa, sử dụng cơ sở dữ liệu và chỉnh sửa video sẽ là lợi thế khi làm việc ở ngành PR Marketing.
– Sản xuất truyền thông: cập nhật các kiến thức về sản xuất truyền thông, những gì công chúng muốn xem, nghe và cung cấp thông tin cho họ.
Có nhiều con đường để trở thành chuyên gia PR và cũng từ nghề này bạn có thể chuyển hướng sang nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. Với bài viết này của Việc Làm 24h, hy vọng đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Để tìm việc PR và các chuyên ngành Marketing khác, hãy truy cập Việc Làm 24h ngay nhé!
Xem thêm: Vai trò nghệ thuật giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống hiện đại?