Để hình thành và phát triển, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sở hữu sản phẩm, dịch vụ hữu ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì vị thế trên thị trường. Do đó, R&D có vai trò rất quan trọng trong việc hiểu người tiêu dùng cần gì và phát triển sản phẩm đáp ứng những nhu cầu này. Khi hiểu được trách nhiệm bộ phận R&D là gì sẽ giúp bạn xác định sự phù hợp của bản thân và định hướng phát triển với nghề R&D. Ở bài viết này của Việc Làm 24h, hãy cùng khám phá mọi thông tin liên quan đến R&D là gì trong kinh doanh.
Tuyển dụng việc làm Kỹ sư R&D tại Việt Nam | tại Bình Dương | tại Đồng Nai | tại Long An
R&D nghĩa là gì?
R&D là viết tắt của từ Research and Development, nghĩa là nghiên cứu và phát triển. R&D bao gồm nhiều nhiệm vụ để phát minh và giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ mới cho khách hàng. Hầu hết các nhiệm vụ này liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào được người tiêu dùng mong đợi nhất, hữu ích nhất và có thể tiêu thụ được. Những nhiệm vụ này thường bao gồm:
- Phân tích insight khách hàng.
- Thử nghiệm sản phẩm mẫu.
- Thiết kế và thực hiện khảo sát.
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường.
Vai trò của bộ phận R&D là gì?
Khi đề cập đến phát triển, đổi mới sản phẩm hay cải tiến quy trình sản xuất, vai trò của phòng R&D là rất quan trọng. Nghiên cứu và phát triển là phương tiện để các công ty đạt được sự tăng trưởng trong tương lai và duy trì sự phù hợp trong thị trường mà họ đã chọn. Điều này liên quan đến các hoạt động như hỗ trợ phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất hiện có. Đồng thời còn nghiên cứu, thử nghiệm để phát triển sản phẩm mới. Vậy trách nhiệm cụ thể của phòng R&D là gì? Một số công việc của hầu hết các bộ phận R&D sẽ là:
- Nghiên cứu sản phẩm
Các công việc của nghiên cứu sản phẩm có thể là thực hiện các thử nghiệm, khảo sát nhằm xác định thông số sản phẩm, chi phí và thời gian sản xuất dự kiến.
Vai trò của R&D là gì? Đó là phương tiện để các công ty đạt được sự tăng trưởng thông qua việc phát triển, cải thiện sản phẩm và quy trình
- Phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm sẽ sử dụng dữ liệu từ giai đoạn nghiên cứu của một dự án, biến chúng trở nên hữu ích nhất để thiết kế, tạo ra một sản phẩm mới. Ví dụ, khi công ty phát triển mẫu điện thoại di động mới, bộ phận R&D có thể tìm hiểu về kích thước bao nhiêu để người dùng cầm thoải mái, nên đặt các nút ở đâu để dễ truy cập, độ phân giải màn hình bao nhiêu… Bộ phận R&D thường sẽ tạo ra nhiều thiết kế và tạo một số sản phẩm mẫu để thử nghiệm.
- Phát triển sản phẩm hiện hành
Phòng R&D cũng kiểm tra và phân tích các sản phẩm hiện tại để khám phá cách cải thiện nhằm phục vụ nhu cầu người dùng. Các hoạt động này thường là khảo sát để tìm hiểu insight khách hàng về sản phẩm, tiếp theo là thử nghiệm các thiết kế mới, triển khai giải pháp được đề xuất…
- Kiểm soát chất lượng
R&D thường bao gồm giai đoạn thử nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để thực hiện việc này, họ có thể tự thử nghiệm sản phẩm hoặc tiến hành thử nghiệm trên một nhóm người nhất định và lấy ý kiến phản hồi. Phòng R&D sẽ sử dụng những dữ liệu này để cải thiện thiết kế sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
- Đổi mới và phát triển quy trình
R&D không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mà còn tham gia vào các quy trình công nghiệp và sản xuất. Ví dụ phát triển các giải pháp quản lý nhiệt để cải thiện sự an toàn và hiệu suất trong các ngành sản xuất yêu cầu nhiều quy trình liên tục khác nhau.
Lợi ích của phòng R&D là gì?
- Thúc đẩy sự đổi mới
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động quan trọng để xác định những gì khách hàng cần. Khi hiểu vấn đề này, các doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược sản phẩm phù hợp, chẳng hạn như cải tiến sản phẩm hiện tại hay phát triển sản phẩm mới hoàn toàn. Ví dụ như điều khiển bằng giọng nói trên điện thoại di động đã mang đến sự tiện lợi cho người dùng.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Thông qua quá trình nghiên cứu và phát triển, bộ phận R&D thường sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất để xây dựng sản phẩm. Đồng thời cần phải trải qua quá trình thử nghiệm, đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng
Nghiên cứu và phát triển thường nhằm mang đến những tính năng, giải pháp, trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu doanh nghiệp làm tốt điều này sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng, tăng mức độ hài lòng, từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Thu hút nhà đầu tư
Các doanh nghiệp thường sử dụng dữ liệu do bộ phận R&D thực hiện để tìm kiếm các nhà đầu tư hỗ trợ tài chính cho việc sản xuất sản phẩm mới.
Kỹ sư R&D là gì?
Đây chính là những người làm việc trong bộ phận R&D, là nhân lực tạo nên những thay đổi cần thiết và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Kỹ sư R&D sử dụng các kiến thức chuyên môn, khả năng sáng tạo, nguyên tắc và mô hình nghiên cứu để thực hiện nhiều công việc khác nhau nhằm cải thiện công nghệ hiện tại và phát triển các đổi mới để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong ngành và thị trường.
Công việc của kỹ sư R&D là gì?
Nhiệm vụ của kỹ sư R&D phụ thuộc vào ngành và công ty đang làm việc. Nhìn chung, một số công việc phổ biến của kỹ sư R&D là:
- Thiết kế, phác thảo và tạo mô hình sản phẩm đề xuất.
- Phát triển ý tưởng và thực hiện các công việc liên quan để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thực hiện nghiên cứu để xác định loại sản phẩm được mua nhiều nhất và đánh giá hiệu suất thị trường của sản phẩm hiện có.
- Lập kế hoạch quản lý quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm.
- Làm việc với các bộ phận liên quan để tạo ra các chiến dịch bán hàng, tiếp thị – quảng cáo cho sản phẩm.
Những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành kỹ sư R&D là gì?
- Kỹ năng giao tiếp: là kỹ sư R&D bạn không chỉ tương tác với đồng nghiệp trong bộ phận của mình, mà còn với nhiều phòng ban khác từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành sản phẩm.
- Kỹ năng phân tích: các kỹ sư R&D cần kỹ năng này để thực hiện nghiên cứu và đánh giá những kế hoạch cải thiện, phát triển sản phẩm.
- Kỹ năng tổ chức: vì kỹ sư R&D phải giám sát mọi giai đoạn phát triển sản phẩm và quản lý nhiều team khác nhau nên điều quan trọng là họ phải luôn hoàn thành nhiệm vụ bằng kỹ năng tổ chức xuất sắc.
- Kỹ năng tin học: vì tính chất công việc nên kỹ sư R&D thường làm việc với nhiều chương trình, phần mềm khác nhau nên yêu cầu thành thạo kỹ năng này.
Xem thêm: Các tuyệt chiêu dùng hàm trong Excel cực đơn giản dân văn phòng cần biết
- Kiến thức toán học: được sử dụng trong việc thiết kế sơ đồ, kích thước sản phẩm.
Có thể nói R&D là một trong những ngành không bao lỗi thời trên thị trường việc làm. Bởi nghiên cứu và phát triển là công việc không những mang tính ứng dụng mà còn mang đến giá trị thiết thực cho cuộc sống. Với những thông tin về R&D là gì từ bài viết của Nghề Nghiệp 24h, hy vọng bạn đọc đã có được những hiểu biết cần thiết để định hướng cho bản thân. Để tìm việc làm kỹ sư R&D mới nhất, hãy truy cập Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.
Xem thêm: TOP 10 địa chỉ gội đầu dưỡng sinh thư giãn sau giờ làm dành cho dân văn phòng