Ngày nay, trên thị trường lao động, các nhà tuyển dụng luôn xác định cụ thể, rõ ràng những cấp bậc cho các vị trí mà họ mong muốn, vì thế chắc hẳn không ít lần bạn đã từng bắt gặp những thuật ngữ như Intern, Junior hay Senior,… trên các tin tuyển dụng. Tuy nhiên, không ít bạn sinh viên khi mới ra trường vẫn còn bỡ ngỡ với những thuật ngữ trên. Hãy cùng Việc Làm 24h tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ senior là gì, những yêu cầu cần có và mức thu nhập của cấp bậc này ở một số công việc phổ biến nhé!
Vậy senior là gì?
Senior là thuật ngữ để chỉ những người đã có kinh nghiệm làm việc tại một lĩnh vực cụ thể từ 3 đến 4 năm trở lên. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn dày dặn kinh nghiệm, có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp một cách độc lập và hiệu quả.
Trước khi trở thành Senior, một nhân viên cần trải qua các giai đoạn từ Intern – Fresher – Junior. Do đó, những nhân viên với ngoài việc hiểu kỹ càng senior là gì còn cần phải là người từng trải, người quản lý, cố vấn phù hợp cho các bạn nhân viên mới.
Xem thêm:
- Intern là gì? Điểm danh 10 công việc Intern HOT nhất hiện nay
- Fresher là gì? 5 yếu tố cần thiết để trở thành một Fresher chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần có để trở thành senior là gì
Sau khi đã hiểu hơn về khái niệm senior là gì, ta có thể thấy, Senior là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp vì thế ngoài việc có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, thì một Senior cũng cần phải sở hữu các kỹ năng cơ bản sau đây:
Kỹ năng chuyên môn
Yếu tố đầu tiên mà một Senior cần có chính là chính là kỹ năng về chuyên môn và có sự am hiểu về kiến thức nền tảng đến nâng cao.
Một senior sẽ cần phải biết chủ động trau dồi các kiến thức chuyên môn từ sách vở cho đến thực tiễn. Đồng thời, bạn cũng phải biết đào sâu hơn các khía cạnh liên quan đến công việc để ứng dụng, thực hành và tạo ra các đột phá.
Xem thêm: Brainstorm là gì? Brainstorm hiệu quả hơn với tư duy Blue Sky
Kỹ năng lãnh đạo
Là một Senior, thông thường bạn sẽ được đảm nhận các vị trí quản lý, trưởng nhóm của một phòng ban trong doanh nghiệp, vì thế kỹ năng lãnh đạo là một trong những yếu tố cần thiết mà cấp bậc Senior nên sở hữu.
Kỹ năng lãnh đạo sẽ hỗ trợ cho Senior phân công công việc và xử lý các vấn đề gặp phải trong quá trình quản lý nhóm cũng như công việc được diễn ra tốt hơn.
Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Kinh nghiệm phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả
Kỹ năng làm việc nhóm
Cho dù có trình độ cao hơn các nhân viên khác thì một Senior cũng cần có khả năng làm việc nhóm, phối hợp với các thành viên khác một cách linh hoạt và khéo léo.
Khi một Senior vừa có trình độ chuyên môn cao, lại vừa biết cách lắng nghe, không tự cao, biết tiếp thu ý kiến một cách cởi mở và tích cực sẽ càng nhận được sự tôn trọng từ những nhân viên khác.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Giao tiếp, đàm phán luôn là kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ vị trí nào trong doanh nghiệp. Đặc biệt hơn là đối với một người mang nhiệm vụ quản lý, senior sẽ cần thường xuyên phải làm việc với các lãnh đạo cấp trên để thuyết trình các ý tưởng.
Ngoài ra, Senior cũng sẽ phải làm việc với khách hàng để đàm phán và thuyết phục họ trong các dự án. Vì thế, kỹ năng giao tiếp hay đàm phán là rất quan trọng, giúp các bạn hoàn thành công việc tốt hơn.
Xem thêm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng đàm phán từ A-Z hiệu quả tăng tính thuyết phục
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Vì là một trong những vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, đứng đầu một phòng ban, Senior cần phải có kỹ năng giải quyết các vấn đề từ chuyên môn công việc đến nhân viên để có thể quản lý một cách tốt hơn.
Senior sẽ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mình đã có, kết hợp với kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt để hạn chế các rủi ro trong quá trình làm việc.
Xem thêm: 3 câu hỏi độc đáo nhận diện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên
Mất bao nhiêu lâu để lên được cấp bậc Senior?
Chắc hẳn đây là một trong câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc nhất khi tìm hiểu về cấp bậc Senior. Như phần khái niệm senior là gì mà bài viết có đề cập ở trên, để đạt được cấp bậc Senior, bạn cần có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc và phát triển được nhiều kỹ năng.
Thế nhưng, trong thực tế, có rất nhiều người số năm làm việc nhiều nhưng chưa thể đạt đến cấp bậc của Senior vì không có nhiều thành tựu trong công việc. Chính vì thế, không có bất cứ giới hạn thời gian cố định nào để từ một Fresher thành Junior rồi tiến lên Senior. Đây là cả một quá trình phấn đấu, phụ thuộc vào khả năng làm việc, sự cố gắng, nỗ lực phát triển của mỗi cá nhân.
Cập nhật mức thu nhập của cấp Senior ở một số công việc phổ biến
Sau khi biết hơn về vị trí senior là gì thì nhiều bạn sẽ tò mò, mong muốn biết được mức lương của cấp bậc này tại những công việc hot nhất hiện nay.
Đối với cấp bậc Senior thường đảm nhận vị trí nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp vì thế mức lương của họ sẽ được căn cứ vào năng lực cũng như những quy chuẩn của công ty. Dưới đây là một số mức thu nhập tham khảo từ một số vị trí Senior ở một số công việc phổ biến hiện nay:
Senior Developer
Senior Developer là thuật ngữ chỉ các lập trình viên cấp cao. Ở cấp bậc này, họ dễ dàng nắm bắt quy trình thực hiện, các khâu có liên quan; tất tần tật đều được họ điều phối và vận hành một cách trơn tru, chuyên nghiệp nhất. Đặc biệt hơn, họ lại có khả năng kết nối, trao đổi để tìm ra các mong muốn của khách hàng.
Mô tả công việc của Senior Developer
- Liên lạc với khách hàng; lắng nghe các feedback, vấn đề liên quan từ khách;
- Phân tích, thảo luận với team để tìm ra các giải pháp thích hợp và đưa ra thời gian dự kiến hoàn thành xong công việc để báo lại với khách;
- Phân công công việc và hướng dẫn cho những cấp bậc Fresher, Junior trong team để có thể phối hợp và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc;
- Duyệt code và thử các phương án test;
- Tìm cách cải thiện hiệu năng của hệ thống nếu nó chưa đạt hiệu quả như mong muốn;
- Fix lại các đoạn code lỗi hoặc chưa hoàn chỉnh để chương trình chạy ổn định hơn.
Mức thu nhập của Senior Developer
Với vị trí một Senior Developer có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm sẽ có mức thu nhập trung bình dao động từ 30 – 50 triệu/tháng (đây chỉ là mức thu nhập tham khảo, trên thực tế sẽ thay đổi dựa trên những nỗ lực cá nhân của bạn).
Xem thêm: Dev là gì? Tất tần tật về lộ trình phát triển và mức lương cho người làm dev
Senior Manager
Senior Manager là những quản lý cấp cao, thường là các trưởng phòng, trưởng ban. Khái niệm này được sử dụng để phân biệt về kinh nghiệm, trình độ của các vị trí quản lý trong một doanh nghiệp.
Đây là những người quản lý có năng lực chuyên môn giỏi, khả năng lãnh đạo cũng như quản lý tốt. Bởi sự phân cấp về năng lực chuyên môn, khả năng lãnh đạo, nên công việc hàng ngày và các yêu cầu của vị trí Senior Manager thường sẽ khắt khe hơn so với những vị trí khác. Vậy công việc của vị trí senior là gì?
Mô tả công việc của Senior Manager
- Thực hiện các công việc liên quan đến lập kế hoạch, chiến lược cho các hoạt động của bộ phận, phòng ban do mình phụ trách;
- Xác định về các mục tiêu, chỉ số KPI cần thiết để tổ chức, phòng ban có được định hướng phát triển tốt nhất;
- Phân công nhiệm vụ, công việc cho các nhân sự khác trong phòng ban, bộ phận do mình quản lý;
Đưa ra các quyết định liên quan đến nhân sự, quy trình hoạt động,… của phòng ban/bộ phận; - Tổ chức các buổi huấn luyện chuyên môn định kỳ;
- Theo dõi, giám sát quá trình nhân sự thực hiện và sử dụng nguồn ngân sách, chi phí và hiệu quả đạt được trong công việc;
- Thực hiện các báo cáo liên quan và trình lên cho ban giám đốc, ban lãnh đạo.
Mức thu nhập của Senior Manager
Đối với vị trí Senior Manager, bạn có thể được hưởng mức lương khá cao đi kèm với những quyền lợi và ưu đãi khác.
Theo khảo sát, mức thu nhập của một Senior Manager có thể dao động từ 22 – 60 triệu đồng/tháng. Trong đó, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, số lượng công việc để có thể xác định cụ thể mức lương của từng người.
Senior Accountant
Senior Accountant được hiểu với chức danh là chuyên viên kế toán cao cấp. Khi làm việc ở vị trí này, bạn sẽ là một chuyên gia cung cấp những dữ liệu tài chính quan trọng dựa trên những số liệu thô đã được xử lý.
Senior Accountant sẽ sử dụng kinh nghiệm kế toán thực hành và hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc để thực hiện công việc kế toán và phân tích tài chính phức tạp.
Mô tả công việc của Senior Accountant
- Tổ chức lập ngân sách và thực hiện quản lý ngân sách bộ phận;
- Lập phương án vay và huy động vốn;
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị (quyết toán ngân sách và kết quả kinh doanh bộ phận…);
- Thực hiện kê khai thuế;
- Tham gia quản lý và phát triển đội ngũ kế toán;
- Giải đáp tuân thủ chế độ kế toán, chính sách thuế cho bộ phận kinh doanh, kiểm toán và cơ quan thuế;
- Nhập liệu kế toán phân hệ GL, FA và khác (nếu có);
- Thực hiện các công việc liên quan tới yêu cầu của công việc cũng như các quy định của Công ty, các đơn vị thanh/kiểm tra và Pháp luật Việt Nam theo phân công và hướng dẫn của cấp trên.
Mức thu nhập của Senior Accountant
Không giống như nhân viên kế toán bình thường, Senior Accountant phải đảm nhận nhiều trách nhiệm và công việc hơn, họ là những người có trình độ cao, không chỉ sở hữu phẩm chất lãnh đạo mà còn có thể xử lý nhiều trách nhiệm tài chính một cách thường xuyên.
Do đó mức lương của một Senior Accountant thường khá cao, dao động từ 15 – 25 triệu đồng/tháng- đây chỉ là mức lương tham khảo, vì còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của bạn và quy mô của từng doanh nghiệp.
Xem thêm: Kế toán là gì? Tổng hợp lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề kế toán đầy đủ nhất
Senior Marketing Executive
Senior Marketing Executive được hiểu theo nghĩa đơn giản là từ dùng để chỉ các vị trí nhân sự cấp cao trong bộ phận Marketing của một doanh nghiệp.
Họ là những người có chuyên môn cao và rất nhanh nhạy trong công việc, đồng thời sẽ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Bên cạnh đó, các Senior Marketing Executive luôn phải quản lý và đảm bảo các nhân viên của mình thực hiện tốt từng công việc để các kế hoạch marketing diễn ra suôn sẻ và đạt yêu cầu của cấp trên.
Mô tả công việc của Senior Marketing Executive
- Marketing là một lĩnh vực rộng lớn gồm rất nhiều mảng khác nhau, theo đó Senior Marketing Executive cũng bao gồm rất nhiều vị trí cụ thể khác nhau. Nhìn chung, những công việc mà vị trí phải thực hiện bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường: Senior Marketing Executive sẽ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu ngành hàng hay lĩnh vực kinh doanh đó, cũng như nghiên cứu “insight” khách hàng (người tiêu dùng), nghiên cứu brief mà client gửi sang (đối với các agency) để từ đó lên kế hoạch marketing cho doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch và quản lý dự án: Senior Marketing Executive có nhiệm vụ lập kế hoạch cho một dự án marketing, quảng cáo từ A tới Z (hay còn gọi là Master Plan), và kế hoạch này sẽ được phê duyệt bởi CMO, Head of Marketing hay Project Manager. Song song với đó, họ cũng là người phải đảm nhiệm công việc quản lý và thực thi một phần của dự án thuộc lĩnh vực.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả: Một nhiệm vụ quan trọng của cấp bậc Senior trong phòng Marketing đó chính là việc theo dõi, điều chỉnh và đánh giá kết quả của chiến dịch marketing thông qua số liệu, phản hồi của khách hàng,… nhằm tối ưu hóa chiến dịch, mang tới thành công cho dự án.
- Quản lý đội nhóm và làm việc với đối tác: Một Senior Marketing Executive thường sẽ quản lý một bộ phận hoặc của một đội nhóm cỡ trung bình (7-15 người), chịu trách nhiệm một khâu của dự án lớn hoặc đảm nhiệm một dự án quy mô nhỏ. Do đó, một phần quan trọng trong công việc của vị trí này chính là làm việc với đối tác, khách hàng cùng với CMO, Project Manager để quản lý team, phân công công việc, nhân sự cho dự án mình đảm nhiệm, tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá,…
Mức thu nhập của Senior Marketing Executive
Đây được xem là một vị trí cao trong phòng ban Marketing của mỗi doanh nghiệp. Với khối lượng công việc lớn và phải chịu nhiều áp lực thì mức lương của một Senior Marketing Executive cũng sẽ tỉ lệ thuận với điều đó.
Theo thống kê, tùy vào trải nghiệm và vị trí, mức lương ngành nghề này rơi vào khoảng mức thấp nhất là 25 triệu đồng/tháng cho đến mức cao nhất có thể lên tới hơn 60 triệu đồng/tháng.
Senior Designer
Senior Designer là vị trí chuyên viên thiết kế cao cấp. Ở vị trí này, bạn không chỉ là người sáng tạo mà còn là người đưa ra quyết định và định hướng phát triển cho team thiết kế. Đây cũng sẽ là người quyết định kế hoạch design của dự án đi theo xu hướng nào, phong cách nào và kiểm soát toàn bộ dự án đó.
Mô tả công việc của Senior Designer
- Liên lạc với khách hàng để xác định yêu cầu và ngân sách;
- Quản lý các đề xuất của khách hàng từ bản thiết kế, in ấn và sản xuất;
- Làm việc với khách hàng, tóm tắt và tư vấn cho khách hàng về phong cách thiết kế, định; dạng, hoạt động sản xuất in ấn và thời gian biểu;
- Phát triển concept, đồ họa và bố cục cho các dự án, sản phẩm, logo công ty và trang web;
- Phân công và đánh giá các sản phẩm thiết kế của nhân viên cấp dưới;
- Hỗ trợ các nhóm, bộ phận khác khi có yêu cầu.
Mức thu nhập của Senior Designer
Senior Designer sẽ đảm nhận những công việc nặng hơn, trách nhiệm cũng phức tạp và áp lực hơn. Theo đó công việc cơ bản của một Senior Designer bao gồm từ lên concept, ý tưởng, kế hoạch thực hiện,… cho đến khi hoàn thành sản phẩm thiết kế cuối cùng.
Cũng chính vì những khối lượng công việc và áp lực lớn như thế nên mức thu nhập của một Senior Designer cũng khá cao, dao động từ 15 – 30 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Việc Làm 24h đã cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm senior là gì cũng như đưa ra những mức thu nhập ở cấp Senior của một số công việc phổ biến hiện nay cho bạn tham khảo. Mong rằng bài này có thể mang lại những kiến thức bổ ích, giúp bạn đưa ra những quyết định trong sự nghiệp của bản thân. Chúc bạn luôn thành công.
Nhiều ghế HOT, job ngon đang chờ bạn vùng vẫy. Tham khảo ngay tại Việc Làm 24h để không bỏ qua cơ hội làm việc tốt bạn nhé!