Bật mí 4 cách tuyệt vời để chào đón nhân viên mới

1. Lên kế hoạch

Bước đầu tiên, bạn cần có một ý tưởng cho cuộc ra mắt này. Hãy bắt đầu bằng cách khảo sát ý kiến của các nhân viên với những câu hỏi như ngày đầu tiên hoặc tuần đầu tiên đi làm của họ như thế nào? Họ có cảm giác được chào đón và thoải mái với văn hóa công ty không? Các buổi chào đón trước đó có chu đáo không?

Sau khi tổng hợp các ý kiến cũng như góp ý từ nhân viên, bạn có thể tìm ra ý tưởng tốt nhất và phân bổ cho bộ phận tuyển dụng để thực hiện. Phần giới thiệu và ra mắt của nhân viên mới cần được xem trọng và lên lịch sẵn sàng. Việc tạo ấn tượng tốt về văn hóa công ty cho người mới vô cùng quan trọng, vì vậy, hãy đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm liên quan sẽ chào đón họ nồng nhiệt dù công việc trong ngày bận rộn thế nào đi nữa.

4-cach-tuyet-voi-de-chao-don-nhan-vien-moi
Việc tạo ấn tượng tốt về văn hóa công ty cho người mới vô cùng quan trọng.

2. Gửi mail giới thiệu

Một cách làm khác đơn giản nhưng để lại ấn tượng rất tốt cho nhân viên mới là gửi email chào mừng và giới thiệu những thành viên trong nhóm như thông tin họ tên, miêu tả vui về tính cách, nếu được, hãy đính kèm ảnh của họ. Bên cạnh đó, đừng quên cung cấp thông tin liên lạc của các thành viên trong nhóm và những đồng nghiệp mà họ sẽ làm việc chung. Nếu được biết trước về những người trong nhóm, nhân viên mới sẽ nhanh chóng làm quen với đồng nghiệp và dễ dàng tìm hiểu quy trình công việc hơn.

3. Chuẩn bị tài liệu

Trước khi nhân viên nhận việc, bạn cần thực hiện một bước vô cùng quan trọng là chuẩn bị danh sách bao gồm mục tiêu và phác thảo các nhiệm vụ để họ có thể nắm bắt và định hướng công việc của mình dễ dàng hơn. Đồng thời, để nhân viên mới nhanh chóng bắt tay vào công việc, công ty cần chuẩn bị sẵn tất cả tài liệu cần thiết như thông tin đăng nhập, mật khẩu wifi,…mà họ cần.

4-cach-tuyet-voi-de-chao-don-nhan-vien-moi
Công ty cần chuẩn bị sẵn tài liệu cần thiết để người mới nhanh chóng bắt tay vào công việc 

4. Sắp xếp bàn làm việc

Việc chuẩn bị bàn làm việc thật gọn gàng vô cùng quan trọng, hãy chắc chắn rằng chỗ ngồi của nhân viên mới không còn đồ dùng của người khác và có đầy đủ thiết bị như dây mạng, bàn phím, chuột, chỗ cắm sạc…
Thông qua bàn làm việc, nhân viên mới sẽ cảm nhận được độ chuyên nghiệp và cơ sở vật chất của công ty. Nếu quá nhếch nhác thì khả năng cao họ sẽ bị mất hứng và không muốn gắn bó lâu dài chỉ sau ngày làm việc đầu tiên. Ngoài những khâu chuẩn bị như trên, công ty cần phân công một nhân viên hướng dẫn công việc và theo dõi tiến độ của người mới.

Hy vọng những gợi ý trên đây có thể giúp bạn tạo được hình ảnh tốt cho công ty trong mắt nhân viên mới!

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục