Cho dù là doanh nghiệp mới kinh doanh hay đã có lịch sử hoạt động lâu năm, vấn đề quản trị nguồn nhân sự bao giờ cũng là một trong những vấn đề cốt lõi, quyết định sự thành công trong việc vận hành doanh nghiệp trơn tru, hiệu quả. Không có một tổ chức nào có thể phát triển tối ưu khi bộ máy nhân sự năng lực yếu kém, mâu thuẫn, lục đục. Do đó, phát triển nguồn nhân lực luôn được liệt vào một trong số những nhiệm vụ tối quan trọng của nhà quản lý doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả ban quản lý và nhân viên. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h khám phá ngay 6 tuyệt chiêu cho công tác quản lý nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp.
6 tuyệt chiêu cho công tác quản lý nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp
1. Phân cấp và xác định cấu trúc công ty
Sự phân cấp giữa nhân viên và người quản lý rất quan trọng: nó chỉ ra được ai là người nhận trách nhiệm hiện thực hóa công việc và ai là người bảo đảm nhiệm vụ cao hơn được hoàn thành. Người quản lý phải giám sát kĩ lưỡng những công việc của nhân viên, đặt ra tiêu chuẩn thành công cho họ, cũng như chỉ ra các khó khăn. Ngược lại, nhân viên cũng cần dựa vào người quản lý để hiểu rõ nhiệm vụ và hoàn thành công tác của mình. Một hệ thống phân cấp có cấu trúc hợp lý, giúp phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” luôn là biện pháp quản lý hiệu quả.
Hệ thống cấp bậc và cấu trúc có thể được phản ánh theo nhiều cách. Một trong số đó là cách sắp đặt vật dụng, bố trí trong văn phòng, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của từng công ty. Chẳng hạn: nhà quản lý cấp cao có thể làm việc trong văn phòng riêng biệt do đặc điểm công việc độc lập và cần sự tập trung cao. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng khi phân cấp bậc cụ thể, công ty vẫn phải đảm bảo được cho nhân viên có thể thoải mái giao tiếp, chia sẻ thông tin với nhà quản lý một cách cởi mở nhất theo đúng khuôn khổ.
Xem thêm: Giải pháp đơn giản giúp tối ưu quy trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp
2. Tuyệt chiêu cho công tác quản lý nhân sự thông qua những công cụ cho công việc
Một khi đi làm, nhân viên phải được trang bị đầy đủ các công cụ vật chất cá nhân để thực hiện công tác của mình. Chúng bao gồm dụng cụ làm việc (máy tính xách tay), không gian làm việc phù hợp, sự hỗ trợ từ phía người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là yếu tố không thể thiếu được, đặc biệt trong thời gian đầu nhân viên mới đi làm, chưa kịp làm quen với công việc. Điều này sẽ giúp nhân viên thích nghi với vị trí mới, hòa đồng hơn với đồng nghiệp cũng như môi trường làm việc một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
3. Hỗ trợ định hướng công việc cho nhân viên
Một nhà quản lý xuất sắc cần bảo đảm mỗi nhân viên của mình đều nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ được giao. Nếu có sự ủng hộ cũng như hướng dẫn tận tĩnh của người quản lý, nhân viên mới hiểu rõ vai trò của mình đối với sự vận hành của công ty, từ đó, làm việc với năng suất tốt nhất để đạt hiệu quả cao. Đây cũng chính là yếu tố then chốt cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa nhân viên và sếp.
Xem thêm: Leader là gì? Bí quyết nào để trở thành một Leader vừa có tâm vừa có tầm
4. Đánh giá, ca tụng và giao tiếp
Bạn sẽ thấy những lợi ích đáng kể khi khen ngợi nhân viên đúng lúc đúng chỗ, ví dụ như khi họ vừa hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Chắc chắn, tinh thần của họ sẽ được nâng cao và sẽ làm việc ngày càng chăm chỉ, cống hiến nhiều hơn cho tổ chức. Hãy tiến hành việc đánh giá hiệu quả công việc theo định kì cho nhân viên. Đây là khi nhân viên cùng quản lý có thể thảo luận về bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình làm việc và chấm điểm cho các hoạt động của nhân viên. Diễn đàn nội bộ được lập ra cũng sẽ giúp ích khi nhà quản lý nhân sự muốn biết những sự cố trong bộ máy nhân sự cũng như quá trình vận hành. Cuối cùng, nhân viên sẽ thỏa mãn hơn nếu chế độ lương thưởng cũng được đánh giá thường kì. Rõ ràng, họ sẽ làm việc tốt hơn khi cảm thấy được khuyến khích xứng đáng về tài chính.
Xem thêm: Làm thế nào để tạo bảng đánh giá nhân viên chính xác, công bằng?
5. Văn hóa công ty tuyệt chiêu cho công tác quản lý nhân sự hiệu quả
Nhà quản lý nên chủ động giới thiệu đến nhân viên văn hóa của công ty. Các yếu tố như đạo đức nghề nghiệp, cách thức hợp tác, các nghi lễ và những cảnh báo là điều bất cứ nhân viên cũng muốn biết bởi chúng tác động trực tiếp tới hoạt động tác nghiệp hàng ngày của họ. Bên cạnh đó, người quản lý nên đảm bảo được mọi thành viên đều làm việc hướng tới mục tiêu chung, mang lại niềm tin cho họ và giao tiếp một cách cởi mở với nhau.
6. Giải thưởng
Điều cuối cùng, rất đơn giản: là nhà quản lý, bạn cần trao thưởng xứng đáng cho nhân viên, dựa vào những cống hiến của họ. Phần thưởng cũng không nhất thiết luôn luôn phải là tiền mặt. Có nhiều cách khác khiến nhân viên cũng rất cảm động mà lại sáng tạo và mới mẻ, ví dụ như: trong thời gian nghỉ ngơi, họ được cho phép theo dõi các trận đấu World Cup chẳng hạn, hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích, các chuyến du lịch, hoặc đơn giản hơn là bữa trưa phục vụ miễn phí. Qua các hoạt động này, bạn có thể khiến nhân viên cảm thấy được coi trọng và sẽ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn nữa.
Kết luận
Tóm lại, để quản lý nhân sự một cách hiệu quả, bạn cần nhận thức vai trò là nhà điều hành, là người hướng dẫn cũng như người ra quyết định của mình. Hãy tích lũy kinh nghiệm và áp dụng các nguyên tắc quản lý thật linh hoạt để phù hợp với tình hình riêng của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang có nhu cầu tối ưu chi phí tuyển dụng nhân sự, hãy trải nghiệm chức năng đăng tin miễn phí và dịch vụ hỗ trợ tặng kèm của Việc Làm 24h tại đây.
Xem thêm: Kỹ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng IT hiệu quả mà HR không thể bỏ qua