Bài test của Steve Jobs và điều mà nhà tuyển dụng nên tìm kiếm ở ứng viên

Guy Kawasaki, cựu kỹ sư công nghệ tại Apple, trong một bài viết với nội dung “Kỷ niệm đáng nhớ nhất của bạn khi làm việc với Steve Jobs là gì?”, đã chia sẻ câu chuyện thú vị của mình với “huyền thoại công nghệ”.

Bài test của Steve Jobs

“Steve Jobs xuất hiện ở phòng làm việc với một người lạ mặt. Ông ấy không giới thiệu người đàn ông đó mà ngay lập tức hỏi: “Cậu có biết gì về công ty Knoware không?”. Tôi nói rằng sản phẩm của công ty đó rất nhàm chán, tầm thường và đơn điệu. Chúng không có gì đáng để so sánh với những sản phẩm chiến lược như Macintosh của Apple. Công ty đó không phải là một mối lo ngại. Sau khi nghe một tràng lời phê bình của tôi, Steve nói: “Tôi xin giới thiệu với cậu đây là Archie McGill, CEO Knoware”.

“Tôi đã vượt qua bài test của Steve Jobs bằng việc thẳng thắn nêu ra nhược điểm của đối thủ. Nếu như tôi chỉ nói những điều tốt đẹp về một phần mềm không mấy nổi bật, Jobs sẽ đánh giá tôi là một người không trung thực, không có chính kiến và sự nghiệp của tôi có thể bị hạn chế hoặc thậm chí kết thúc”.

bai-test-cua-steve-jobs-va-dieu-ma-nha-tuyen-dung-nen-tim-kiem-o-ung-vien-hinh-anh-1
Guy Kawasaki, cựu kỹ sư công nghệ tại Apple

Trung thực

“Sau nhiều năm ở Apple, tôi nhận ra rằng làm việc với một “huyền thoại” chẳng dễ dàng và thoải mái gì. Steve luôn yêu cầu khắt khe cả về “tâm” và “tầm”. Nếu không đáp ứng được, bạn sẽ phải ra đi. Mặc dù khá căng thẳng và áp lực, nhưng thời gian làm việc với Steve Jobs là trải nghiệm thú vị nhất tôi từng có. Ông liên tục đánh giá các nhân viên bằng cách hỏi về quan điểm của họ. Cuối cùng, tôi nhận ra sự thật rằng: “Để vượt qua tất cả những bài kiểm tra của Jobs, chúng tôi luôn cần phải trung thực”.

Tính cách và trí thông minh

Bài test của Steve Jobs là bài học sống động cho các công ty khi tuyển người mới. Những ứng viên nói thật là những ứng viên có tính cách và trí thông minh. Thực tế rằng, trong xã hội rối ren và nhiều cạm bẫy thì để nói ra sự thật, chúng ta cần sự mạnh mẽ. Qua câu chuyện về bài test của Steve Jobs, khi bày tỏ quan điểm của mình, chúng ta có nguy cơ phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích. Do đó, trung thực không dành cho những kẻ yếu đuối và hèn nhát.
Hơn nữa, để phân biệt đâu là sự thật, đâu là dối trá cần có trí tuệ và chính kiến riêng. Một người không đủ kiến thức sẽ không bao giờ dám dũng cảm đứng ra bảo vệ chân lý. Anh ta chỉ có thể núp bóng sau người khác và luôn ngụy biện cho những sai lầm của mình.

Bài test của Steve Jobs giúp thấy được trung thực là một đức tính mà bất kỳ nhà tuyển dụng, hay quản lý nào cũng cũng nên tìm kiếm ở nhân viên của mình. Chỉ khi tin tưởng, người ta mới chia sẻ thông tin một cách cởi mở và tạo ra những đột phá.

Dối trá = mối quan hệ giả dối

Nếu ai đó nói bạn tốt chỉ để động viên, hay “lấy lòng” thì bạn sẽ không bao giờ biết mình cần phải cải thiện những gì. Mối quan hệ có thể suôn sẻ, thuận lợi trước mắt, nhưng về lâu dài, người đó không đáng tin nữa.

Một ứng viên có thái độ chân thành sẽ đón nhận những “lời nói thật khó nghe” một cách thoải mái và vui vẻ. Một mối quan hệ chân thành không dựa trên sự dối trá. Trong công việc, chân thành với cấp trên sẽ khiến mối quan hệ bền vững hơn.

bai-test-cua-steve-jobs-va-dieu-ma-nha-tuyen-dung-nen-tim-kiem-o-ung-vien-hinh-anh-2
Chân thành sẽ khiến mối quan hệ bền vững hơn

Trung thực dễ dàng hơn dối trá

Mọi thứ đều chỉ có một sự thật duy nhất. Vì vậy, bài test của Steve Jobs còn cho thấy một điều là trung thực luôn dễ dàng hơn dối trá. Nếu không trung thực, bạn sẽ luôn phải kiểm soát những gì mình nói. Thậm chí, bạn cũng cần phải có một “trí nhớ siêu phàm” để ghi nhớ hết thảy những lời đã nói nếu không muốn bị bóc mẽ, nó khiến chúng ta không thể tồn tại trong công ty lâu dài được.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục