M: Mastery – Sự nắm vững
Để quản lý nhân viên và tạo cho họ những động lực thiết thực, bạn không chỉ dừng lại ở việc khiến cho mỗi nhân viên hiểu được nâng cao kỹ năng làm việc sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn. Bạn cũng cần làm rõ cho nhân viên tư tưởng làm công việc yêu thích thì phải làm tốt hơn, tốt hơn nữa. Tức là phải nắm vững công việc. Không ai muốn làm một công việc dở tệ suốt 8 tiếng một ngày.
A: Autonomy – Sự tự quản
Sự tự quản trong quản lý nhân viên có nghĩa là cấp trên không cần lúc nào cũng chỉ ra ai làm việc gì, làm ra sao một cách cụ thể, chi tiết. Làm lãnh đạo, bạn cần cho phép nhân viên làm việc một cách độc lập, chủ động, tự giác. Điều đó chứng tỏ bạn quan tâm, tin tưởng nhân viên của mình có năng lực và hoàn toàn đáng tin cậy. Việc bạn cần làm là đặt ra mục tiêu cho họ làm việc và bản thân nhường không gian cho họ phát huy, còn bạn thì lùi về chỗ khác.
P: Purpose – Mục đích
Trong quản lý nhân viên, chữ “P” trong MAP là quan trọng nhất. Mục đích thể hiện sứ mệnh, lý do tồn tại của một công ty.
Ví dụ:
- Mục đích của Fedex: Khiến mọi người yên tâm khi họ cần chuyển hàng đến nơi họ muốn.
- Mục đích của Target: Dân chủ hóa thiết kế.
- Mục đích của eBay: Dân chủ hóa thương mại.
Là người quản lý nhân viên, bạn cần làm rõ mục đích của công ty cho toàn thể nhân viên để họ hiểu được tầm quan trọng của công việc và nhiệm vụ đang làm. Nhân viên phải hiểu được ý nghĩa sâu xa của chữ P chính là làm cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn từng ngày.
Ngoài ra, việc cung cấp MAP cho nhân viên không có nghĩa bạn có quyền trả lương thấp cho họ. Việc này sẽ khiến nhân sự của bạn nghĩ bạn đánh giá thấp họ. Hãy trả công tương xứng và tạo điều kiện để mọi người đạt được MAP chính là cách tạo động lực cho nhân viên.
Trao quyền hạn để làm việc đúng nghĩa
Nhân viên xuất sắc luôn muốn phục vụ và làm vui lòng khách hàng. Điều này thể hiện trong cách họ làm việc dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa. Với những nhân viên này, tiền bạc không phải là thứ duy nhất thúc đẩy họ mà là sự thỏa mãn khi được phục vụ khách hàng và làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, một số quản lý nhân viên cản trở cấp dưới làm việc này để tránh thất thoát.
Tạo cảm hứng cho nhân viên là trao cho họ quyền hạn để làm điều có lợi cho khách hàng. Điều này có nghĩa là bạn tin tưởng nhân viên sẽ đưa ra những quyết định có trách nhiệm (Autonomy) và cho phép công ty thực hiện sứ mạng (Purpose). Ngược lại, khi bạn không cho phép nhân viên làm hài lòng khách hàng, bạn tạo ra sự thất vọng. Nhân viên sẽ không cảm thấy hãnh diện về bản thân, họ sẽ khó xử khi đối mặt với khách hàng khó tính.
Đừng đánh giá ý định của mình với kết quả của người khác
Quản lý nhân viên để tạo hứng khởi cho họ thì hãy đảo ngược cách nhìn nhận này. Hãy đánh giá bản thân bằng những gì bạn làm được và đánh giá nhân viên qua ý định của họ. Bạn không thể cứ mãi đánh giá thấp ý định của một người nếu người đó cứ làm việc với kết quả tồi tệ. Như thế nhân viên sẽ chán nản, mất động lực làm việc vì chỉ nghĩ đến thất bại.