Đánh giá thử việc là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự của mọi doanh nghiệp. Qua quá trình đánh giá, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về năng lực, kinh nghiệm và thái độ làm việc của ứng viên, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên, việc đánh giá nhân viên thử việc không hề đơn giản, đòi hỏi thực hiện chính xác và minh bạch. Trong bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhận xét đánh giá sau thử việc, các mẫu đánh giá thử việc cũng như bảng đánh giá nhân viên thử việc.
Tại sao doanh nghiệp thực hiện đánh giá thử việc?
Thông thường, doanh nghiệp tạo cơ hội cho nhân viên được thử việc trong 1 – 2 tháng để thể hiện năng lực, cống hiến và làm quen với môi trường làm việc. Khi kết thúc thời gian thử việc, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các mẫu đánh giá nhân viên thử việc gửi đến ban lãnh đạo công ty. Dựa vào mẫu đánh giá thử việc, ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định ký hợp đồng hoặc không.
Đánh giá thử việc là bước quan trọng xác định ứng viên có thực sự phù hợp với doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng chính thức. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá nhân viên thử việc giúp ứng viên tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp, thể hiện đúng vai trò của mình và xác định khả năng gắn bó cùng doanh nghiệp.
Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự
Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
1. Kiến thức và năng lực chuyên môn
Kiến thức là một phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực tư duy mà ứng viên thể hiện qua bằng cấp và trình độ chuyên môn. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn thử việc, giúp nhà tuyển dụng xác định mức độ chính xác của thông tin trong hồ sơ năng lực của nhân viên.
2. Kỹ năng làm việc
Kỹ năng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình đánh giá nhân viên thử việc. Mỗi công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng đặc thù riêng như giải quyết vấn đề, đàm phán, giao tiếp,… Do đó, nhân viên thử việc nên liên tục cập nhật những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong quá trình đánh giá, có 2 kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng thường “chấm điểm cao” đó là kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng hoàn thành công việc đúng hạn. Trong đó kỹ năng làm việc nhóm giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng giao tiếp, kết nối với đồng nghiệp, phòng ban hiệu quả và sự tích cực của ứng viên khi đưa ra những ý kiến đóng góp để giải quyết vấn. Bên cạnh đó, kỹ năng kiểm soát và hoàn thành công việc đúng deadline cũng là yếu tố được nhà tuyển dụng cân nhắc kỹ lưỡng.
3. Phẩm chất, thái độ làm việc
Thái độ làm việc là yếu tố quyết định đến 90% đánh giá nhân viên thử việc. Một nhân viên thử việc có thái độ lịch sự, đúng đắn với cấp trên và đồng nghiệp; tinh thần trách nhiệm trong công việc cá nhân và công việc chung; tính kỷ luật trước những chính sách, quy định,… và đặc biệt là tinh thần hợp tác và tích cực hỗ trợ khi đồng nghiệp chắc chắn sẽ bước qua vòng thử việc dễ dàng.
Lưu ý: Các tiêu chí được đặt ra phải có mức độ đánh giá cụ thể để so sánh giữa các ứng viên với nhau, nhờ đó, nhà quản lý có thể tìm kiếm được đối tượng phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của công việc.
3 cách xây dựng nhận xét sau thử việc
Đánh giá kết quả đạt được
Năng lực của ứng viên sẽ thể hiện rõ nét qua kết quả công việc. Để đảm bảo tính khách quan và trung thực, nhà quản lý cần liệt kê các công việc mà nhân viên đã hoàn thành, tổng hợp những thành tích nổi bật và đánh giá kỹ lưỡng nỗ lực của nhân viên trong quá trình thử việc như vượt chỉ tiêu công việc, đạt top doanh số trong tháng,… Bên cạnh đó, nhà quản lý nên ghi nhận tinh thần học hỏi, tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng, các chương trình hoặc sự kiện do công ty tổ chức,…
Xem xét điểm hạn chế của nhân viên
Bên cạnh việc ghi nhận thành tích đạt được, nhà quản lý nên xem xét những khuyết điểm mà nhân viên còn mắc phải trong công việc. Nếu nhân viên mắc quá nhiều lỗi trong thời gian thử việc hoặc lặp đi lặp lại những thiếu sót mà không rút kinh nghiệm, đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ không phù hợp để trở thành nhân viên chính thức.
Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên
Nhà quản lý cần dành thời gian lắng nghe chia sẻ, nguyện vọng của nhân viên và xác định định hướng phát triển trong tương lai của nhân viên có thực sự phù hợp với định hướng chung của doanh nghiệp hay không. Việc này giúp nhân viên và nhà quản lý hiểu rõ tâm tư, mong muốn của 2 bên và tìm ra tiếng nói chung đi đến mục tiêu phát triển công ty ngày một vững mạnh.
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc mà nhà quản lý chắc chắn sẽ cần
Bảng đánh giá nhân viên thử việc 01
CÔNG TY……………………
Phòng nhân sự…………………………..
BẢNG ĐÁNH GIÁ SAU THỬ VIỆC
Họ và tên: ……………………………. Bộ phận:…………………………………….. |
Chức vụ:……………………………………. Ngày nhận việc:…………………………… |
Lưu ý: Nhận xét tích (x) vào ô tương ứng. Cột đánh giá nào được đánh dấu nhiều nhất sẽ đánh giá nhân viên theo cấp độ đó.
STT | NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ | KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ | ||||
---|---|---|---|---|---|---|
Xuất sắc | Tốt | Khá | TB | Kém | ||
1 | Chấp hành nội quy, tác phong | |||||
Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động | ||||||
Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ | ||||||
Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc | ||||||
2 | Quan hệ | |||||
Với cấp trên, đồng nghiệp, đối tác và khách hàng | ||||||
Giải quyết yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng, kịp thời | ||||||
Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng | ||||||
3 | Công việc | |||||
Tinh thần hợp tác trong công việc | ||||||
Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành | ||||||
Khả năng tiếp thu công việc, chịu áp lực công việc | ||||||
Mức độ tin cậy | ||||||
Tính kỷ luật | ||||||
Khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc | ||||||
Sự sáng tạo trong công việc | ||||||
Tinh thần học hỏi và cầu tiến | ||||||
Tinh thần trách nhiệm trong công việc | ||||||
4 | Kỹ năng | |||||
Kỹ năng giao tiếp | ||||||
Kỹ năng làm việc nhóm | ||||||
Kỹ năng mềm: đàm phán, thuyết phục,… | ||||||
Kỹ năng giải quyết vấn đề | ||||||
Kỹ năng hoạch định công việc và quản lý | ||||||
TỔNG SỐ ĐIỂM (20) |
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ:
…………………………………………………….…………………………………….
…………………………………………………….…………………………………….
Ưu điểm của nhân viên:…………………………………………………………………………
Khuyết điểm của nhân viên:……………………………………………………………..……..
Đánh giá chung: ……………………………………………………………..…………………..
Kiến nghị:………………………………………………………………………………….…………
Ký hợp đồng lao động chính thức với thời hạn 06 tháng 12 tháng 24 tháng 26 tháng Vô thời hạn Khác:……………………………….. |
Kết thúc hợp đồng |
Đề xuất mức lương (nếu có):……………………………………………………………………
Giám đốc xét duyệt: Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác:……………………….. Ký duyệt |
………….., ngày…. tháng…..năm….. Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Mẫu đánh giá nhân viên thử việc 02
Công ty:…………………………………….. Phòng nhân sự:………………………….. |
BẢNG ĐÁNH GIÁ SAU THỬ VIỆC |
---|---|
Họ và tên: ……………………………. Bộ phận:…………………………………….. |
Chức vụ:……………………………………. Ngày nhận việc:…………………………… |
A. CÔNG VIỆC HIỆN TẠI ĐANG THỰC HIỆN (Xếp theo thứ tự ưu tiên):
STT | CÔNG VIỆC CHÍNH | CÔNG VIỆC PHỤ |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 |
B. CẤP QUẢN LÝ TRỰC TIẾP ĐÁNH GIÁ (Điểm số tối đa là 10 điểm)
STT | SO VỚI YÊU CẦU CÔNG VIỆC | PHẦN ĐÁNH GIÁ | ĐIỂM SỐ |
1 | Tính phức tạp | ||
2 | Khối lượng công việc (số giờ làm việc trong ngày) | ||
3 | Tính sáng tạo, linh động | ||
4 | Tính phối hợp, tổ chức | ||
5 | Tinh thần trách nhiệm | ||
6 | Tính kỷ luật | ||
7 | Kết quả đạt được | ||
8 | Kinh nghiệm giải quyết | ||
9 | Kỹ năng chuyên môn | ||
10 | Khả năng quản lý điều hành | ||
TỔNG ĐIỂM TỐI ĐA (Nếu đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu): 100 | XẾP LOẠI………:……………….. |
GHI CHÚ: Chỉ tiêu nào không có trong yêu cầu công việc thì không cần đánh giá (Kết quả chỉ tính trên các chỉ tiêu yêu cầu).
XẾP LOẠI: | XUẤT SẮC : 81% ≤ X ≤ 100% | T.BÌNH : 51% ≤ X ≤ 60% |
GIỎI : 71%…. X …. 80% | YẾU : X…. 50% | |
KHÁ : 61%…. X …. 70% |
C. PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CẤP QUẢN LÝ
1. Đánh giá chung
MẶT TÍCH CỰC | MẶT HẠN CHẾ | TRIỂN VỌNG |
– – – | – – – | – – – |
2. Đề xuất
NGÀY | – – – | CHỮ KÝ |
D. Ý KIẾN NHÂN VIÊN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ (Opinions of Trial Staff):
NGÀY | – – – | CHỮ KÝ |
E. Ý KIẾN PHÒNG NHÂN SỰ
NGÀY | – – – | CHỮ KÝ |
F. XÉT DUYỆT BAN GIÁM ĐỐC
NGÀY | – – – | CHỮ KÝ |
Kết luận
Đánh giá thử việc là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nhân sự phù hợp và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tuyển dụng. Để tối ưu quá trình đánh giá nhân viên thử việc, các doanh nghiệp nên chuẩn bị mẫu chuẩn xác. Với những thông tin hữu ích mà Việc Làm 24h chia sẻ trên, hy vọng các bạn sẽ xây dựng phương pháp đánh giá nhân viên thử việc phù hợp và giúp cho quá trình tuyển dụng của bạn trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Vieclam24h.vn để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Khám phá loạt phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử thành công