Không thể bỏ qua các mẫu quyết định thôi việc đúng chuẩn nhất hiện nay

Quyết định thôi việc là một trong những văn bản quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm vững. Doanh nghiệp sẽ trình bày vấn đề cho thôi việc đối với nhân viên của mình theo đúng quy định của pháp luật. Liệu bạn đã hiểu rõ quyết định thôi việc là gì? Cách viết quyết định thôi việc? Sau đây, Việc Làm 24h sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn thảo và cung cấp các mẫu quyết định thôi việc phổ biến nhất hiện nay. 

quyết định thôi việc
Bạn đã biết khi nào doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định thôi việc chưa?

Quyết định thôi việc là gì?

quyết định thôi việc
Quyết định thôi việc là gì?

Quyết định thôi việc là loại văn bản được người sử dụng lao động áp dụng để thông báo chính thức về quyết định người lao động đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Theo đó, dựa vào quyết định người sử dụng lao động sẽ trình bày rõ lý do nghỉ việc từ phía người lao động hoặc bên người sử dụng lao động và quyết định rằng người lao động đó sẽ chấm dứt các quyền cũng như nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp lý do xin nghỉ việc thuyết phục, khéo léo khiến cấp trên không thể từ chối

Doanh nghiệp được ra quyết định thôi việc cho người lao động trong trường hợp nào?

quyết định thôi việc
Quyết định thôi việc được doanh nghiệp đưa ra trong các trường hợp nào?

Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động có thể cho người lao động thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Người lao động đã hết hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động phải gia hạn hợp đồng lao động cho người lao động là thành viên của Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động đang trong nhiệm kỳ tại cơ sở.
  2. Đã hoàn thành xong các công việc theo hợp đồng lao động.
  3. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  4. Người lao động bị phạt tù không được hưởng án treo hoặc không thuộc các trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm các công việc trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực.
  5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bị trục xuất theo bản án, quyết định có hiệu lực.
  6. Người lao động chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  7. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật.
  8. Người lao động bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải.
  9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng luật.
  11. Người sử dụng lao động buộc phải cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do kinh tế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
  12. Giấy phép lao động đã hết hiệu lực đối với người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
  13. Căn cứ vào thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà người lao động thử việc không đạt yêu cầu hoặc một trong hai bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. 

Xem thêm: Có nên nhảy việc cuối năm? Thưởng Tết hay nghỉ việc đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Quy định về thời gian thông báo quyết định cho người lao động

quyết định thôi việc
Thời gian doanh nghiệp đưa ra quyết định thôi việc khi nào đúng chuẩn?

Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo trước cho người lao động khi có quyết định, thời gian cụ thể như sau: 

  • Ít nhất 45 ngày với các hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Ít nhất 30 ngày với các hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng.
  • Ít nhất 03 ngày làm việc với hợp đồng lao động có xác định thời hạn dưới 12 tháng và trong trường hợp người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn mà điều trị quá thời hạn theo quy định của pháp luật lao động nhưng chưa hồi phục khả năng lao động .

Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động được quyền không báo trước cho người lao động nếu:

  • Người lao động không có mặt tại đơn vị làm việc quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có bất kỳ lý do chính đáng kể từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Người lao động tự ý nghỉ việc thì doanh nghiệp có phải ra quyết định thôi việc không?

quyết định thôi việc
Doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định thôi việc đối với người lao động tự ý nghỉ việc?

Nhiều trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc chưa thông báo hoặc chưa được sự cho phép của nơi làm việc. Hành vi này gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, Bộ luật lao động 2019 đã đưa ra các quy định như sau:

Người lao động nếu tự ý bỏ việc trong vòng 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc trong vòng 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày được tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động đó.

Để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có thì người sử dụng lao động nên đưa ra quyết định thôi việc đối với người lao động. Đối với trường hợp người lao động tự xin thôi việc, người sử dụng lao động cần tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng, đưa ra những đánh giá khách quan để xem xét và đưa ra xử lý. Nếu đồng ý với đơn xin thôi việc của người lao động, người sử dụng lao động sẽ ra quyết định đối với người lao động đó.

Xem thêm: Người trẻ nghỉ việc cuối năm: Nấc thang thiên đường hay vực thẳm đen tối?

Cách viết giấy quyết định đúng chuẩn

quyết định thôi việc
Cách soạn thảo giấy quyết định thôi việc phù hợp?

Thực ra không có mẫu quyết định thôi việc bắt buộc nào cả, tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần xây dựng một biểu mẫu chuẩn mực. Thông thường, các giấy quyết định thôi việc cần thể hiện đầy đủ các nội dung như sau:

  1. Quốc hiệu, tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – tự do – hạnh phúc

  1. Căn cứ hợp lý cho quyết định thôi việc

Các căn cứ pháp lý hoặc các căn cứ liên quan khác để quyết định thôi việc như nội dung, số lượng, điều khoản doanh nghiệp có thể điều chỉnh phù hợp với tình huống thực tế.

Ví dụ: Căn cứ Bộ Luật Lao động hiện hành.

Căn cứ vào Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và nhân viên.

Căn cứ vào thỏa thuận nghỉ việc được thống nhất giữa 02 bên.

  1. Tên quyết định thôi việc/nghỉ việc
  2. Tên đơn vị, doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoặc tên người đại diện có thẩm quyền ra quyết định nghỉ việc

Ví dụ: Công ty TNHH ABC hoặc Giám đốc Công ty TNHH ABC Ông Lê Văn A

  1. Nội dung bản quyết định

– Thông tin nhân viên: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, CCCD/CMND,….

– Đơn vị, chức vụ, bộ phận làm việc hiện tại

– Thời gian nghỉ việc 

– Lý do nghỉ việc: Công ty cắt giảm biên chế, nhân viên tự xin nghỉ, nhân viên đã hết hợp đồng lao động, nhân viên mắc lỗi nghiêm trọng hoặc vi phạm quy định của công ty, nhân viên vi phạm hợp đồng lao động, …

– Thông tin về việc nhân viên được hưởng lương thưởng và các chế độ khác của Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày quyết định (nếu có).

– Các bộ phận và các cá nhân liên quan có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định nghỉ việc.

– Thời gian quyết định nghỉ việc này có hiệu lực. 

  1. Nơi nhận và lưu quyết định này.
  2. Ký giáp lai và ghi rõ họ tên người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp, công ty, tổ chức.

Mẫu quyết định thôi việc phổ biến hiện nay

Mẫu 1: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

QUYẾT ĐỊNH THÔI VIỆC

Giám đốc Công ty …………….

Căn cứ Điều……. Bộ Luật Lao động hiện hành.

Hợp đồng lao động số … /HĐLĐ được ký kết vào ngày … tháng … năm … giữa Công ty ………… với Ông/Bà ………………

Về việc xét duyệt nghỉ việc của Ông/Bà……………

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay cho Ông/Bà………………………………………………………………

Giữ chức vụ:……………………………….………………………………………….. 

Bộ phận……………………..………………………………………………………….

Được nghỉ việc từ ngày ….. tháng ….. năm ……

Lý do:…………………………………………………………………………………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày Giám đốc là Ông/Bà………. ký.

Điều 3: Giám đốc công ty, Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Kế toán và các bộ phận liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Ông/Bà có tên tại điều 1

– Giám đốc công ty

– Phòng Hành chính nhân sự

– Phòng Kế toán

– Lưu:……..

…….. , ngày….. tháng…..năm….

Giám đốc

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu 2:

quyết định thôi việc
Vì sao các mẫu quyết định thôi việc lại cần thiết?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

QUYẾT ĐỊNH THÔI VIỆC

CÔNG TY…………….

Căn cứ:

– Bộ Luật Lao động Việt Nam hiện hành.

– Hợp đồng lao động số … /HĐLĐ được ký kết vào ngày … tháng … năm … giữa Công ty ………… với Ông/Bà ………………

– Căn cứ vào thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa 02 bên.

Về việc cho nghỉ việc Ông/Bà……………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Chấm dứt hợp đồng lao động với: 

Ông (Bà):………………………………………………………………………….……

Ngày tháng năm sinh:…………………………………………………………………

Số CMND/CCCD: ……………………….. Ngày cấp:………………………………

Nơi cấp:…………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………….

Giữ chức vụ:…………………………………………………………………………..

Mã số nhân viên (nếu có):……………………………………………………………

Bộ phận: ………………………………………………………………………………

Lý do: ……………………………………….…………………………………………

Nghỉ việc từ ngày…. tháng …. năm ……

Điều 2: Ông/Bà…….. được hưởng các khoản lương, phép năm, trợ cấp thôi việc (nếu có) theo Luật hiện hành. 

Điều 3: Giám đốc Công ty là Ông/Bà………… và Phòng Hành chính – Nhân sự, Phòng Kế toán và Ông/Bà …………… (Họ và tên nhân viên nghỉ việc) có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 4: Quyết định này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày …. tháng …. năm ……

Nơi nhận:

– Như Điều 3.

– Cơ quan BHXH.

– Lưu

…….. , ngày….. tháng…..năm….

Giám đốc

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Kết luận

quyết định thôi việc
Quyết định thôi việc cần doanh nghiệp xử lý khéo léo

Quyết định thôi việc là vấn đề nhạy cảm mà doanh nghiệp cần xử lý một cách khéo léo để không gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người lao động. Doanh nghiệp có thể tham khảo nội dung, cách viết và những lưu ý quan trọng để chủ động soạn thảo giấy quyết định thôi việc phù hợp. Ngoài ra doanh nghiệp có thể dựa trên những mẫu mà Nghề Nghiệp Việc Làm 24h chia sẻ.

Xem thêm: Đâu là lý do mà doanh nghiệp cần lưu ý khi nhân viên giỏi quyết định nghỉ việc?

Bài viết liên quan

Cùng chuyên mục