Các doanh nghiệp trên toàn thế giới từ lâu đã sử dụng và gặt hái được nhiều lợi ích từ psychometric test. Phương pháp đánh giá ứng viên này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong quá trình tuyển dụng. Vậy Psychometric Test là gì, liệu có thật sự cần thiết và hiệu quả? Hãy cùng khám phá điều này qua bài viết dưới đây của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h.
Psychometric test là gì?
Psychometric test là một loại đánh giá tâm lý được sử dụng trong tuyển dụng để đo lường mức độ thông minh, năng lực, tinh thần và các kỹ năng của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các bài kiểm tra khác nhau để xác định mức độ phù hợp với công việc của ứng viên bao gồm tư duy logic, tư duy ngôn ngữ, khả năng tính toán, phán đoán tình huống.
Psychometric Test khác với các bài test truyền thống đo lường kiến thức chuyên môn. Nhà tuyển dụng có thể xem trình độ học vấn, thành tích, kinh nghiệm làm việc thông qua CV. Tuy nhiên, những ứng viên có vẻ hoàn hảo trên CV không phải lúc nào cũng như vậy trong thực tế. Nhiều nhà tuyển dụng nhận ra rằng các yếu tố khác như đặc điểm tính cách, cách tiếp cận công việc và kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng không kém trong việc dự đoán mức độ phù hợp của ứng viên đối với vai trò công việc và tổ chức.
Chính vì vậy, Psychometric Test đã được ứng dụng trong quy trình tuyển dụng để cung cấp một cái nhìn toàn diện về ứng viên, tiết lộ nhiều điều từ họ và giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn đúng ứng viên như mong muốn.
Xem thêm: 5 bước sàng lọc CV ứng viên nhanh chóng, hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng
Nguồn gốc của Psychometric Test trong tuyển dụng
Kiểm tra tâm lý trong tuyển dụng đã có từ lâu. Những bài kiểm tra đầu tiên được phát triển tại đại học Cambridge vào những năm 1880 và sau đó được mở rộng đánh giá thêm các yếu tố khác như khả năng nhận thức, tính cách và kỹ năng mềm.
Trong lịch sử, nhiều công ty đã dựa vào một bài kiểm tra đánh giá tính cách chung duy nhất để đánh giá ứng viên. Tuy nhiên họ đã nhận ra có những hạn chế với cách thực hiện này. Do đó các nhà tuyển dụng hiện nay đang sử dụng Psychometric Test toàn diện hơn để có những đánh giá chi tiết về ứng viên.
Tại sao Psychometric Test lại quan trọng đối với nhà tuyển dụng?
Thị trường việc làm có tính cạnh tranh cao có thể khiến quá trình tuyển dụng trở nên khó khăn đối với doanh nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ tự tin hơn trong việc chọn ứng viên, nhưng cần có một cách tiếp cận khách quan, đo lường được để đảm bảo quy trình tuyển dụng đáng tin cậy và công bằng. Vì vậy, nhà tuyển dụng sử dụng Psychometric Test để đánh giá sâu hơn từng ứng viên và có được bức tranh rõ ràng về cách họ ứng xử, làm việc ở môi trường công sở.
Psychometric Test cung cấp thông tin chi tiết và sâu sắc hơn các phương pháp đánh giá truyền thống vì đánh giá được năng lực, tính cách, khám phá phong cách giao tiếp, trí tuệ cảm xúc, hành vi của một cá nhân liên quan trực tiếp đến nơi làm việc. Những thông tin này giúp nhà tuyển dụng xác định cách ứng viên có thể làm việc, chẳng hạn như cách quản lý, khả năng chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tuân thủ các quy tắc.
Bài kiểm tra tâm lý cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá một cách khách quan vì vậy ứng viên đều có cơ hội như nhau. Áp dụng Psychometric Test loại bỏ nguy cơ thiên vị từ người phỏng vấn và tạo sân chơi bình đẳng cho các ứng viên.
Xem thêm: Bí quyết tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ
Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở Psychometric Test?
Tùy thuộc vào vị trí mà nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những điều khác nhau khi tiến hành các bài kiểm tra tâm lý. Chẳng hạn với Marketing Manager yêu cầu chịu được áp lực, kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng lãnh đạo. Ở vị trí về công nghệ thông tin có thể yêu cầu ứng viên vừa có chuyên môn, vừa có tính kỷ luật và làm việc độc lập tốt. Đối với mỗi tình huống sẽ có bài kiểm tra tâm lý cụ thể để đo lường từng đặc điểm riêng. Do đó cần đảm bảo Psychometric Test phải:
– Có mục tiêu rõ ràng.
– Tiêu chuẩn hóa.
– Đáng tin cậy.
– Không phân biệt đối xử.
Các dạng Psychometric Test là gì?
Có 3 lĩnh vực chính mà các bài kiểm tra tâm lý có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá đó là:
Aptitude tests (Kiểm tra năng lực)
Các bài kiểm tra năng lực giúp nhà tuyển dụng đánh giá trí thông minh tổng thể của ứng viên. Aptitude tests liên quan đến các bài kiểm tra IQ, logic, lý luận và thường được chia thành các dạng như:
– Suy luận bằng ngôn ngữ, lời nói.
– Tư duy về số.
– Lý luận quy nạp.
Xem thêm: Aptitude test là gì? Ứng viên cần chuẩn bị gì để chinh phục bài test năng lực?
Personality tests (Kiểm tra tính cách)
Các bài kiểm tra tính cách giúp xác định phản ứng và hành vi của ứng viên trong các tình huống khác nhau. Personality Tests được sử dụng ngày càng nhiều để đánh giá ứng viên có thái độ, tính cách phù hợp với văn hóa và tầm nhìn của doanh nghiệp hay không.
Xem thêm: MBTI là gì? Trả lời câu hỏi Tôi là ai với bài trắc nghiệm tính cách MBTI
Skill tests (Kiểm tra kỹ năng)
Đây là cách để các ứng viên thể hiện những kỹ năng mà họ đã liệt kê trong CV. Tùy thuộc vào từng vị trí tuyển dụng mà skill tests có thể gồm nhiều yêu cầu khác nhau.
Psychometric Test có thật sự hiệu quả và cần thiết không?
Các bài kiểm tra tâm lý được sử dụng trong nhiều ngành như ngân hàng, tài chính, pháp lý… Theo một khảo sát của Human Resource Management cho thấy 18% công ty sử dụng Psychometric Test và con số này đang tăng 10-15% mỗi năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiểm tra tâm lý thực sự có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi tuyển dụng, các nhà tuyển dụng cũng tự tin tin khi lựa chọn ứng viên. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên rằng Psychometric Test đạt hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng kết hợp cùng các phương pháp truyền thống như phỏng vấn trực tiếp vì bản thân bài kiểm tra tâm lý không đủ để cung cấp thông tin cho các quyết định tuyển dụng.
Một điều khác cần lưu ý đó là không nên phụ thuộc quá nhiều vì việc lạm dụng Psychometric Test có thể khiến ứng viên tiềm năng bị loại và những bài đánh giá tính cách không cần thiết có thể gây ra cảm giác khó chịu cho người thực hiện.
Xu hướng tuyển dụng trong tương lai
Thị trường việc làm đang thay đổi sau đại dịch Covid-19. Vai trò công việc trở nên linh hoạt hơn với xu hướng làm việc từ xa và nhân viên có mong muốn tìm kiếm công việc mang lại sự cân bằng trong cuộc sống. Do đó, các doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu này bằng quy trình tuyển dụng linh hoạt để tránh bỏ sót lực lượng lao động tiềm năng.
Bên cạnh Psychometric Test, hiện nay còn các bài kiểm tra áp dụng cách tiếp cận trò chơi để đánh giá. Ví dụ các bài kiểm tra hoặc mô phỏng phán đoán tình huống có thể yêu cầu ứng viên bước vào nơi làm việc thực tế ảo, gặp gỡ đồng nghiệp và đưa ra quyết định dựa trên những gì họ nghe – nhìn.
Các chuyên gia cho rằng hoạt động tuyển dụng sẽ tiếp tục phát triển để đưa ra nhiều phương pháp đánh giá tâm lý ứng viên bằng trò chơi và công nghệ thực tế ảo hơn.
Psychometric Test vẫn là một công cụ hữu ích đối với doanh nghiệp khi lựa chọn, đánh giá ứng viên. Tuy nhiên, bài kiểm tra tâm lý không thể “đơn thân độc mã” mà cần kết hợp với phương pháp truyền thống để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời yêu cầu nhà tuyển dụng cũng cần có năng lực để có thể sử dụng kết quả đúng nhất và chọn được ứng viên phù hợp. Qua bài viết này, Việc Làm 24h hy vọng đã hiểu hơn về psychometric test là gì và biết cách ứng dụng vào quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, đừng quên follow trang LinkedIn của Việc Làm 24h để có thể học hỏi thêm những kỹ năng tuyển dụng và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường lao động nhé!
Xem thêm: Khám phá sức khoẻ tâm lý bản thân qua các bài test rối loạn lo âu