Trả lương theo KPI đã và đang là một trong những phương pháp tính lương được áp dụng phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp. Vậy tính lương theo KPI là gì và quy chế trả lương theo KPI như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ giúp các bạn xây dựng mẫu tính lương theo KPI đúng chuẩn giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất làm việc.
KPI là gì?
Trong tiếng anh, KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator, đây là chỉ số được dùng để đo lường hiệu suất làm việc so với mục tiêu đã đặt ra. Chỉ số KPI thường được nhà quản lý sử dụng để quản lý và đánh giá hiệu quả trong công việc, đồng thời KPI chính là cơ sở áp dụng các chế độ thưởng phạt nhất định cho từng cá nhân.
Xem thêm: Phần mềm KPI là gì? TOP phần mềm quản lý KPI đắc lực dành cho doanh nghiệp
Tính lương theo KPI là gì?
Tính lương theo KPI là phương pháp tính lương được quyết định dựa trên mức độ hoàn thành công việc của nhân viên trong quá trình làm việc. Nếu một nhân viên hoàn thành tốt các KPI, họ có thể nhận được mức lương hoặc thưởng cao hơn so với những người khác.
Vì sao doanh nghiệp nên trả lương theo KPI cho nhân viên?
Việc trả lương theo KPI mang lại một số lợi ích nhất định cho doanh nghiệp và nhân viên như sau:
Đồng bộ hoá mục tiêu: Phương pháp tính lương theo KPI giúp doanh nghiệp đồng bộ hoá mục tiêu của nhân viên với mục tiêu của doanh nghiệp để nhân viên cố gắng hoàn thành tốt các KPI đặt ra nhằm mục đích đạt được mức lương tốt hơn.
Tạo động lực cho nhân viên: Khi mức lương thưởng của nhân viên liên quan đến việc hoàn thành KPI, họ sẽ có động lực để hoàn thành công việc tốt hơn.
Xác định những nhân viên có hiệu suất cao: Phương pháp trả lương theo KPI giúp doanh nghiệp xác định rõ những nhân viên nổi bật với hiệu suất cao để tiến hành trả lương thưởng hoặc thăng chức phù hợp. Đồng thời người làm quản lý có thể phân tích và tìm cách khắc phục khuyết điểm của những nhân viên có thành tích không tốt.
Tạo môi trường cạnh tranh: Khi nhân viên tích cực làm việc để hoàn thành tốt các KPI sẽ tạo nên một môi trường làm việc cạnh tranh và tập trung về hiệu suất công việc.
Trả lương công bằng: Việc trả lương thưởng tương ứng với năng lực làm việc của nhân viên giúp giảm thiểu xung đột trong công ty, do mỗi nhân viên đều được đánh giá theo cùng một tiêu chí.
Tăng trưởng và phát triển: Khi nhân viên tích cực làm việc để đạt được các KPI, họ sẽ cải thiện năng lực làm việc, điều này tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển doanh thu công ty.
Xem thêm: Làm sao để xây văn hóa cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy tinh thần nhân viên?
Quy chế trả lương theo KPI được áp dụng như thế nào?
Quy chế trả lương theo KPI phụ thuộc vào cơ chế quản lý của mỗi doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp sẽ áp dụng 2 cách tính lương theo KPI như sau:
Thứ nhất: Tính lương trực tiếp theo KPI, đây là cách tính lương được áp dụng tính cho các nhân sự thuê ngoài, nhân viên part-time, cộng tác viên,…
Thứ hai: Thưởng phạt dựa vào KPI, đây là cách tính lương mà tỉ lệ giữa mức lương thực nhận tỉ lệ thuận với công sức nhân viên bỏ ra.
Các doanh nghiệp sẽ tính lương theo KPI dựa vào 3 yếu tố như sau:
- P1 (Pay for Position): Trả lương theo vị trí và chức danh làm việc, doanh nghiệp phải trả một khoản lương nhất định cho vị trí chức danh công việc trong hệ thống nhân sự theo quy định hiện hành. Mức lương này đã được doanh nghiệp cân bằng tương ứng với vai trò của vị trí đó trong công việc.
- P2 (Pay for Personal competence): Trả lương theo năng lực nghề nghiệp, doanh nghiệp phải có tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của mỗi vị trí. Sau đó, tính toán mức lương tương xứng với năng lực của nhân viên.
- P3 (Pay for Performance): Trả lương theo thành tích đạt được trong công việc, doanh nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành các chỉ tiêu công việc đã được đặt ra.
Cách tính lương theo KPI doanh nghiệp cần biết
Tính lương theo KPI sẽ gồm 2 phương pháp là phương pháp 2P và 3P, cụ thể như sau:
Phương pháp 2P là cách doanh nghiệp trả lương dựa theo vị trí chức danh và kết quả công việc mà nhân viên hoàn thành.
Công thức tính lương 2P = P1 + P3.
Phương pháp 3P là cách tính lương dựa vào các yếu tố như vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích đạt được. Đây là cách tính lương kết hợp lương cứng và lương mềm dựa theo năng suất làm việc đạt được.
Công thức tính lương 3P = P1 + P2 + P3.
Trong đó:
- P1 – Position: Vị trí công việc.
- P2 – Person: Năng lực cá nhân.
- P3 – Performance: Kết quả công việc.
Trong đó, phương pháp 3P được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn để đảm bảo sự công bằng trong hiệu quả nhân viên đạt được trong công việc. Đồng thời giải quyết những hạn chế theo phương pháp tính lương dựa vào bằng cấp hay thâm niên mà thiếu sự công bằng trong việc đánh giá sự đóng góp của nhân viên vào tình hình phát triển chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý công thức tính KPI theo hiệu suất như sau:
- Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế/Mục tiêu) * Trọng số
- Hiệu suất KPI tổng = Hiệu suất KPI thành phần (1) + Hiệu suất KPI thành phần (2) + …
Chỉ số KPI đo lường hiệu suất được tính dựa theo công thức sau:
- Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế đạt được/Mục tiêu) * Trọng số
- Hiệu suất KPI tổng = Tổng các hiệu suất KPI thành phần
Mẫu tính lương theo KPI phổ biến hiện nay
Kết quảđánh giá KPI (1) | Lương cố định(2) (đồng) | Lương biến đổi(3) = (1)*(2) (đồng) | Tổng tiền lương(4) = (2) + (3) (đồng) |
50% | 5.000.000 | 2.500.000 | 7.500.000 |
60% | 5.000.000 | 3.000.000 | 8.000.000 |
70% | 5.000.000 | 3.500.000 | 8.500.000 |
80% | 5.000.000 | 4.000.000 | 9.000.000 |
90% | 5.000.000 | 4.500.000 | 9.500.000 |
100% | 5.000.000 | 5.000.000 | 10.000.000 |
110% | 5.000.000 | 5.500.000 | 10.5000.000 |
120% | 5.000.000 | 6.000.000 | 11.000.000 |
Cụ thể:
- Lương cố định được xác định dựa theo vị trí chức danh công việc và năng lực làm việc của nhân viên. Tuỳ vào 2 yếu tố này mà lương cố định của mỗi nhân viên sẽ khác nhau.
- Lương biến đổi (mức lương tính theo KPI) = Kết quả đánh giá KPI x Lương cố định.
- Lương biến đổi càng cao khi mức lương cố định và kết quả KPI mà nhân viên đạt được cao.
- Tổng tiền lương được nhận = Lương cố định + Lương biến đổi.
Xem thêm: Review lương là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự
Cần lưu ý gì khi áp dụng phương pháp trả lương theo KPI?
Khi áp dụng cách trả lương theo KPI, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
- Xác định rõ ràng mục tiêu và chỉ số KPI cụ thể sát với tính chất công việc và phù hợp với thực tế quy mô doanh nghiệp.
- Đặt giới hạn cho các chỉ số KPI để đảm bảo mức độ hoàn thành các chỉ số KPI trong khả năng nhân viên có thể phấn đấu làm được. Nếu mục tiêu quá cao, có thể làm giảm động lực của nhân viên.
- Thường xuyên theo dõi mức độ hoàn thành KPI và tạo điều kiện để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc.
- Đảm bảo mọi nhân viên đều có cơ hội đạt được mục tiêu và nhận được mức lương thưởng tương đương.
- Tránh việc tạo gánh nặng doanh số hoặc sức ép quá lớn khiến nhân viên áp lực và làm việc kém hiệu quả.
- Đánh giá kết quả công việc dựa trên mức độ hoàn thành chỉ số KPI mà nhân viên đạt được.
- Tập trung vào sự phát triển của nhân viên, không nên quá chú trọng vào việc tính lương.
- Xây dựng chính sách trả lương theo KPI công bằng, xứng đáng theo năng lực và công sức mà nhân viên đã bỏ ra.
Kết luận
Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực và sự cống hiến của đội ngũ nhân sự. Việc áp dụng trả lương theo KPI mang đến nhiều ưu điểm vượt trội cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên của Việc Làm 24h đã mang đến những thông tin hữu ích về quy chế trả lương theo KPI và cách tính lương theo KPI mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần biết. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của Việc Làm 24h để tìm hiểu các phương pháp tính lương hiệu quả khác cho nhân viên nhé!
Xem thêm: TOP 8 việc làm thêm buổi tối hấp dẫn với lương cao, giờ giấc linh hoạt