Tìm hiểu nhà tuyển dụng là việc làm phổ biến của các ứng viên trước khi quyết định ứng tuyển. Đối mặt với thực tế này, các nhà tuyển dụng phải chủ động tiếp cận để thu hút ứng viên tài năng và giữ chân nhân viên. Một chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt có thể giúp doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về employer branding là gì và cách để tăng chất lượng ứng viên ở bài viết dưới đây của Việc Làm 24h.
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hay employer branding là gì?
Employer branding là quá trình quản lý và tạo dựng danh tiếng với tư cách là nhà tuyển dụng. Khách hàng ở đây là người tìm việc, nhân viên nội bộ. Employer branding bao gồm các hoạt động và chiến dịch nhà tuyển dụng sử dụng để quảng bá thương hiệu của mình. Employer branding không phải là điều mà doanh nghiệp thực sự sở hữu. Danh tiếng này tồn tại trong tâm trí của các ứng viên, nhân viên. Và được hình thành bởi suy nghĩ, ấn tượng của họ.
Hãy nghĩ về các nỗ lực tuyển dụng, giữ chân nhân viên như một chuỗi các tương tác riêng lẻ. Mọi điểm tiếp xúc đều để lại ấn tượng với các ứng viên và nhân viên. Điều đó định hình nên thương hiệu nhà tuyển dụng. Từ đó ảnh hưởng đến việc thu hút ứng viên và giữ chân nhân tài. Nếu không có sự quản lý phù hợp, một trong những điểm tiếp xúc đó có thể trở thành yếu tố tiêu cực, khiến doanh nghiệp khó tuyển ứng viên và không tạo sự gắn bó với nhân viên nội bộ.
Tầm quan trọng của employer branding là gì?
Mặc dù khái niệm này đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng không được chú ý cho đến gần đây. Khi mạng xã hội phát triển và mạng lưới việc làm trực tuyến đã đưa các doanh nghiệp đến gần hơn với ứng viên. Lực lượng lao động trở nên chủ động hơn bao giờ hết khi họ có thể tiếp cận với rất nhiều việc làm trên toàn thế giới.
Các nhà tuyển dụng đã dần thích nghi với sự thay đổi này. Đồng thời bắt đầu thực hiện các bước chủ động nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tổ chức chưa tận dụng được lợi ích của việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.
Những lợi ích của employer branding là gì?
Hãy xem một số số liệu dưới đây để hiểu hơn employer branding là gì mà lại quan trọng đến vậy:
- Theo Glassdoor, 95% ứng viên xác định danh tiếng của công ty là yếu tố cần cân nhắc khi tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp mới. Hầu như mọi ứng viên sẽ xem xét danh tiếng của công ty trước khi nộp đơn.
- Theo LinkedIn, 66% người tìm việc muốn tìm hiểu về văn hóa và giá trị của công ty. Nỗ lực xây dựng employer branding có thể là một cách tuyệt vời để truyền đạt những thông tin này.
- 69% ứng viên sẽ từ chối lời đề nghị từ một công ty có thương hiệu nhà tuyển dụng tồi, ngay cả khi họ thất nghiệp.
- 40% ứng viên thụ động sẽ chấp nhận vị trí mới với mức lương hơi thấp so với mong muốn nếu công ty có employer branding tốt. Một thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực là thực sự cần thiết.
- Chỉ 49% nhân viên sẽ giới thiệu công ty của họ cho một người bạn. Đây quả thực không phải là tin tốt. Vì sự giới thiệu của nhân viên thường là nguồn tốt nhất của những ứng viên chất lượng.
Hơn thế nữa, những số liệu thống kê này chứng minh rằng thương hiệu nhà tuyển dụng tác động đến mọi khía cạnh của mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động. Đồng thời employer branding cũng ảnh hưởng đến sự gắn bó, giữ chân của nhân viên.
Làm thế nào để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng và tăng chất lượng ứng viên
Chúng ta đã biết tầm quan trọng của employer là gì. Vậy cùng tham khảo cách xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng tốt dưới đây:
Đánh giá employer branding của công ty
Doanh nghiệp không thể tạo ra sự ảnh hưởng hoặc quản lý thương hiệu nhà tuyển dụng nếu không biết mọi người nghĩ gì về mình. Vì vậy, đánh giá employer branding là gì trong mắt ứng viên, nhân viên chính là bước đầu tiên.
Hãy kiểm tra mọi phương tiện mà công ty tương tác với ứng viên và nhân viên. Có thể kể đến như fanpage tuyển dụng, mô tả công việc, website tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, mail thông báo mời phỏng vấn/kết quả phỏng vấn, tài liệu giới thiệu, thông tin liên lạc nội bộ… và phân tích chúng.
Tiếp theo, tiếp nhận phản hồi từ các ứng viên và nhân viên. Hãy nhớ rằng mục đích ở đây là hiểu cách họ thực sự nghĩ và cảm nhận về công ty, vì vậy nên đặt những câu hỏi cung cấp thông tin cần thiết. Ví dụ: họ sẽ mô tả công ty như thế nào với một người bạn? Vì sao họ chọn nộp đơn? Tại sao họ chọn chấp nhận/từ chối offer? Tại sao họ gắn bó/rời bỏ công ty?
Lưu ý về số lượng thu thập thông tin này. Bạn có thể chọn số lượng mong muốn, nhưng đừng lạm dụng. Thu thập quá nhiều thông tin sẽ khiến việc phân tích dữ liệu trở nên khó khăn. Sau khi hoàn tất, đánh giá thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ giúp xác định, thu hẹp những khoảng cách tồn tại giữa cách công ty thể hiện. Và cách ứng viên, nhân viên nhìn nhận về công ty.
Xác định EVP (Employee Value Proposition – giá trị nhân viên)
EVP trả lời hai câu hỏi quan trọng:
- Những gì nhân viên hoặc ứng viên có thể mong đợi ở công ty.
- Những gì công ty mong đợi ở nhân viên hoặc ứng viên.
Khi xác định EVP, điều quan trọng là phải thực tế. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng đưa ra các đề xuất hấp dẫn đối với ứng viên và nhân viên trong khi thực tế lại không “sáng sủa” như vậy. Điều này thường dẫn đến kết quả là thời gian làm việc của nhân viên ngắn và tỷ lệ thay thế cao. Đó là lý do tại sao việc nhà tuyển dụng phát triển thương hiệu từ bên trong là rất quan trọng. Nếu công ty muốn thu hút nhân tài mới thì điều kiện tiên quyết là biến công ty thành một nơi tốt hơn để làm việc.
Hãy coi EVP của bạn là kim chỉ nam cho những nỗ lực xây dựng employer branding. EVP sẽ định vị thương hiệu và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Xác định tính cách ứng viên
Để làm cho các chiến dịch xây dựng employer branding được cá nhân hóa và hiệu quả hơn, điều quan trọng là phải xác định và hiểu tính cách ứng viên của bạn . Tính cách là hình ảnh đại diện cho các ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển. Để xác định tính cách ứng viên, cách tốt nhất là bắt đầu từ chính nhân viên của công ty và trả lời các câu hỏi như:
- Họ thuộc thế hệ nào?
- Điều gì là quan trọng đối với họ khi nói đến sự nghiệp của họ? Đó có phải là tiền lương, phát triển bản thân, văn hóa công ty. Đó cũng có thể là các dự án thú vị, tính linh hoạt của công việc, môi trường làm việc…
- Họ tìm kiếm cơ hội việc làm ở đâu?
- Loại nội dung nào về nhà tuyển dụng mà họ thấy có giá trị?
- Họ có dành thời gian trên mạng xã hội không?
- Họ là người tìm việc chủ động hay thụ động?
Sau khi có câu trả lời cho những câu hỏi này, xác định loại nội dung nào nên được tạo. Và kênh nào nên quảng bá nội dung đó để công ty thể hiện employer branding là gì.
Tối ưu hóa kênh xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Có nhiều kênh khác nhau mà các tổ chức sử dụng để quảng bá employer branding và thu hút sự chú ý của các ứng viên. Một số kênh phổ biến hàng đầu như: trang web công ty, mạng xã hội và đăng tuyển dụng miễn phí. Do vậy, điều quan trọng trong việc tối ưu hóa kênh xây dựng employer branding là gì? Đó là phải xác định và tối ưu hóa các kênh mà ứng viên sử dụng để nghiên cứu các nhà tuyển dụng.
Thu hút ứng viên
Tại thời điểm này, nhà tuyển dụng nên sẵn sàng đưa thông điệp của mình đến với mọi người. Ở bước này, cách để thu hút ứng viên tiềm năng thông qua employer branding là gì? Hãy chú ý đến những thứ “nhỏ nhưng có võ” để ghi điểm với các ứng viên tiềm năng:
Mô tả công việc
Đây có vẻ không phải là nơi để thể hiện nhiều về công ty, nhưng là nơi người tìm việc tương tác đầu tiên với doanh nghiệp. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bản mô tả công việc phản ánh được employer branding mà công ty mong muốn.
Trang web tuyển dụng
Đây cũng là một trong những điểm tiếp xúc quan trọng nhất với các ứng viên tiềm năng. Hình ảnh, video thu hút, chia sẻ của nhân viên nội bộ, giá trị cốt lõi công ty… Tất cả đều có thể giúp thuyết phục ứng viên rằng đây là nơi phù hợp để lựa chọn.
Đánh giá
Ngày nay, hầu hết người tìm việc đều đọc các đánh giá về nhà tuyển dụng trước khi nộp đơn. Việc bắt gặp một đánh giá tiêu cực có thể khiến họ chần chừ. Mặc dù bạn không thể kiểm soát các bài đánh giá ẩn danh, nhưng có thể trả lời chúng và điều đó tác động đến ứng viên. Theo Haiilo, 62% người tìm việc nói rằng quan điểm của họ về công ty được cải thiện sau khi thấy công ty đó phản hồi một đánh giá tiêu cực. Vì vậy hãy chú ý đến những gì mọi người đang nói về công ty và đừng ngại phản hồi.
Tương tác với ứng viên
Khi nhận được CV của ứng viên, chắc hẳn bạn sẽ có khâu sàng lọc để mời phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn có thể tương tác trước khi quyết định chọn ứng viên phỏng vấn. Bạn hãy gọi điện thoại trước để tìm hiểu về kinh nghiệm của họ. Bằng cách này bạn sẽ không bỏ lỡ ứng viên tiềm năng.
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu employer branding là gì và nâng cao chất lượng ứng viên thông qua employer branding. Việc xây dựng employer branding không hề dễ dàng và không nên vội vàng. Hãy bắt đầu từ những yếu tố nhỏ nhặt, gần gũi với ứng viên nhất. Sau đó đi sâu vào các chiến lược xây dựng employer branding nâng cao hơn. Chúc nhà tuyển dụng sẽ xây dựng được employer branding ấn tượng. Và đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích từ Nghề Nghiệp Việc Làm 24h nhé!