Trong nền kinh tế hiện đại, hiệu suất đi song hành với thành công. Không có công ty xuất sắc nào hiệu suất thấp. Người lãnh đạo tài ba biết làm chủ hiệu suất của team, giống như người huấn luyện viên hiểu rõ phong độ của từng cầu thủ để điều chỉnh đội hình ra sân hợp lý. Vậy đâu là nguyên nhân khiến team kém hiệu suất? Làm sao để bứt tốc hiệu suất nhóm? Bài viết bên dưới của Nghề Nghiệp Việc Làm 24h sẽ cho bạn câu trả lời, khám phá ngay!
6 câu hỏi xác định hiệu suất nhóm hiệu quả
Bạn đo lường hiệu suất đã chuẩn xác hay chưa?
Cụ thể là cách đánh giá hiệu quả công việc. Hiện nay, KPI (key performance indicator) – Chỉ số năng suất chính và OKR (objective key result) – Mục tiêu và kết quả then chốt – là hai phương pháp đánh giá hiệu quả công việc phổ biến nhất. OKR tập trung vào “O” (objective – mục tiêu then chốt) thì KPI tập trung vào “I” (Indicator – các chỉ số đánh giá).
Giống như hoa tiêu của con thuyền, đích đến trên bản đồ, KPI (hay OKR) hợp lý, chuẩn xác sẽ giúp bạn đánh giá sát nhất năng suất làm việc của team cũng như của từng nhân viên. Ngược lại, đặt quá nhiều mục tiêu, không cụ thể mục tiêu, hoặc tập trung vào những chỉ số không thực sự quan trọng thì trong lúc làm sẽ như đi trong hỏa mù, đích đến đã không rõ ràng thì đừng hỏi vì sao đi lâu, đi sai, đi hoài không tới đích.
Xem thêm: Chạy KPI là gì? Cách chạy KPI hiệu quả đưa doanh nghiệp đi đến thành công
Bạn có đang giao việc kém hiệu quả?
Tức là, ngay cả khi đã rõ ràng KPI (hoặc OKR) cần đạt của dự án, nhưng khi phân bổ theo đầu việc, giao việc tới tay nhân viên, bạn có giải thích rõ về deadline, mục tiêu, cùng cung cấp thông tin đầu vào cần thiết hay không?
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân từng chỉ ra: người Việt khá yếu trong khoản brief công việc, tức là giao việc cho ai, vì sao phải làm, làm thế nào, lưu ý gì, tại sao lưu ý và cần đạt được kết quả gì… Cứ làm sai hoài, làm thiếu hoài thì đừng hỏi vì sao công việc kém hiệu suất!
Bạn có thường xuyên thay đổi mục tiêu công việc?
Không chỉ là cơn ác mộng của dân agency, thường xuyên thay đổi mục tiêu công việc còn biến bạn trở thành ác mộng của nhân viên và đè bẹp mọi nỗ lực nâng cao hiệu suất của cả team.
Bạn có đang gánh thêm việc cho team?
Rất nhiều lãnh đạo đi lên từ chuyên môn giỏi. Vì thế khi thấy nhân viên gặp khó, sẵn “ngứa nghề”, sếp nhảy vào “back up” tại trận. Việc này khiến cho nhân viên ỷ lại mà không chịu nâng cao năng lực bản thân. Còn bạn thì đang làm việc mà bản thân vừa bỏ tiền ra thuê người làm.
Văn phòng làm việc có gây sao nhãng?
Những yếu tố tưởng chừng rất nhỏ như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, sự thoải mái của ghế ngồi trong văn phòng đều ảnh hưởng tới độ tập trung làm việc của nhân viên. Không có nhân viên năng suất trong một môi trường có quá nhiều sao nhãng!
Xem thêm: 5 mẹo đơn giản giúp nhân viên mới hòa nhập với môi trường làm việc nhanh chóng
Bạn đã biết cách giúp nhân viên phát huy tối đa hiệu suất và năng lực?
Đôi khi, sở hữu một đội ngũ mạnh về chuyên môn sẽ chẳng ăn thua nếu bạn không đi đôi với một team có hiệu suất công việc tốt. Điều này tương tự như việc bạn có trong tay quân hậu, xe, pháo đủ cả nhưng vẫn bị thua đối phương chỉ sở hữu vài quân tốt.
Lãnh đạo giỏi kéo được người tài, lãnh đạo đẳng cấp là biến cả đội nhóm thành người tài, bởi, họ biết cách làm chủ và bứt tốc hiệu suất của bản thân lẫn nhân viên.
Xem thêm: 5 đặc điểm sếp tốt khiến nhân viên tận tâm, cống hiến hết mình cho công việc
5 Cách tăng tốc hiệu suất nhóm trong công việc
Sếp hãy là người làm việc có năng suất
Bằng cách xác định phạm vi dự án ngay từ đầu, lên kế hoạch triển khai thật chi tiết, bám sát kế hoạch liên tục, giao tiếp rõ ràng với các bên liên quan và ghi chép lại mọi thay đổi qua email hoặc báo cáo.
Tiếp đó, bạn cần đảm bảo nhân viên nắm rõ thông tin dự án, liên tục trao đổi đa chiều để nắm được những thay đổi nhỏ nhất từ sớm, deadline linh hoạt để ứng biến nhanh chóng.
Hãy giao việc cụ thể, chi tiết, chuyên nghiệp!
Có vậy thì khi giao việc, nhân viên của bạn mới không sa vào ma trận của sự loay hoay, hoang mang, không biết làm lại không dám hỏi, tránh làm đi làm lại, gây lãng phí thời gian và nguồn lực.
Dành thời gian hiểu về từng “con người” trong đội nhóm
Con người là huyết mạch của hệ thống. Con người kiến tạo và vận hành hệ thống. Chỉ khi hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, cách làm việc của từng người, bạn mới trở thành người nhạc trưởng tài ba điều khiển dàn nhạc chơi nhạc chính xác.
Làm được điều này, bạn sẽ biết cách giao việc Đúng người, đúng việc, đúng thời điểm và làm chủ được cây gậy quyền năng mang tên: nghệ thuật trao quyền.
Truyền cảm hứng, đừng tiếc khen thưởng và ghi nhận!
Điều gì khiến nhân viên hạnh phúc? Đó là được hiểu, được cống hiến theo đúng năng lực, được ghi nhận, được khen thưởng, được khích lệ, được đào tạo, được tham gia, được truyền cảm hứng… Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất chỉ là sự thấu hiểu và sẻ chia nhiều hơn giữa sếp với từng nhân viên của mình.
Hãy biến team và đội nhóm của mình thành gia đình thứ hai, thành bạn bè thân thiết, chứ không phải là mối quan hệ: mua – bán 8 tiếng lao động mỗi ngày.
Hãy nhân bản thói quen làm việc hiệu suất trở thành DNA của đội nhóm
Bằng cách đào tạo cả về kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng trao đổi, kỹ năng giao tiếp và nhận việc lẫn năng lực chuyên môn cho nhân viên.
Hãy hướng dẫn, trao cơ hội để những người cầm chèo lái con thuyền mang tên đội nhóm của bạn cũng đều trở thành những nhân viên năng suất và hiệu quả, luôn luôn ở vào “phong độ hiệu suất” tốt nhất. Sir Alex Ferguson từng nói: phong độ chỉ là tức thời, đẳng cấp mới là mãi mãi!
Đúng thế, một khi những thói quen làm việc năng suất trở thành DNA của bạn và đội nhóm của bạn, dù khó khăn nào đến, nhà lãnh đạo tài năng sẽ nhanh chóng cùng team của mình lấy lại phong độ “hiệu suất” nhanh nhất.
Nếu muốn bước ra khỏi vùng an toàn, tìm kiếm những mối quan hệ đồng nghiệp sâu sắc, hỗ trợ nhau cùng phát triển, bạn có thể liên hệ ngay Việc Làm 24h.
Xem thêm: Bỏ túi 8 kỹ năng làm việc nhóm cần phải biết để làm việc hiệu quả