Đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất tinh thần làm việc vì sếp quá khó tính. Tốt nhất bạn không nên tỏ thái độ phản kháng, hãy bình tĩnh và tìm cách giải quyết để đảm bảo hiệu quả công việc. Dưới đây là 5 cách giúp bạn đối phó với sếp khó tính. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay nhé!
1. Coi đó như một cơ hội học tập
Cơ hội quan trọng nhất trong công việc không chỉ là được học các kỹ năng chuyên môn, mà là rèn luyện những kỹ năng mềm như: làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn nội bộ?, nên đàm phán với sếp như thế nào cho hiệu quả?… Trong doanh nghiệp, thường thì dựa trên những mối quan hệ đa chiều và kỹ năng mềm để phân biệt bạn với những người khác trong công ty. Đôi khi bạn sẽ gặp những người khó tính cả trong công việc và cuộc sống. Vì thế, hãy tận dụng những tình huống bạn gặp phải với vị sếp khó tính để học cách giải quyết những tình huống khó khăn sau này.
Xem thêm: Tại sao họ là sếp, còn bạn chỉ là nhân viên? Vì sao lại có sự khác biệt này?
2. Đừng dễ dàng chấp nhận: Hãy bình tĩnh để đối phó với sếp khó tính
Bắt đầu tìm kiếm những đối sách mềm mỏng bằng cách a dua với vị sếp khó ưa của mình. Khi bạn nhận ra mình đang làm điều này, hãy ngừng ngay lập tức. Chịu đựng và thỏa hiệp để chấp nhận nhục nhã thì quá dễ, ai cũng có thể làm được. Đừng hạ thấp giá trị mình đến thế.
Xem thêm: Đừng bao giờ làm 5 điều này nếu không muốn sếp coi thường bạn!
3. Ghi chép lại mọi trao đổi
Hãy lưu giữ mọi nội dung giao tiếp bằng văn bản, dù đó là biên bản cuộc họp hay những trao đổi ngắn. Ví dụ như nếu sếp giao việc bằng miệng, bạn nên gửi ngay cho sếp một email tóm tắt lại những gì sếp nói để đảm bảo là bạn đã hiểu đúng và đầy đủ ý sếp.
Việc làm này đem lại nhiều lợi ích cho bạn về sau, đặc biệt khi sếp đột ngột thay đổi ý kiến trong khi bạn đã hoàn thành công việc. Các ghi chép này cũng giúp bạn vững tin hơn khi làm việc, không phải nơm nớp lo sợ nhớ nhầm hoặc hiểu sai lời sếp nói.
4. Bình tĩnh khi bị sếp khiển trách
Bị sếp rầy la là thời điểm vô cùng nhạy cảm, vì vậy đừng gân cổ tranh cãi đến cùng. Thay vào đó, bạn hãy giữ thái độ chừng mực, và tập cho mình thói quen lắng nghe chủ động để giao tiếp với sếp hiệu quả hơn.
Điều này có nghĩa là khi sếp đưa ra lời phê bình, bạn hãy bình tĩnh lắng nghe và lặp lại theo cách hiểu của mình để sếp xác nhận, từ đó tự rút ra cách khắc phục. Trường hợp bạn tin chắc việc mình làm là đúng cũng đừng cãi cố mà nên đợi đến lúc hai bên có thể cùng bình tĩnh ngồi trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng. Thái độ của bạn trong những lúc “dầu sôi lửa bỏng” sẽ làm sếp tự nhìn lại thái độ của mình và biết đâu nhờ đó điều chỉnh bản thân theo hướng ôn hòa hơn.
Xem thêm: Bỏ túi ngay 8 tuyệt chiêu ứng xử khi làm việc với sếp khó tính nơi công sở
5. Chủ động trong công việc: Chìa khóa giúp bạn đối phó với sếp khó tính
Thay vì phản đối ngầm sự khó tính của sếp bằng cách tỏ ra trì trệ, bạn hãy kiên trì chứng tỏ năng lực của mình. Thái độ phản kháng chỉ khiến sếp có thêm thành kiến, trong khi sự cần cù sẽ thuyết phục được bất cứ vị sếp khó tính nào. Một động thái cũng giúp ghi điểm đáng kể là chủ động cải thiện những khuyết điểm của mình mà không đợi sếp nhắc nhở.
Hy vọng những bí quyết trên đây mà Việc Làm 24h chia sẻ là biện pháp hữu hiệu để giúp bạn thoát khỏi những tình huống trớ trêu với sếp khó tính và tiếp tục những bước đi vững chắc trong công việc mình yêu thích. Hãy để Việc Làm 24h đồng hành cùng bạn trên con đường tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các công ty uy tín hiện nay nhé, truy cập ngay nút bên dưới!
Xem thêm: Chủ động trong công việc là chìa khóa giúp bạn thăng tiến nhanh chóng