Nơi làm việc được xem như một xã hội thu nhỏ với vô vàn kiểu người cùng các tính cách khác nhau. Hằng ngày, bạn sẽ phải đối diện và cư xử sao cho hợp ý với từng người, từng cá nhân và một trong những thách thức là khi bạn phải việc làm việc cùng với đồng nghiệp có chứng ái kỷ. Vậy ái kỷ là gì? Cách đối phó với đồng nghiệp có bệnh ái kỷ như thế nào? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
1. Bệnh ái kỷ là gì?
Bệnh ái kỷ hay rối loạn nhân cách ái kỷ (có tên tiếng Anh là Narcissism) là một loại bệnh tâm lý mà người mắc phải luôn thể hiện sự quan tâm quá mức đến tất cả những gì liên quan đến bản thân mình, thường đặt nhu cầu của bản thân lên trên tất cả mọi thứ, thậm chí là ảnh hưởng tới lợi ích của người khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của người mắc bệnh và những người xung quanh.
Bệnh ái kỷ thường phổ biến hơn ở nam giới và thường xuất hiện trong độ tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành. Những người mắc bệnh này thường thể hiện tính kiêu ngạo, thiếu đồng cảm và luôn muốn người khác thán phục họ.
Họ thường tự đặt mình ở trung tâm, có xu hướng tự cao tự đại và luôn tin rằng họ xứng đáng được đối xử đặc biệt. Có một số loại rối loạn nhân cách liên quan khác dẫn đến bệnh ái kỷ bao gồm rối loạn chống đối xã hội, rối loạn ranh giới và rối loạn kịch tính.
Trong đó, tự kiêu có thể được xem như một biểu hiện nhẹ của bệnh ái kỷ, người tự kiêu thường thể hiện tính tự cao, ích kỷ, sự kiểm soát và yêu thương vô hạn dành cho chính bản thân mình.
2. Các dấu hiệu của người ái kỷ là gì?
Luôn coi mình là đặc biệt
Người ái kỷ thường sống trong niềm tin rằng họ đặc biệt hơn những người khác. Họ cho rằng mình có tài năng và năng lực phi thường nên luôn tỏ ra tự tin đến mức kiêu ngạo. Những lời khuyên và góp ý từ người khác thường không được chấp nhận hoặc bị những người ái kỷ bỏ ngoài tai.
Thèm khát sự chú ý của mọi người
Người ái kỷ luôn khao khát sự quan tâm và chú ý của người khác. Họ thường tìm mọi cách để trở thành “cái rốn của vũ trụ”, thường chú trọng đến cách ăn mặc và cách hành động để tạo sự nổi bật và thu hút sự quan tâm.
Không chấp nhận thất bại
Những người mắc bệnh ái kỷ coi bản thân là số một và luôn phải chiến thắng. Họ rất khó chấp nhận thất bại, chỉ trích hoặc ý kiến trái chiều. Sự tự ái cao độ làm cho họ dễ nổi cáu, tức giận hoặc trầm cảm khi gặp khó khăn.
Khoe khoang và phóng đại thành tựu
Để đáp ứng nhu cầu được ngưỡng mộ, người ái kỷ thường xuyên khoe khoang về bản thân. Họ thường kể về thành tựu và kỹ năng của mình một cách ba hoa và thường phóng đại chúng để gây ấn tượng.
Thiếu sự đồng cảm
Người ái kỷ thường tập trung vào bản thân và ít quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ thiếu khả năng đồng cảm hoặc thấu hiểu tâm trạng của những người xung quanh.
Thích kiểm soát cuộc trò chuyện
Trong các cuộc trò chuyện, người ái kỷ luôn muốn chi phối và dẫn dắt cuộc nói chuyện theo ý muốn của họ. Họ thường lấn át đồng nghiệp và liên tục ngắt lời.
Thiếu cảm giác an toàn
Mặc dù có vẻ tự tin bên ngoài, nhưng người ái kỷ thường cảm thấy bất an. Họ luôn cần sự khẳng định và chú ý của người khác. Điều này làm cho họ trở nên dễ tổn thương và mất kiểm soát khi bị chỉ trích.
Dễ mắc chứng trầm cảm
Do nhu cầu cần sự đề cao và chú ý từ người khác, người ái kỷ dễ dàng rơi vào trạng thái trầm cảm và chán nản khi không đạt được điều đó. Khi họ cảm thấy bị lãng quên hoặc thất bại trong việc gây ấn tượng, họ có thể trở nên nhạy cảm và hay khóc lóc để thu hút sự chú ý.
3. Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ là gì?
Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách ái kỷ là gì?
Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh ái kỷ vẫn chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Có nhiều giả thuyết về sự hình thành của rối loạn nhân cách ái kỷ, một trong những giả thuyết phổ biến là gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách ái kỷ, và ước tính chiếm khoảng 50% nguyên nhân gây ra bệnh tâm lý này. Tuy nhiên, điều này cũng phải xem xét kết hợp với các yếu tố môi trường khác.
Ngoài gen di truyền, môi trường đóng một vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách ái kỷ. Sự trải nghiệm và tác động từ môi trường, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển, có thể góp phần hình thành của hội chứng này. Các yếu tố về văn hóa và môi trường xã hội có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của con người.
Ngoài ra, các vấn đề tâm sinh lý cũng có thể góp phần vào sự hình thành của bệnh ái kỷ, bao gồm việc trải qua sự ngược đãi, bị bỏ bê hoặc được nuông chiều và khen ngợi quá mức.
Cách điều trị bệnh ái kỷ là gì?
Thực tế, rối loạn nhân cách ái kỷ là một trong những rối loạn tâm lý có tỷ lệ mắc không cao. Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của xã hội, số lượng người mắc bệnh này đang tăng dần. Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặpnhiều khó khăn, đặc biệt là do người bệnh thường không nhận thức được rằng họ mắc bệnh và không tự đi tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.
Phương pháp chữa trị phổ biến nhất cho rối loạn nhân cách ái kỷ là liệu pháp tâm lý cá nhân, trong đó chuyên gia tâm lý hướng dẫn bệnh nhân cải thiện suy nghĩ và hành vi của họ. Trong quá trình này, bệnh nhân có cơ hội hiểu sâu hơn về bản thân, tìm hiểu tại sao họ có những thái độ và hành vi như vậy và cách để điều chỉnh chúng.
Tuyệt đối không có loại thuốc nào có thể chữa trị rối loạn nhân cách ái kỷ, vì vậy liệu pháp tâm lý cá nhân được xem là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh này.
Bên cạnh liệu pháp tâm lý cá nhân, có một phương pháp điều trị khác gọi là phương pháp nhận thức hành vi. Phương pháp này giúp bệnh nhân nhận biết suy nghĩ và hành vi không lành mạnh, sau đó thay thế chúng bằng suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân ái kỷ cảm thấy phương pháp này quá đơn giản hoặc chung chung, không phù hợp với nhu cầu đặc biệt của họ.
Ngoài các phương pháp trên, trong trường hợp người bệnh có triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu, thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng. Bệnh nhân ái kỷ cũng cần tập các thói quen sinh hoạt lành mạnh như giảm tiếp xúc với mạng xã hội, tránh những tin tức gây căng thẳng và thực hành thiền, yoga hoặc thái cực quyền. Bố mẹ và người thân trong gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng bằng việc thường xuyên tạo mối quan hệ thân mật và hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
4. Những tác động tiêu cực khi có đồng nghiệp mắc chứng ái kỷ là gì?
Mất thời gian và năng lượng: Sử dụng quá nhiều thời gian và năng lượng để xử lý những tình huống liên quan đến người mắc chứng ái kỷ có thể làm mất sự tập trung vào công việc chính.
Giảm hiệu suất công việc: Tạo ra xung đột, xao lãng, và môi trường làm việc không ổn định, từ đó làm việc cùng người mắc chứng ái kỷ có thể làm giảm hiệu suất làm việc của toàn bộ nhóm.
Áp lực tinh thần: Thường xuyên phải đối phó với những thái độ, hành vi khó chịu từ người mắc chứng ái kỷ có thể gây áp lực tinh thần lên bạn và đồng nghiệp khác.
Sự thất bại trong dự án và mục tiêu chung: Người mắc chứng ái kỷ có thể tạo ra môi trường làm việc không thuận lợi, làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án hoặc mục tiêu công ty.
Mất nguồn động viên và sự phát triển cá nhân: Làm việc cùng người mắc chứng ái kỷ có thể làm mất sự động viên và khả năng phát triển cá nhân của bạn.
Sự lo sợ và căng thẳng: Phải liên tục đối phó với hành vi khó chịu của người mắc chứng ái kỷ có thể tạo ra sự lo sợ và căng thẳng trong môi trường làm việc.
Khó khăn trong quản lý và lãnh đạo: Nếu bạn là quản lý hoặc lãnh đạo của người mắc chứng ái kỷ, việc quản lý và hướng dẫn họ có thể gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Tác động đến tinh thần làm việc: Môi trường làm việc không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chung của toàn bộ nhóm làm việc.
5. Phương pháp đối phó với đồng nghiệp theo chủ nghĩa ái kỷ là gì?
Thiết lập ranh giới cá nhân với người ái kỷ là gì?
Duy trì ranh giới cá nhân giúp bạn tránh bị cuốn vào chiêu trò hoặc sự kiểm soát của đồng nghiệp ái kỷ. Bạn có quyền đặt ra những quy định riêng của bản thân và không cho phép họ can thiệp mà không được sự đồng ý của bạn.
Không tin hoàn toàn vào lời nói của họ
Khi trò chuyện với một đồng nghiệp ái kỷ, luôn cân nhắc và không nên tin tưởng hoàn toàn vào mọi lời họ nói. Hãy tập trung vào việc xác minh thông tin và không nên dính líu vào những câu chuyện hoặc xung đột mà bạn không chắc chắn. Giữ tinh thần tỉnh táo và đừng để lời nói của họ ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.
Lưu trữ thông tin
Hãy giữ lại bản ghi hoặc chụp màn hình các cuộc trò chuyện và thông tin quan trọng khi bạn làm việc với đồng nghiệp ái kỷ. Điều này giúp bạn có chứng cứ nếu cần thiết và bảo vệ mình khỏi những tình huống bất lợi trong tương lai.
Tìm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp khác
Trong môi trường công sở, có thể có nhiều người khác cũng gặp vấn đề với đồng nghiệp ái kỷ. Tìm đồng minh trong công ty và hợp tác với họ để đối phó với những tình huống này.
Tránh hùa theo
Đôi khi, việc tránh xa hoàn toàn đồng nghiệp ái kỷ có thể là giải pháp tốt nhất. Bạn không bắt buộc phải tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc nắm rõ mọi chi tiết trong câu chuyện của đồng nghiệp ái kỷ. Hãy tập trung vào công việc của bạn và không để bị cuốn vào những xung đột không cần thiết.
Xem thêm: Hiệu ứng tâm lý đám đông là gì? Nguồn sức mạnh tích cực hay con dao hai lưỡi?
Duy trì sự tự tin
Giữ tự tin là điều vô cùng quan trọng. Đừng để họ chi phối tình hình hoặc làm cho bạn cảm thấy mình nhỏ bé, thiếu năng lực.
Xem thêm: Bạn là một cá thể đặc biệt, đừng thiếu tự tin vào chính mình!
Tham vấn bộ phận nhân sự
Nếu hành vi của đồng nghiệp ái kỷ ảnh hưởng đến môi trường làm việc hoặc làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của bạn, hãy thảo luận với bộ phận nhân sự.
Tạm kết
Nhìn chung, những người ái kỷ thường có xu hướng thao túng, tự ái, và đôi khi gây ra sự căng thẳng trong môi trường làm việc. Điều này có thể tác động đến tâm trạng và hiệu suất làm việc của đồng nghiệp.
Hy vọng rằng với chia sẻ về ái kỷ là gì trong bài viết trên có thể giúp bạn nhận biết được những đồng nghiệp mắc căn bệnh tâm lý này trong môi trường làm việc, để từ đó có thể đối phó và xử sự hợp lý. Đừng quên truy cập Việc Làm 24h thường xuyên để không bỏ lỡ các công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn nhé!
Xem thêm: Flex là gì? Làm sao thoát flexing đồng nghiệp hay khoe khoang?