Nghệ thuật giao tiếp lôi cuốn khiến sếp muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn!

Sếp thường khá bận rộn, với rất nhiều công việc. Do đó, đôi khi họ không có thời gian để lắng nghe hoặc hiểu hết những điều mà nhân viên cấp dưới. Vậy làm sao để sếp chịu lắng nghe những nguyện vọng của bạn? Bỏ túi ngay 6 bí kíp vàng khiến sếp muốn lắng nghe bạn nhiều hơn trong bài viết cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h!

6 bí kíp vàng khiến sếp muốn lắng nghe bạn chia sẻ nhiều hơn

1. Biết người, biết ta

Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ mình muốn trình bày những gì và cần sếp phê duyệt những gì. Hoặc bạn muốn đề nghị sếp bổ sung kinh phí cho dự án sắp đến? Bạn muốn sếp đồng ý với kiến nghị bạn đã đề xuất… Bạn nên trình bày rõ và cụ thể để sếp biết chính xác điều bạn mong muốn là gì?

khiến sếp muốn lắng nghe
Bạn phải hiểu rõ mình muốn trình bày những gì và cần sếp phê duyệt những gì

2. Đưa ra kết luận trước, sau đó bàn đến kế hoạch chi tiết

Sếp sẽ không muốn mất thời gian nghe bạn trình bày dài dòng, lan man về một vấn đề nào đó, thậm chí việc đó khá quan trọng. Vì vậy, tốt nhận bạn nên đưa ra kết quả, kết luận trước và sau đó nếu sếp đồng ý bạn mới trình bày phần kế hoạch chi tiết. Bằng cách đó, nhà quản lý sẽ nhanh chóng nắm bắt được vấn đề và không thấy nhàm chán, mệt mỏi khi nghe bạn nói mà không biết câu chuyện của bạn sẽ đi đến đâu.

3. Nắm rõ nội dung khiến sếp muốn lắng nghe

Hầu như các nhà quản lý điều không đủ kiên nhẫn và thời gian để nghe bạn báo cáo về những chi tiết nhỏ. Đôi khi, việc tiếp nhận nhiều hay ít thông tin lại phụ thuộc vào nội dung mà bạn đang truyền tải. Sếp có thể không có hứng thú nghe về tất cả các lựa chọn của bạn nhưng lại rất quan tâm đến quá trình mà bạn thực hiện trước khi đề xuất một dòng sản phẩm mới. Vì vậy, bạn nên nắm bắt tâm lý và hiểu rõ sếp thật sự muốn biết những nội dung gì.

Xem thêm: Sếp bạn có phải người biết lắng nghe, làm sao để sếp lắng nghe tâm tư của bạn?

khiến sếp muốn lắng nghe
Bạn nên nắm bắt tâm lý và hiểu rõ sếp thật sự muốn biết những nội dung gì

4. Hiểu rõ thói quen giao tiếp của sếp

Bạn có thói quen viết báo cáo dài dòng, nhưng sếp của bạn lại chỉ muốn đọc những điểm quan trọng và luôn thích trao đổi trực tiếp với nhân sự… Điều này khá quan trọng nên bạn nên biết ý sếp và có những điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn biết sếp của mình luôn có cuộc họp gấp vào mỗi sáng thứ 2 và không có thời gian kiểm tra email thì bạn không nên hẹn trao đổi vào sáng thứ 2 (nếu không thực sự quá gấp)

Xem thêm: 5 điều khiến sếp khó chịu trong công việc, cần lưu ý ngay!

5. Khiến sếp muốn lắng nghe hãy quản lý tốt cảm xúc của bản thân

Nếu sếp có nêu lên những ý kiến, đánh giá khiến bạn giận dữ hay thất vọng thì việc của bạn là phải kiểm soát tốt cảm xúc của mình dù chuyện gì xảy ra. Chính thái độ chuyên nghiệp này sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin tới sếp của mình hiệu quả hơn và sự tín nhiệm dành cho bạn và những điều bạn nói sẽ được nâng cao.

Xem thêm: Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả, tránh tổn thương lẫn nhau lúc bốc đồng

khiến sếp muốn lắng nghe
Chính thái độ chuyên nghiệp này sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin tới sếp của mình hiệu quả hơn.

6. Hãy suy nghĩ về “bức tranh lớn”

Là sếp, họ sẽ luôn quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Ví dụ, trong khi bạn có thể chỉ nghĩ đến việc đề nghị làm việc tại nhà vào thứ 7 ảnh hưởng đến nhóm bạn như thế nào, sếp của bạn sẽ phải phân tích xem nó ảnh hưởng đến cả công ty như thế nào. Bằng cách đặt mình vào vị trí của nhà quản lý, bạn sẽ tìm ra được những cách tiếp cận hoặc quan điểm thuyết phục hơn.

Đừng quên truy cập website Nghề Nghiệp Việc Làm 24h thường xuyên nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một việc làm phù hợp với năng lực mình nhé!

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Xem thêm: Làm mới bản thân ngay hôm nay để trở thành một phiên bản ưu tú, khí chất hơn!

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục