Mọi người đều mong muốn có cơ hội làm việc trong một môi trường tích cực, nơi đồng nghiệp luôn hỗ trợ và hòa thuận với nhau. Đồng thời, việc duy trì một môi trường công bằng rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, vào một ngày, ban chợt những ra những biểu hiện bất thường của sự bất công, thiên vị trong công ty và những dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Vậy những biểu hiện của sự bất công là gì và phải cư xử như thế nào? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu cụ thể về tình huống gặp phải bất công trong công việc.
1. Bất công là gì?
Sự bất công là trạng thái bạn cảm nhận bản thân hoặc nhóm của bạn bị đối xử không công bằng. Vậy “công bằng” là gì? Công bằng là khi một tình huống được xử lý theo đúng quy luật tự nhiên, nguyên tắc xã hội, luật pháp quốc gia, hoặc nội quy của tổ chức, mà không chịu sự can thiệp của cảm xúc cá nhân hay ý kiến riêng của một nhóm người nào khác.
Sự bất công thường được phản ánh qua hai khía cạnh: hành động không tuân theo quy tắc chung và sự cảm nhận về bất công. Nếu một người bị đối xử không công bằng nhưng vẫn cho rằng đó là bình đẳng, tình huống này không được coi là bất công. Đồng thời, nếu một người cảm nhận mình bị đối xử không công bằng nhưng thực tế họ luôn được đối xử công bằng, tình huống này cũng không thể coi là bất công. Vì thế, phải đáp ứng đủ 2 yếu tố trên thì mới được xem là đang trong tình trạng bất công.
Bất công có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sự bất công trong cuộc sống xã hội, nơi người ta có thể gặp phải đối xử không công bằng về giới tính, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội hoặc nhiều yếu tố khác. Trong môi trường làm việc, bất công có thể bao gồm sự phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng, lợi ích và cơ hội nghề nghiệp hay trong các mối quan hệ làm việc hàng ngày.
Xem thêm: Thiên vị là gì? Cách đối phó khi trở thành nạn nhân của thiên vị công sở?
2. Những biểu hiện của sự bất công trong công việc
Sau khi hiểu được khái niệm của sự bất công là gì, vậy đâu là những biểu hiện của bất công trong công việc?
Phân chia công việc bất công là gì?
Đây thường là biểu hiện rõ ràng đầu tiên của sự bất công trong môi trường công sở, thể hiện qua việc phân chia công việc không công bằng giữa các thành viên trong nhóm.
Ví dụ, hai người cùng cấp và vị trí công việc, nhưng một người lại được giao khối lượng công việc ít hơn so với đồng nghiệp còn lại. Hoặc, biểu hiện của sự bất công có thể thấy qua việc một người được giao các nhiệm vụ quan trọng, trong khi người khác lại phải đối mặt với công việc nhỏ nhặt không liên quan đến chuyên môn.
Đánh giá đầu ra công việc thiếu công bằng
Người quản lý có thể đánh giá cao nỗ lực của một nhân viên mà không có nhiều đóng góp cho thành công dự án, trong khi những người khác với đóng góp lớn lại không được công nhận đúng mức. Sự công nhận này thường không dựa trên các chỉ số đánh giá khách quan, mà thay vào đó là định kiến cá nhân hoặc mức độ quen biết.
Bỏ qua lỗi sai cho nhân viên thân tín
Sự bất công có thể thể hiện khi lỗi nhỏ của một nhân viên quen biết được xem nhẹ hoặc bị bỏ qua, trong khi cũng lỗi đó của những nhân viên khác lại bị đem ra kỷ luật và xử phạt căng hơn.
Người nhà tự động được nhận vị trí cao
Trong một số trường hợp, sự bất công có thể thể hiện qua việc không quan tâm đến năng lực, chỉ cần là người nhà của sếp là có cơ hội được đảm nhận vị trí cao. Biểu hiện thường thấy ở các công ty gia đình, nơi những người có khả năng thật sự không có cơ hội để thăng tiến.
Xem thêm: Công ty gia đình là gì? Vì sao nhiều nhân viên ám ảnh với công ty gia đình?
3. Ảnh hưởng của sự bất công đến kết quả làm việc
Dù các biểu hiện của sự bất công là gì trong môi trường làm việc cũng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân mà còn có những tác động sâu sắc đến hiệu suất tổ chức và sự phát triển bền vững.
Mất động lực làm việc trong môi trường bất công là gì?
Khi nhân viên cảm nhận sự bất công trong quá trình phân công công việc, thăng tiến, hoặc đánh giá hiệu suất, họ thường mất đi động lực và sự tận tâm đối với công việc. Tâm trạng thiếu hứng thú và thiếu tận tuỵ có thể dẫn đến giảm hiệu suất làm việc.
Giảm hiệu suất làm việc
Môi trường làm việc không công bằng có thể làm giảm hiệu suất làm việc vì nhân viên không cảm thấy được động viên và công nhận. Điều này có thể tăng cường mức độ stress và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý của nhân viên.
Ảnh hưởng tinh thần đoàn kết
Sự bất công có thể gây chia rẽ và tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa các nhân viên. Khi quản lý thể hiện sự không công bằng trong một nhóm làm việc, tinh thần làm việc nhóm có thể giảm đi, dễ dẫn đến xung đột và làm giảm sự đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức.
Xem thêm: Quiet quitting và quiet firing là gì? Ảnh hưởng đến thị trường lao động ra sao?
Mất sự tin tưởng và trung thực khi bị đối xử bất công là gì?
Sự bất công có thể làm giảm mức độ tin tưởng và trung thực giữa nhân viên với quản lý. Khi nhân viên cảm thấy không được đối xử công bằng, họ có thể trở nên nghi ngờ và mất niềm tin vào quyết định và lãnh đạo của tổ chức.
Ảnh hưởng đến sự sáng tạo
Môi trường làm việc bất công có thể làm giảm sự sáng tạo và đổi mới. Nhân viên không cảm thấy có đủ tự do và động lực để đóng góp ý kiến và ý tưởng khi họ cảm thấy môi trường làm việc không đảm bảo sự công bằng.
Tác động đến văn hoá tổ chức
Sự bất công có thể tạo ra một văn hóa nội bộ tiêu cực trong tổ chức. Nếu nhân viên cảm nhận sự bất công, mối quan hệ giữa các thành viên nhóm có thể trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đến sự hòa đồng và hợp nhất trong tổ chức.
Xem thêm: Mối quan hệ toxic là gì? 4 lời khuyên để tránh xa mối quan hệ toxic chốn công sở
Ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức
Môi trường làm việc bất công có thể tạo ra khó khăn trong việc duy trì nhân sự và phát triển tổ chức, bởi nhân sự là một trong những yếu tố cốt lõi để một tổ chức có thể duy trì và phát triển bền vững.
4. Làm sao khi bị đối xử bất công trong công việc?
Đánh giá tình huống kỹ càng
Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn đã đánh giá tình trạng của bản thân chính xác. Cân nhắc xem liệu đó là một sự hiểu lầm hay thực sự là một trường hợp bạn bị quản lý đối xử bất công. Đừng đánh giá tất cả mọi thứ chỉ dựa trên góc nhìn chủ quan của bản thân. Hãy thu thập nhiều thông tin, đánh giá từ nhiều góc độ vì đôi khi có một số trường hợp chỉ là hiểu lầm.
Kiềm chế thái độ tiêu cực khi đối mặt với bất công là gì?
Tránh nói xấu về sếp và không thể hiện thái độ tiêu cực là quy tắc vô cùng quan trọng. Thay vì tụ tập nói xấu sếp hoặc thể hiện sự bất mãn công khai, bạn nên giữ cho mình sự trung lập và không phát ngôn tiêu cực. Điều này giúp duy trì không khí tích cực trong nhóm làm việc và tránh làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ đồng nghiệp khác.
Việc đối đầu trực tiếp với sếp hoàn toàn không mang lại lợi ích gì. Thay vào đó hãy chọn cách giao tiếp khéo léo, không làm tăng thêm căng thẳng giữa bạn và sếp.
Trao đổi khéo léo với sếp về vấn đề bất công là gì?
Giao tiếp khôn ngoan là chìa khóa khi phải đối mặt với bất công từ sếp. Một người thông minh sẽ luôn biết cách xử lý một cách khéo léo trước những tình huống không công bằng.
Trong quá trình trao đổi với nhà quản lý, quan trọng nhất là sự khéo léo trong từng lời nói. Hạn chế sự tập trung quá mức vào việc phê phán sự bất công. Thay vào đó, có thể bạn nên tập trung vào việc nhờ sếp đánh giá hiệu suất làm việc của mình. Hỏi về những điểm mạnh bạn đã thể hiện và những khía cạnh cần được cải thiện. Từ đó, bạn hiểu hơn về cách sếp nhìn nhận bản thân mình và xác định được các nguyên nhân có thể dẫn đến sự bất công từ sếp, từ đó bạn có thể khắc phục hoặc lý giải những hiểu lầm không đáng có gây ra sự bất công.
Hoàn thành tốt công việc của mình
Để đối mặt với bất công trong môi trường làm việc, thay vì thể hiện thái độ tiêu cực với đồng nghiệp, bạn nên tập trung vào việc xây dựng và khẳng định giá trị cá nhân qua công việc. Nhà quản lý của bạn sẽ đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp tích cực từ phía bạn, dù có sự thiên vị hay không.
Hãy duy trì tâm trạng tích cực và tập trung hoàn thành công việc xuất sắc. Đừng để sự bất công ảnh hưởng đến sự chăm chỉ và hiệu suất làm việc của bạn. Thay vào đó, hãy coi thách thức là cơ hội để phát triển kỹ năng và năng lực, làm cho mọi dự án bạn tham gia trở nên xuất sắc.
Chờ đợi sự thay đổi
Hãy duy trì tinh thần làm việc tích cực và chờ đợi sự thay đổi từ phía nhà quản lý hoặc sếp của bạn. Đồng thời, đừng quên tập trung vào việc phát triển bản thân, chứng minh rằng bạn có những năng lực và giá trị đặc biệt. Những cố gắng không ngừng nghỉ và sự chuyên nghiệp sẽ không chỉ tạo ra cơ hội cho bạn, mà còn làm nổi bật năng lực thực sự của bạn trong môi trường làm việc, từ đó sếp sẽ khó đối xử bất công với một nhân viên xuất sắc mà nhiều người trong tổ chức biết đến như bạn.
Cân nhắc rời khỏi môi trường bất công là gì?
Nếu sau những nỗ lực đáng kể và sự chấp nhận tình trạng không công bằng, bạn vẫn không thấy sự thay đổi tích cực nào từ sếp và doanh nghiệp, và sự thiên vị ngày càng trở nên rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu để bạn xem xét chuyển sang một môi trường làm việc mới.
Một nơi làm việc mới có thể mang lại cơ hội cho sự phát triển, nơi bạn có thể thể hiện tốt những năng lực và đóng góp của mình.
Hãy tin rằng bạn xứng đáng với một môi trường làm việc tốt hơn, nơi mà sự công bằng được đặt lên hàng đầu và những nỗ lực của bạn được công nhận.
Tạm kết
Sự bất công có thể diễn ra ở mọi tình huống trong cuộc sống, đặc biệt hơn là trong môi trường làm việc. Đối mặt với bất công trong môi trường làm việc có thể là một thử thách lớn, nhưng cũng là cơ hội để mọi người thể hiện sự mạnh mẽ và sự chuyên nghiệp của bản thân.
Tuy vậy, hãy nhớ rằng ai cũng đều xứng đáng với một nơi làm việc mà sự công bằng và công nhận luôn được đề cao. Vì thế, mong rằng với những chia sẻ về sự bất công là gì trong công việc có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và từ đó tìm được những cách giải quyết phù hợp. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!
Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: FYP là gì? Ý nghĩa của FYP trong các lĩnh vực khác nhau