BIM là gì? BIM trong ngành xây dựng có ý nghĩa như thế nào?

Mô hình BIM đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong xây dựng và quản lý công trình. Vậy BIM là gì? BIM được ứng dụng ra sao trong ngành xây dựng? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết.

BIM là gì?

BIM là cụm từ viết tắt của từ tiếng Anh Building Information Modeling, có nghĩa là xây dựng mô hình thông tin công trình. Thông tin bao gồm:

  • Thông tin hình học: các kích thước cao, dài, rộng, khoảng các cấu kiện công trình (cầu thang, cột, sàn, cửa…).
  • Thông tin phi hình học: đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật…

BIM model được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên một mô hình kỹ thuật số được dựng xuyên suốt vòng đời duy nhất của một dự án thiết kế.

Nói đơn giản, BIM chính là phần mềm tạo ra mô hình ảo về dự án sắp thi công. Các thông số sẽ được quan sát và thay đổi cho phù hợp thực tế.

So với bản vẽ 2D, 3D, mô hình BIM cao cấp hơn nhiều. Chúng được tạo nên từ những mô hình thông minh kèm theo nhiều thông tin, được cập nhật và thay đổi liên tục. 

Thông qua mô hình BIM, mọi tổ chức, cá nhân trong một dự án thiết kế và xây dựng công trình đều có thể sử dụng, phân tích mô hình này. Từ đó, phân tích được giá thành, phương pháp xây dựng, thời gian thực hiện, phương pháp bảo trì cho công trình. 

BIM hình thành như thế nào?

Thời xa xưa, các kiến trúc sư sử dụng bản vẽ trên giấy. Tới kỷ nguyên Auto Cad, các kỹ sư sử dụng những bản vẽ điện tử chính xác, dễ hiệu chỉnh hơn. Sau này, đồ hoạ máy tính phát triển, tạo điều kiện cho mô hình CAD-3D. Từ đó, mọi người dần biết tới BIM. Cao cấp hơn, BIM giúp mô phỏng lại những chi tiết nhỏ nhất của công trình hình hoạ 3D với mức độ chính xác cao. 

Các loại mô hình BIM 

Mô hình BIM cơ bản là BIM 3D, cho phép sử dụng suốt vòng đời công trình. Sự phát triển của công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phiên bản, nhiều loại mô hình BIM khác nhau.

  • BIM 4D: Tích hợp thời gian và tiến độ thi công công trình. Loại mô hình này cho phép người dùng tích hợp yếu tố hình học của cấu kiện công trình cùng tiến độ, kế hoạch thi công, kế hoạch cung ứng nguồn lực.
  • BIM 5D: Tích hợp thêm chi phí, hao phí. Mô hình này thường được dùng trong công tác quản lý, giúp kiểm soát chi phí xây dựng và kế hoạch vốn công trình.
  • BIM 6D: Tích hợp thông tin về hệ thống thiết bị trong công trình có độ chi tiết cao (bao gồm cả ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng công trình…). Mô hình này cũng thường được dùng trong quản trị thiết bị, bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị vận hành…
  • BIM 7D: Tích hợp nhiều thông tin ứng dụng để thi công những dự án với độ chi tiết cao. Ngoài ra, BIM 7D cũng thường dùng bảo dưỡng công trình trong quá trình vận hành sau thi công. 
bim là gì
Có nhiều phiên bản BIM.

Ưu – nhược điểm của BIM là gì?

Hiện nay, BIM được xem là một trong những xu hướng tiêu chuẩn bắt buộc trên toàn thế giới trong ngành xây dựng. 

BIM có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Một khi xác lập thông tin, BIM giúp cho việc xây dựng trở nên chính xác, đơn giản với chi phí thấp hơn. 
  • Hiểu thiết kế tốt hơn.
  • Là một cơ sở dữ liệu sử dụng thống nhất suốt toàn bộ vòng đời công trình, cho phép quản lý công trình tập trung và chất lượng.
  • Tạo nên một mô hình trực quan, cực kỳ dễ theo dõi. Nhà đầu tư cũng có cái nhìn trực quan về dự án họ đang rót tiền. 
  • Cung cấp thông tin từ giai đoạn thiết kế, thi công tới quản lý vận hành trọn gói
  • Sử dụng nguồn thông tin này với những hoạt động phối hợp, trao đổi, sửa đổi. Loại bỏ gần như triệt để các sai lệch hay mâu thuẫn về thông tin giữa các phòng ban.
  • Cung cấp cả dữ liệu hình học, dữ liệu phi hình học, trong đó, dữ liệu phi hình học đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xây dựng hiện đại. Ví dụ: thông tin về một cái dầm sẽ không chỉ đơn thuần là hình dáng, kích thước hình học của dầm mà còn có thể thêm vào: không lượng thép để bốc, vật liệu, cường độ… cho làm giá 5D; thông tin nhà sản xuất (email, số điện thoại…) để liên hệ khi cần; tiêu chuẩn tính dầm, đưa thêm cả moment tới hạn (để sau này lỡ thay đổi về tải trọng còn có dữ liệu kiểm tra dầm)… Đây đều là những thông tin mà các bản thiết kế của Autodesk không thể làm được.  
  • BIM sử dụng công nghệ 3D (thay vì 2D như trước đây). Từ phối cảnh 3D của công trình, có thể tích hợp thêm nhiều yếu tố khác để tạo ra phiên bản 4D, 5D, 6D…
  • Tăng sự kết nối chặt chẽ tới tất cả các phòng ban tham gia vào quá trình xây dựng (từ thiết kế, dự đoán, xây dựng, kết cấu…) bởi tất cả đều làm việc trên cùng một mô hình.
  • Giảm thiểu rủi ro: BIM còn hỗ trợ giúp người dùng phát hiện rủi ro trong quá trình thi công, mô phỏng.
bim là gì
BIM giúp giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình xây dựng.

Tuy vậy, mô hình này cũng có một số nhược điểm như:

  • Cần sự đầu tư khi chuyển mình từ các mô hình 2D cũ sang mô hình mới này. Ngoài ra, doanh nghiệp cần mua bản quyền phần mềm, thuê chuyên gia tư vấn triển khai, đào tạo nhân viên về quy trình sử dụng ứng dụng mới, nâng cấp đồng bộ hệ thống máy tính để phù hợp. 
  • Sự quan trọng của bước đầu tiên và thông tin khi sử dụng BIM đóng vai trò quan trọng hàng đầu. 

Tại sao sử dụng BIM trong xây dựng?

Như vậy, hẳn bạn đọc đã hiểu được BIM là gì? Ngày nay BIM được sử dụng phổ biến và gần như trở thành một tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng trên thế giới. Đó là bởi những hiệu quả to lớn BIM có thể mang tới.

Cụ thể, trung tâm nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng hạ tầng thuộc Đại học Stanford đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng BIM và cho thấy trên 32 dự án dùng BIM có những chỉ số vượt trội như:

  • Giảm 40% yêu cầu thay đổi.
  • Ít sai lệch quyết toán so với mức dự toán ban đầu (tỷ lệ chỉ trong khoảng 3%).
  • Giảm 80% thời gian của việc lập dự toán.
  • Tiết kiệm tới 10% chi phí.
  • Giảm 7% tiến độ.

Các mô hình 3D trong BIM có đầy đủ phần của thiết kế như gạch vữa, nội thất, ánh sáng… và cả nhiều yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu, thời gian xây dựng, giá thành. Ngoài ra, mọi thông tin chi tiết được bổ sung, cập nhật liên tục suốt quá trình phát triển từ ý tưởng tới khi dự án hoàn thành. 

BIM còn giúp giảm thiểu đi những sai lệch khi trao đổi thông tin giữa nhóm xây dựng và nhóm thiết kế.

bim là gì
Áp dụng BIM còn giúp giảm thiểu những sai lệch trong quá trình trao đổi thông tin giữa các nhóm.

Các giai đoạn nào có thể áp dụng BIM là gì?

Câu trả lời là BIM có thể áp dụng ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng tới toàn bộ quá trình vận hành, thiết kế thi công. 

BIM có thể áp dụng cho chủ đầu tư, đơn vị chủ quản lý cơ sở hạ tầng, thiết kế kiến trúc tới thiết kế cơ sở kết cấu, nhà thầu, nhà thầu phụ, cơ quan quản lý của nhà nước, tổ chức về tài chính, xưởng chế tạo…

BIM đang áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

Hiện nay, BIM đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và áp dụng theo lộ trình

  • Giai đoạn 1: từ 2023, áp dụng BIM bắt buộc với công trình cấp I 
  • Giai đoạn 2: từ 2025, áp dụng BIM bắt buộc với công trình cấp II

Quyết định với dự án, công trình bắt buộc áp dụng BIM là một thành phần trong hồ sơ hoàn thành công trình, hồ sơ thiết kế xây dựng. 

Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp tập tin BIM khi thẩm định báo cáo nghiên cứu, thẩm định xây dựng sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép để xây dựng hoặc nghiệm thu công trình. Mức độ chi tiết và nội dung áp dụng BIM do chủ đầu tư tự quyết định. 

bim là gì
BIM hiện nay được áp dụng phổ biến trên thế giới và cả tại Việt Nam.

Lời kết

Mong rằng những chia sẻ ngắn trên đây từ Vieclam24h.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn BIM là gì trong xây dựng cũng như ưu nhược điểm của BIM model. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog Vieclam24h.vn để cập nhật thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực hữu ích khi đi làm. 

Việc làm gợi ý

ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ

Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Cần trang bị gì để trở thành môi giới bất động sản chuyên nghiệp?

Top công việc mới nhất

Cùng chuyên mục