Người làm SEO chắc chắn đều biết đến bounce rate – một trong những chỉ số Google dùng để đánh giá chất lượng website. Vậy Bounce rate là gì, tỷ lệ bounce rate ở mức bao nhiêu là tốt? Mời bạn cùng tìm hiểu cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h qua bài viết.
Bounce rate là gì? Vai trò của bounce rate trong SEO
Bounce rate (hay tỷ lệ thoát trang) là cụm từ chỉ % khách truy cập rời trang web mà không thực hiện bất cứ hành động nào (vd: nhấp vào liên kết, mua hàng, để lại thông tin, xem thêm trang khác…). Nói đơn giản, khi người dùng truy cập vào 1 trang website duy nhất rồi thoát ra mà không thực hiện thêm thao tác nào khác được tính là 1 lượt bounce (thoát trang).
Khi đó, Google Analytics chỉ ghi nhận được duy nhất Gif request, và đánh giá đây là lượt truy cập duy nhất. Bởi vậy, với người làm SEO, Bounce rate là một trong những yếu tố tương quan chặt chẽ đến xếp hạng trang của Google, cho thấy tính hiệu quả hay độ hấp dẫn của website.
Tỷ lệ bounce rate cao cho thấy trang của bạn có vấn đề về nội dung, bố cục hoặc đang cung cấp trải nghiệm người dùng kém… Khi bounce rate được cải thiện, website cũng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion).
Cách tính Bounce rate là gì? Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Mỗi loại hình website đều có tỷ lệ bounce rate khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động. Theo số liệu từ Semrush (một công ty chuyên cung cấp công cụ SEO), sau đây một vài thông số về tỷ lệ bounce rate của một số loại hình website khác nhau.
- Website về nội dung: 35% đến 60%
- Website tạo khách hàng tiềm năng: 30% đến 55%
- Trang blog: 65% đến 90%
- Trang bán lẻ, trang thương mại điện tử: 20% đến 45%
- Landing page: từ 60% đến 90%
Nếu website được cài đặt Google Analytics, tỷ lệ bounce rate đã được Google tự tính toán. Bạn cũng có thể sử dụng công thức sau tính tỷ lệ bounce rate của một trang web:
Bounce rate của một trang = (tổng lượt bounce/ tổng lượt entrance)
Trong đó:
Bounce: số lượt truy cập (hoặc lượt xem trang) duy nhất, mỗi truy cập chỉ gửi một GIF request về Google Analytics.
Entrance: tổng lượng truy cập
Lưu ý, một số trường hợp lượt truy cập duy nhất không tính là bounce rate.
- Event tracking: người dùng truy cập vào trang, nhấn nút chạy video rồi rời khởi chạy website. Google không coi đây là một lần thoát bởi nó nhận được 2 Gif request trong cùng một session (phiên làm việc tải trang).
- Social interactions tracking: người dùng truy cập vào trang, thực hiện một tương tác với mạng xã hội (ví dụ: vào website, đọc bài và nhấp vào nút share) nhưng không tới trang khác.
Các yếu tố tác động tới tỷ lệ bounce rate là gì?
Thực tế không có tiêu chuẩn chung nào để đánh giá bounce rate của một website bao nhiêu là hiệu quả. Bounce rate cao không hẳn là xấu trong mọi trường hợp. Đó là bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bounce rate. Cụ thể như sau:
Mục đích, hành vi của khách hàng
Khách hàng truy cập vào trang của bạn nhằm mục đích gì? Nếu trang web không cung cấp đủ thông tin thoả mãn mục đích tìm kiếm, người dùng sẽ nhanh chóng thoát ra.
Tuy nhiên, đôi khi trang web cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng cách trình bày hoặc giao diện web quá kém cũng gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng, tạo cảm giác khó chịu, khó đọc, khó hiểu.
Loại hình trang
Với các trang blog, người dùng thường vào đọc nội dung nhanh rồi thoát trang. Do đó, các blog thường có tỷ bounce rate tương đối cao.
Với các trang liên hệ, người dùng cũng chỉ cần vào xem thông tin liên hệ rồi thoát ra nhanh chóng. Bounce rate của các trang này cũng thường cao hơn các loại hình trang khác.
Thiết kế trang (UX/UI)
UI và viết tắt của User Interface, có nghĩa là giao diện người dùng. UX viết tắt của User Experience, có nghĩa là trải nghiệm người dùng. UX và UI mang tới cho người dùng cảm nhận về tính thẩm mỹ, chất lượng cũng như độ thân thiện (dễ sử dụng, dễ thao tác) của một trang.
- UX tập trung vào các yếu tố logic:
+ Luồng traffics
+ Hành trình truy cập của người dùng
+ Bố cục trang trên desktop, mobile
+ Cấu trúc trang
- UI chú trọng vào tính thẩm mỹ:
+ Màu sắc, hình ảnh, phong cách trang trí
+ Kiểu thiết kế, giao diện
UX hoặc UI kém đều khiến người dùng cảm thấy trang thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự tin tưởng, khó sử dụng và nhanh chóng thoát ra.
Chất lượng trang đích
Trang đích có hình ảnh mờ, chất lượng kém, thời gian tải lâu, giao diện khó đọc, nội dung không hấp dẫn, đặc biệt là không đáp ứng được mục đích cũng sẽ dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao.
Loại hình content
Nếu nội dung trên trang khó đọc, khiến người dùng cảm thấy không hấp dẫn hoặc cần thời gian để đọc lại, rất có thể người dùng sẽ bookmark (đánh dấu) trang và quay lại vào thời gian khác. Điều này cũng khiến bounce rate của trang cao.
Loại hình kinh doanh
Mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau đòi hỏi website có thiết kế khác nhau, nội dung khác nhau. Do đó bounce rate của website ở mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng khác nhau.
Chất lượng của traffics
Traffics là lượng người dùng đổ về website. Nguồn này có thể đến từ mạng xã hội, đường link gắn trong ứng dụng hoặc tới từ tìm kiếm tự nhiên (organics search).
Nếu website thu hút sai nguồn, có nghĩa là người dùng không phải là những khách hàng mục tiêu cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bounce rate ở mức cao. Tỷ lệ bounce rate của traffics từ mạng xã hội cũng thường cao hơn so với nguồn tìm kiếm tự nhiên.
Xem thêm: Traffic là gì? Cách tăng traffic cho website mà Marketer không thể bỏ qua
Đối tượng người dùng
Những người dùng mới sẽ có tỷ lệ thoát trang nhanh hơn so với những người dùng cũ (người đã biết đến thương hiệu và tin tưởng độ uy tín của bạn).
Để xem tỷ lệ này trên Google Analytics, bạn truy cập theo các bước sau: Google Analytics > Audience > Behavior > New vs. Returning
Loại thiết bị truy cập
Các dạng thiết bị khác nhau: laptop, PC, điện thoại di động, máy tính bảng… cũng có tỷ lệ bounce rate khác nhau.
5 cách giảm tỷ lệ bounce rate là gì?
Như vậy, hẳn bạn đã hiểu Bounce rate là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ này. Nếu nhận thấy trang web đang không hiệu quả, Bounce rate còn cao, làm sao để đưa tỷ lệ này về con số mong muốn? Sau đây là những gợi ý cách giảm bounce rate hiệu quả.
Điều chỉnh thiết kế
Bạn có thể cải thiện chất lượng website bằng một số điều chỉnh để trang trở nên hấp dẫn hơn với khách truy cập như: cải thiện chất lượng hình ảnh, đổi kích thước font chữ, thêm các khoảng cách để văn bản dễ đọc hơn, cải thiện lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang….
Ngoài ra, trang web nên cung cấp một điều hướng rõ ràng, cải thiện mức độ tương tác, đặc biệt khi trang web đang cung cấp nhiều loại sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp.
Cải thiện việc trình bày nội dung
Hãy làm nổi bật nội dung mà bạn cho rằng khách hàng thực sự quan tâm, thoả mãn đúng nhu cầu tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cần giữ cho nội dung trên trang chuyên nghiệp bằng cách cung cấp đủ: tiêu đề, mô tả hình ảnh và thúc đẩy CTR (Click Through Rate – tỷ lệ nhấp chuột).
Hãy đảm bảo nội dung luôn mới, được cập nhật liên tục. Những khách hàng truy cập thường xuyên sẽ có nhiều khả năng tăng tương tác với nội dung mới và tăng mức độ tương tác hơn.
Loại bớt các thông tin gây nhiễu không cần thiết để giảm bounce rate là gì?
Bạn có thể làm cho trang trở nên dễ đọc hơn bằng cách:
- Tạo khoảng trắng ngắt nghỉ.
- Kích thước chữ lớn hơn.
- Chia nhỏ phụ đề.
- Sử dụng các đoạn hoặc câu văn ngắn.
- Làm nội dung trở nên dễ đọc và tập trung.
- Loại bỏ đi những thông tin không liên quan.
- Loại bỏ những hình ảnh gây rối mắt.
Đừng quên CTA
Nếu bạn đã tối ưu nội dung trên trang mà tỷ lệ người thoát trang vẫn cao, rất có thể trang web còn thiếu nút CTA (kêu gọi hành động).
Một lời kêu gọi đặt ở vị trí hợp lý như xem thêm về bài viết liên quan, sản phẩm liên quan, để lại email, đăng ký theo dõi… chắc chắn sẽ giúp khách hàng ở lại trang của bạn lâu hơn.
Xem thêm: CTA là gì? Bỏ túi 4 tips tạo CTA thu hút và hiệu quả hiện nay
Một số lưu ý khác của bounce rate là gì?
Bên cạnh những lời khuyên trên, sau đây là một số điều bạn có thể làm thêm để giúp cải thiện tỷ lệ bounce rate:
- Rà soát lại các trang có tỷ lệ thoát cao nhất
- Phân tích và tìm ra lý do khiến khách hàng thoát trang
- Tối ưu trang cho cả phiên bản di động
- Có thể thử nghiệm test A/B để tìm ra khách hàng thích giải pháp nào hơn
- Sửa đổi thẻ meta thu hút hơn
- Sử dụng các từ khoá có giá trị cao hơn
- Tối ưu SEO cho website để cải thiện tỷ lệ thoát
Lời kết
Trên đây, Việc Làm 24h đã giới thiệu tới bạn bounce rate là gì, cách tính tỷ lệ này cũng như làm sao để trang web có được tỷ lệ bounce rate tốt. Hy vọng những tổng hợp này hữu ích và giúp bạn sở hữu được website hiệu quả hơn.
Xem thêm: Quy tắc 50/20/30: Nguyên tắc phổ biến trong quản lý tài chính hiệu quả, linh hoạt