Burnout syndrome (Hội chứng cháy sạch), hay còn được gọi là burnout (kiệt sức), là tình trạng suy kiệt về tình cảm, thể chất và tinh thần do căng thẳng quá mức và kéo dài. Trong công việc, kiệt sức làm giảm năng lượng và hiệu suất làm việc, khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng, thiếu hài lòng với công việc, hoài nghi và bực bội. Khi gặp stress, bạn vẫn có khả năng đương đầu với áp lực công việc. Nhưng khi gặp burnout, bạn cạn kiệt năng lượng và từ bỏ mọi hy vọng vượt qua những trở ngại của mình. Bạn cảm thấy thất vọng và tuyệt vọng sâu sắc, thậm chí không thể thực hiện những việc nhỏ nhất. Vậy hội chứng burnout? Cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng cháy sạch – burnout
Tính cách
Tính cách mỗi người sẽ quyết định phản ứng của họ với những mong đợi hay áp lực, căng thẳng. Những người thuộc thiên hướng tính cách có trách nhiệm sẽ có khả năng đối mặt burnout cao hơn những người khác.
Công việc
Theo một báo cáo của Gallup vào năm 2018, có 5 nguyên nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng burnout ở người lao động:
- Áp lực thời gian bị hạn chế.
- Thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ từ người quản lý/giám sát.
- Không hiểu rõ về vai trò và công việc đang đảm nhận.
- Không thể quản lý khối lượng công việc.
- Bị đối xử bất công trong công việc.
Lối sống
Ngoài ra, những thói quen xấu và sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân cũng là một trong những lý do phổ biến gây ra burnout.
Sử dụng mạng xã hội thường xuyên và có những so sánh về hình ảnh bản thân của mình với người khác cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giới trẻ hiện tại bị kiệt sức.
Xem thêm: Mẹo xây dựng thói quen kỷ luật bản thân giúp bạn trở nên ưu tú hơn mỗi ngày
5 cách khắc phục hội chứng burnout
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến bạn bị kiệt sức là vì bị choáng ngợp bởi công việc và không đủ thời gian nghỉ ngơi. Vì thế, hãy tận dụng ngày phép của mình, hạn chế làm việc ngoài giờ hoặc mang công việc về nhà để giải quyết. Nếu bạn làm việc tự do, hãy cân nhắc số lượng công việc mà bạn đang nhận, thỏa thuận về deadline với khách hàng nếu bạn cần thêm thời gian.
2. Sắp xếp công việc và quản lý thời gian hiệu quả
Chia nhỏ công việc và quy định rõ ràng các khoảng thời gian giải quyết công việc và nghỉ ngơi. Hãy nghiêm túc tuân thủ thời gian biểu của bản thân, cố gắng gia tăng hiệu suất làm việc trong giờ làm và tránh làm việc vào giờ nghỉ.
Xem thêm: Bật mí từ A – Z bộ kỹ năng quản lý thời gian giúp tối ưu hiệu quả công việc
3. Yêu cầu giúp đỡ khi mắc phải hội chứng burnout
Nếu bạn cảm thấy công việc mình quá tải, hãy nói chuyện với cấp trên hoặc đồng nghiệp và yêu cầu giúp đỡ từ người khác. Bạn không hề đơn độc trong môi trường làm việc và hãy nhớ rằng, làm việc nhóm là hỗ trợ lẫn nhau. Hãy chia nhỏ gánh nặng của mình và tin tưởng vào những người xung quanh.
Xem thêm: Các cấp độ lắng nghe: Khi lắng nghe không chỉ là nhiệm vụ của đôi tai
4. Xác định những giá trị công việc mang lại
Kiệt sức sẽ làm bạn tuyệt vọng về những nỗ lực của mình và hoài nghi về công việc bạn đang làm. Vì thế, hãy xác định lại những giá trị công việc này mang lại cho bạn: tiền bạc, quan hệ, kinh nghiệm, một CV đẹp,…. Khi bạn thấy được những giá trị trong công việc, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để làm việc.
5. Chuyển động nhiều hơn
Việc để bản thân mình chuyển động nhiều hơn về thể lý và tâm trí, như tập thể dục, nghe nhạc, thiền, đi lại,…. cũng là một cách giúp bạn giải phóng các năng lượng dư thừa và tiêu cực của bản thân. Theo Mayo Clinic, bạn có thể tập trung tốt hơn, giảm căng thẳng cũng như các rối loạn khí sắc khi vận động nhiều hơn.
Kiệt sức tại nơi làm việc là một vấn đề không hề mới và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta luôn có cách để quản lý và cải thiện chúng, giúp cho trạng thái làm việc ngày càng tốt hơn.
Xem thêm: Bí kíp xua tan cơn mệt mỏi vào buổi chiều dành cho dân văn phòng